Các phương pháp phân tích phát triển kinh tế xã hội?

Trong phân tích kinh tế – xã hội thường sử dụng 4 phương pháp cơ bản sau:

1/ Phương pháp chi tiết hoá:

Theo phương pháp này, việc phân tích được chi tiết theo các tiêu chí riêng như sau:

a/ Chi tiết hoá theo thời gian: đối tượng phân tích được xem xét trong một khoảng thời gian và theo những địa điểm được sắp xếp theo qui luật nhất định. VD tổngGDP quốc gia trong thời gian liên tục 10 năm từ 1991-2000

-Phương pháp này cho phép tìm ra xu hướng vận động và tính quy luật trong quá trình phát triển của đối tượng phân tích.

b/ Chi tiết theo địa điểm: Phát triển kinh tế – xã hội luôn diễn ra trên một địa bàn lãnh thổ nhất định (trên 1 đơn vị hành chính vùng quốc gia, khu vực với những yếu tố tác động khác nhau

-Theo tiêu chí này cho phép tìm ra những nơi tiên tiến lạc hậu, những nơi thuận lợi, khó khăn, nhằm xác định các trọng tâm, trọng điểm trong đầu tư hoạch định các chính sách và trong chỉ đạo điều hành. VD Khảo sát tình hình thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo thu hút FDI…..

c/ Chi tiết hoá theo bộ phận cấu thành:

-Phương pháp này chia hiện tượng, quá trình kinh tế – xã hội ra thành nhiều bộ phận cấu thành, nhằm đánh giá một cách sâu sắc mối quan hệ tương tác để tìm ra khâu, bộ phận, yếu tố then chốt, hạt nhân.

Chẳng hạn: Phân tích tăng trưởng kinh tế thông qua việc phân tích chi tiết các chỉ tiêu GDP, GNI, tổng thu ngân sách….trong mối quan hệ với các yếu tố về vốn đầu tư, nguồn nhân lực, khoa học – công nghệ, môi trường pháp lý….

-Quan trọng nhất của phương pháp này là tìm, chọn tiêu thức để chi tiết hoá, có thể là:

+ Chi tiết hoá theo những nhân tố cấu thành hiện tượng, quá trình kinh tế – xã hội;

+ Chi tiết hoá theo các nhân tố tác động;

+ Chi tiết hoá theo khu vực, lĩnh vực, ngành, nghề

2/ Phương pháo so sánh:

-So sánh là vệic đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

-Biểu hiện bằng số: Số lần %

-Phương pháp so sánh gồm các dạng:

+ So sánh các nhiệm vụ kế hoạch

+ So sánh qua các giai đoạn khác nhau

+ So sánh các đối tượng tương tự: Đánh giá mức độ chênh lệch giữa 2 bộ phận trong 1 hệ thống, hoặc giữa 2 yếu tố cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện không gian.

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến

READ:  Những thành công, hạn chế và giải pháp của VN trong việc thu hút FDI từ Hoa Kỳ và giải pháp khắc phục?

3/ Phương pháp liên hệ:

-Mục đích của phương pháp: Tim ra các yếu tố và xác định đúng đắn mối quan hệ của chúng đến quá trình vận động của hiện tượng quá trình kinh tế – xã hội.

-Các phương pháp liên hệ:

3.1-Liên hệ cân đối:

-Về ý nghĩa : Phương pháp này nhằm mô tả, phân tích các hiện tượng, quá trình kinh tế – xã hội, khi giữa chúng tồn tại hoặc cần phải có các mối quan hệ cân bằng, đảm bảo.

-Các liên hệ cân đối: Có 2 dạng liên hệ cân đối cơ bản:

+Liên hệ căn bằng: theo dạng công thức: A = B.

Ví dụ: Đáp ứng nhu cầu vốn hoặc lao động (A) cho một ch/ trình sản xuất (B)

+ Liên hệ bảo đảm: Có thể mô tả phương pháp qua đẳng thức sau:

Q > hoặc bằng Q

Ví dụ: Nhu cầu về nguyên liệu với nguồn đáp ứng.

3.2- Liên hệ thụân và ngược chiều:

Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội luôn có những yếu tố tác động, tác động thuận chiều và ngược chiều có tiến trình đạt tới mục tiêu.

