Ngọc Hoàng

Ngọc Hoàng là vị vua của Thiên đình, cai quản toàn bộ bầu trời, mặt đất, biển cả, và cõi âm phủ. Ngọc Hoàng đứng đầu tất cả các thần, tiên,Thánh,Nhơn có quyền lực tối cao với các quyền năng tự nhiên như mây mưa sấm chớp, nước lửa… Ngọc Hoàng có quyền ra lệnh cho các vị thần thực hiện các ý định của mình, thường là những điều tốt đẹp. Ngọc Hoàng cũng là người xét phong cho các vị thần, hoặc xét phạt các thần tiên và thánh nhân.

Từ thượng cổ, người Trung Quốc đã tôn thờ một vị vua trên trời, gọi là Ngọc Hoàng. Tuy nhiên từ đời Thương thì Ngọc Hoàng đã hoàn toàn chỉ là một vị vua cai quản cõi tiên giới, không có quyền năng sáng thế. Vị Vua trời này được cho là sống tại một cung điện tại chính giữa bầu trời, tại Thiên Cực Bắc. Đến các triều đại về sau, vị thần này được gọi dưới nhiều danh hiệu khác nhau:

Ngọc Hoàng được cho là ở và làm việc tại một cung điện trên trời gọi là Kim Khuyết Vân cung Linh Tiêu bảo điện (gọi tắt là điện Linh Tiêu), nơi có rất nhiều tiên nữ hầu hạ, và các thiên tướng, thiên binh canh gác.

Có nhiều thuyết về gia đình của Ngọc Hoàng, không thống nhất. Có truyền thuyết nói vợ của Ngọc Hoàng có hiệu là Thiên Hậu (không phải bà Thiên Hậu Thánh mẫu), có chín con trai. Có thuyết nói em gái Ngọc Hoàng sinh ra Nhị Lang. Có thuyết đồng nhất Ngọc Hoàng là Đông Vương Công, vợ là Tây Vương Mẫu, sinh bảy con gái.

READ:  Lý Nhân Tông là ai?

Truyền thuyết dân gian Trung Quốc: Có truyền thuyết cho rằng Ngọc Hoàng Thượng đế là Đông Vương Công, hay còn gọi là Mộc Công, có vợ là Tây Vương Mẫu. Có truyền thuyết lại cho rằng Ngọc Hoàng Thượng đế vốn người trần, tên là Trương Hữu Nhân, là trang chủ thôn Trương Gia Loan. Vì tính hay nhường nhịn, ông được gọi là Trương Bách Nhẫn; do hay giúp đỡ, ông được gọi là Đại Quý Nhân.

Trương Hữu Nhân có một vợ họ Vương, và bảy cô con gái: Đại Thư, Nhị Thư, Tam Thư, Tứ Thư, Ngũ Thư, Lục Thư và Trương Thất Nữ

Truyền thuyết chịu ảnh hưởng Phật giáo: Theo thuyết này thì Ngọc Hoàng đã tu một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm (129 600 năm)mới lên được ngôi vị Ngọc Hoàng.

Ngọc Hoàng và Vương mẫu có duy nhất một người con gái được gọi là công chúa. Bảy nàng tiên theo truyền thuyết là con Ngọc Hoàng, thực chất chỉ là bảy tiên nữ theo hầu hạ Vương mẫu.

Theo đạo Cao Đài: Ngọc Hoàng Thượng đế còn được gọi với nhiều danh từ khác nhau: Chúa Trời, Ông trời, Đại Từ Phụ, Đấng Tạo Hóa, Đức Chí Tôn…là đấng tạo hóa sáng lập ra càn khôn vũ trụ và vạn vật, là nguồn cội của các tôn giáo, là đấng tối cao toàn năng, làm chủ cả thần, thánh, tiên, phật.

READ:  Giải thích tại sao kim cương lại rắn và cứng đến như vậy?

Trong Tây Du Kí: Trong tiểu thuyết Tây du ký, Ngọc Hoàng được mô tả như một vị vua không có tài năng, không có chính kiến, chỉ biết trông chờ sự giúp đỡ của các thần tiên khác. Chính vì vậy mà nhân vật Tôn Ngộ Không đòi phế bỏ Ngọc Hoàng để mình lên thay.

Trong truyện dân gian Việt Nam: Truyện dân gian Việt Nam kể con cóc lên cầu Ngọc Hoàng làm mưa. Ngọc Hoàng nhận lời rằng mỗi khi cóc gọi làm mưa xuống trần gian.

Dân gian Việt nam cũng có bài thơ:

Ngồi buồn đốt một đống rơm
Khói lên nghi ngút chẳng thơm chút nào
Khói bay đến tận thiên tào
Ngọc Hoàng phán hỏi: Đứa nào đốt rơm ?

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam: Trong đạo Mẫu của Việt Nam, Ngọc Hoàng được gọi là Vua cha Ngọc Hoàng, là cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là đấng thần chủ tối cao, tuy nhiên lại không được thờ cúng nhiều.