Các nguyên tắc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật – PLĐC

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hoạt động quản lý quan trọng của các cơ quan Nhà nước. Để đảm bảo cho hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện đúng đắn ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải dựa trên những nguyên tắc chỉ đạo thống nhất.

Trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có những nguyên tắc cụ thể sau:

– Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp với Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. Đây là nguyên tắc cao nhất phải tuân thủ khi ban hành các quy phạm pháp luật.

READ:  Trình bày khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự và trình tự thủ tục giải quyết vụ án dân sự

Để đảm bảo tham gia ý kiến rộng rãi trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Căn cứ vào tính chất và nội dung quy định trong dự án, dự thảo, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền dự án phải tạo điều kiện để mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khá, tổ chức kinh tế, cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

– Đảm bảo cụ thể, dễ hiểu của văn bản quy phạm pháp luật. Nguyên tắc này đảm bảo cho các văn bản quy phạm pháp luật dễ đi vào thực tế đời sống xã hội, có hiệu lực và thi hành ngay. Tránh tình trạng chung chung, câu chữ khó hiểu và quy định không mang tính cụ thể.

– Bảo đảm tính ổn định của văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội vốn đa dạng, phong phú nhưng phải dự đoán được xu hướng phát triển của các quan hệ đó trong một thời kỳ phát triển nhất của một đất nước. Đồng thời những quy phạm pháp luật khi đã ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phải được ổn định trong thời gian nhất định. Hạn chế việc vừa mới ban hành đã chỉnh sửa, gây khó khăn cho việc áp dụng các văn bản đó trong thực tiễn, hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và của công dân.