Bài 1 – Lịch sử 6 – Sơ lược về môn lịch sử

Trong bài học Sơ lược về môn lịch sử lớp 6 này các bạn sẽ tìm hiểu các nội dung: Lịch sử là gì, Học lịch sử để làm gì, và Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử.

[toc]

1. LỊCH SỬ LÀ GÌ ?

Mọi sự vật xung quanh chúng ta đều: sinh ra lớn lên và thay đổi nghĩa là đều có quá khứ. Để hiểu được quá khứ đó thì trí nhớ của con người là chưa đủ mà cần đến một khoa học – KHOA HỌC LỊCH SỬ.

Như vậy, sẽ có rất nhiều loại lịch sử: Lịch sử của động vật, của thực vật, nhhưng vấn đề chúng ta nghiên cứu sẽ là Lịch sử loại người, vậy: Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ từ khi xuất hiện đến ngày nay.

 

2. HỌC LỊCH SỬ ĐỂ LÀM GÌ ?

  • Để hiểu cội nguồn dân tộc: Học lịch sử giúp ta hiểu biết được cội nguồn của dân tộc, biết được công lao sự hi sinh to lớn của tổ tiên trong quá trình dựng nước và giữ nước.
  • Biết quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta: Nhờ có học lịch sử mà chúng ta thêm quý trọng và giữ gìn những gì tổ tiên ta để lại, ta có thêm kinh nghiệm để XD hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn.
  • Rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai: Nhờ có hiểu biết lịch sử chúng ta có thể hình dung và kinh nghiệm các bài học để áp dụng cho thực tế và hiện tại, cũng như dự báo những kết quả vào tương lai.
READ:  Lịch sử 6 - Bài 13 - Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

3. DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ DỰNG LẠI LỊCH SỬ ?

  • Tư liệu truyền miệng: là những câu chuyện, lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác
  • Tư liệu hiện vật: là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất
  • Tư liệu chữ viết: là những bản ghi, sách vở chép tay hay in, khắc bằng chữ viết.

Nguồn tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.

Dưới đây là một số tư liệu hiện vật và chữ viết giúp chúng ta hiểu biết lịch sử:

Hình Rìu tay đá cụ núi Đọ
Hình Rìu đá Bắc Sơn
Văn bia tiến sĩ tại Quốc Tử Giám

Cụm bia bằng đá ghi họ tên, quê quán những người đỗ tiến sĩ theo từng khoa thi thời Lê, dựng tại Văn Miếu (Hà Nội). BTS dựng từ năm 1484 theo lệnh của vua Lê Thánh Tông bắt đầu từ khoa thi năm 1442. Tại Văn Miếu, hiện còn 82 bia, khắc tên 1.304 tiến sĩ (theo Trần Văn Giáp). Bia cao trung bình khoảng 1,5 m, rộng 1 m, đặt trên lưng rùa bằng đá. Mỗi bia đều có bài văn do một vị đại khoa danh tiếng soạn thảo kể lại khoa thi năm ấy, công lao của nhà vua và liệt kê danh sách các vị tiến sĩ. Bia cuối cùng là khoa thi 1779, dựng năm 1780. Vào thời Nguyễn, Minh Mạng (1820 – 40) cũng cho dựng BTS ở Văn Miếu Huế. Tất cả có 32 bia. Bia đầu tiên dựng 1822, bia cuối cùng dựng 1919. BTS thời Nguyễn không có minh văn, chỉ có danh sách các tiến sĩ từng khoa.

Tượng người và thú tại Lam Kinh
Hầm Đờ các – Trong chiến thắng điện biên phủ (1954)
Cổng Dinh độc lập bị xe tăng 390 húc đổ ngày 30/4/1975
Văn bản luật qua các thời kỳ