Các tiêu chuẩn lựa chọn chiến lược

lựa chọn chiến lược kinh doanh đã xd

1. yêu cầu đặt ra:

-mục tiêu bao trùm và rõ ràng

-chiến lược phải đảm bảo tính nhất quán và khả thi

-bảo đảm tính hiệu quả lâu dài của qtrinh kinh doanh.

-bảo đảm tính liên tục và kế thừa

-bảo đảm thực hiện mục tiêu ưu tiên

2. trình tự lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp

*B1: nhận diện chiến lược hiện tại

Việc nhận biết chiến lược hiện tại giúp cho doanh nghiệp có thể lựa chọn các chiến lược mới và củng cố chiến lược hiện tại, giúp doanh nghiệp nhận biết mình đang ở đâu và đang theo đuổi chiến lược nào.

Yêu cầu: phải làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của chiến lược, làm rõ cơ sở xd các giải pháp. Có thể đánh giá dựa vào một số tiêu chí sau:

+các mục tiêu cấp doanh nghiệp và các cấp cơ sở, trực thuộc.

+phân bổ nguồn lực

+những cơ hội hiện tại doanh nghiệp đang theo đuổi

+chiến lược sp của doanh nghiệp

+…

*b2: phân tích danh mục vốn đầu tư:

-chọn cấp quản trị để phân tích: nhìn chung dntm thường có các cấp độ: sp, ngành hàng, các phân đoạn thị trường, các đơn vị kinh doanh chiến lược, các bộ phận kinh doanh, tương ứng có 5 bậc trong doanh nghiệp vốn đầu tư.

-xác định đơn vị phân tích:việc lựa chọn các đơn vị phân tích để tiếp tục phân tích và định vị trong ma trận vốn đầu tư của doanh nghiệp giúp cho các nhà lãnh đạo có thể rút ta được các kết luận.

-chọn phương chiều của ma trận danh mục vốn đầu tư:
Các chiều của ma trận là cơ sở và định hướng cho việc thu thập các số liệu và phân tích tiếp theo.

-thu thập và phân tích số liệu:cần chú ý:

READ:  Văn hay lớp 3 - Kể và tả về một người hàng xóm của gia đình em

+mức độ hấp dẫn của hị trường:xác định các mặt tích cực, hạn chế, các rủi ro vốn có của ngành hàng, mặt hàng kinh doanh.

+vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp: đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp trong một mặt hàng, một lĩnh vực kinh doanh cụ thể.

+các cơ hội và nguy cơ:có thể nhận thấy thông qua phân tích, đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trường.

+nguồn lực của doanh nghiệp: có thể đánh giá một cách cụ thể các nguồn lực, khả năng trình độ có thể làm thay đổi vị thế canh tranh của doanh nghiệp.

-thiết lập và phân tích ma trận danh mục vốn đầu tư:

Điều đầu tiên là các nhà quản trị cần tập trung vào xác định vị trí của mỗi doanh nghiệp trên ma trận. sau đó cần phải có các dự báo về tương lai hay kì vọng của các vị trí đó trên ma trận.doanh nghiệp có thể phân tích sự khác biệt giữa vốn đầu tư hiện tại và vị trí dự báo để từ đó xác định hiệu suất của vốn đầu tư, có hiệu quả và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp hay không?

Cần tiến hành theo 3 bước:

+b1: so sánh mức độ hấp dẫn của từng đơn vị trong thời gian trước mắt và lâu dài.

+b2: đánh giá sự cân đối tổng thể của các danh mục vốn đầu tư theo dự báo. Cần phải trả lời: có bao hàm đầy đủ các đơn vị trong thị trường hấp dẫn không?, có tạo ra lợi nhuận và nguồn tiền tương xứng không?, có điểm yếu quá mức trước tình hình kt không thuận lợ không?,…

+b3: dựa trên kết quả phân tích, nhà quản trị so sánh triển vọng hiệu quả của toàn bộ danh mục vốn đầu tư với các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
-xác lập danh mục vốn đầu tư thích hợp: nhằm tạo ra hiệu quả mong muốn thông qua việc thực hiện các mục tiêu chiến lược.

READ:  Tài liệu Câu hỏi và Đề thi Chính sách kinh tế đối ngoại

*b3: lựa chọn chiến lược:

chiến lược thích nghi có thể biểu hiện ở các p/a khác nhau:

-bổ sung thêm các đơn vị kinh doanh mới, loại bỏ đơn vị kinh doanh kém hiệu quả, sửa đổ chiến lược kinh doanh của một hoặc một số đơn vị kinh doanh, điều chỉnh mục tiêu kinh doanh, giữ nguyên hiện trạng, trước đó cần phải xem xét cân nhắc các yếu tố sau :sức mạnh của nghành và doanh nghiệp ,mục tiêu,nguồn tài chính,trình độ chuyên môn của cán bộ ,mức độ lệ thuộc vào bên ngoài ,phản ứng thái độ của người điều hành,vấn đề thời điểm cửa sổ chiến lược.

* Bước 4 :Đánh giá chiến lược đã lựa chọn :khẳng định lại quyết định đã lựa chọn ,rà soát lại các yếu tố ,điều kiện đảm bảo cho chiến lược có tính khả thi

– chiến lược đề ra có phù hợp với môi trường kinh doanh không

– chiến lược có phù hợp với quan điểm đường lối lãnh đạo không

– có phù hợp với nguồn tài chính ,vật chất và nguồn nhân lực của doanh nghiệp

– có chấp nhận các rủi ro khi theo đuổi chiến lược đề ra không

– có phù hợp với chu kì sống của sản phẩm và tiềm năng thị trường không

– chiến lược có thể được thực hiện một cách hiệu quả không

– có những kiến giải quan trọng nào khác không