Vấn đề đặt ra là qua phân tích để đề ra các giải pháp hạn chế tối đa các tác động ngược chiều, đảm bảo thực hiện mục tiêu một cách có hiệu quả nhất (theo nguyên tắc tổng hợp các xec tơ).

Ví dụ: Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu: Tổng GDP/ người với các chỉ tiêu tổng GDP và dân số của một quốc gia được biểu hiện qua công thức:

GDPTÍNH THEO ĐẦU NGƯỜi = Tổng GDP

Tổng dân số

Trong đó: +Mối quan hệ giữa tổng GDP và GDP/người là mối liên hệ thuận chiều

+Mối quan hệ giữa tổng dân số với GDP/người là mối q hệ ngược chiều

3.3- Liên hệ tương quan:

-Về ý nghĩa phân tích đối với các yếu tố có mối liên hệ tác động qua lại song không có sự phụ thuộc hoàn toàn, hoặc chặt chẽ với nhau.

Ví dụ: Mối liên hệ giữa vốn, lao động, công nghệ và GDP.

– Yêu cầu của phương pháp:

+Nắm vững bản chất, tính quy luật của các đối tượng phân tích.

+ Các hiện tượng kinh tế – xã hội được nghiên cứu phân tích phải cu2g trong một thời gian, không gian nhất định.

– Công thức tính:

Hệ số tương quan =

Trong đ ó: X1 và Y 1 là những chỉ tiêu phân tích

n – Là số lượng số liệu dùng phân tích

i = 1, 2, 3,….n

Áp dụng công thức trên, nếu kết quả hệ số tương quan mang dấu ( +) là mối liên hệ thuận chiều, ngược lại nếu mang dấu (-) là mối quan hệ ngước chiều.

READ:  Khái niệm và các bộ phần cấu thành chính sách kinh tế đối ngoại

4- Phương phap loại trừ:

-Về ý nghĩa: Phương pháp loại trừ cho phép xác định chính xác mức độ ảnh hưởng các nhân tố quan trọng, chủ yếu nhất, co tác động lớm hơm so với các yếu tố khác.

– Một số phương pháp được sử dụng:

1-Phương pháp chỉ số

2-Phương pháp thay thế liên hoàn

3-Phương pháp vi phân, phân tích.

Trong đó, phương pháp thường được sử dụng là phương pháp thay thế liên hoàn (thay thế số liệu gốc, bằng lần lượt các số liệu thực tế, dự báo của đối tượng phân tích theo đúng logic)

Phương pháp thay thế liên hoàn dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cá biệt đối với cả hệ thống, với giả thiết những nhân tố khác không thay đổi.

– Yêu cầu thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:

+Phải xác định chính xác trình tự thay thế các nhân tố ảnh hưởng,

+ Về trình tự thay thế, thường áp dụng như sau:

* Nhân tố số lượng thay trước, nhân tố chất lượng thay sau,

* Nhân tố khối lượng thay trước, nhân tố trọng lượng thay sau.

* Nhân tố ban đầu thay trước, nhân tố thứ phát thay sau.

– Các dạng cơ bản của phương pháp thay thế liên hoàn

+ Dạng mức chệnh lệch tương đối:

Trong đó:

T – Tỷ số so sánh giữa hai mức độ

X Là mức độ đứng liền ngay sau X

Chẳng hạn, so sánh các chỉ tiêu kinh tế – xã hội của các năm 1995,1996,1997,1998,1999 và 2000. Ta lần lượt tính các Ti bằng cách lấy 1996:1995; 1997:1996; 1998 : 1997; 1999 : 1998; 2000 : 1999.

+ Dạng mức chênh lệch tuyệt đối: có thể hình dung dạng chung về hệ thống tính toán theo phương pháp thay thế liên hoàn như sau:

Giá trị gốc: (Y0: Là giá trị mốc phân tích)

Giá trị thay thế:

Giá trị thay thế:

Giá trị thay thế:

Giá trị thay thế:

* Mức chênh lệch tuyệt đối chung của chỉ tiêu tổng hợp được xác định theo công thức :

* Mức chênh lệch chung của chỉ tiêu tổng hợp được phân tích theo nhân tố.

Do sự thay đổi của nhân tố a:

Do sự thay đổi của nhân tố b: