Các yếu tố cấu thành hệ thống chính sách xã hội?

Hệ thống chính sách xã hội là tập hợp các chính sách trong lĩnh vực xã hội, hướng vào giải quyết những vấn đề xã hội, đảm bảo cho phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia ổn định, bền vững. Hệ thống các chính sách xã hội bao gồm các nhóm chính sách chủ yếu sau đây:

Nhóm chính sách tác động vào quá trình phát triển con người

– Chính sách dân số: Nhằm tạo ra một quy mô dân số, cơ cấu hợp lý giữa các vùng.

– Chính sách giáo dục, đào tạo: Nhằm thực hiện các giải pháp hướng vào phát triển con người toàn diện, nâng cao nhân dân trí, phát triển nguồn lực cho quốc gia, dân tộc.

– Chính sách việc làm: Nhằm thực hiện các giải phát tạo môi trường, cơ hội giải quyết việc làm, thu nhập, nâng cao mức sống của người lao động và dân cư.

– Chính sách văn hóa thể thao; Nhàm thực hiện các giải pháp thỏa mãn nhu cần văn hóa, nghệ thuật, thể thao ( nhu cầu tình thần )

– Chính sách an toàn vệ sinh lao động: Thực hiện các giải pháp và kỹ thuật hướng vào bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con người dưới tác động của môi trường lao động.

– Chính sách về môi trường: Nhằm thực hiện các giải pháp, kỹ năng giữ gìn môi trường sống trong sạch, lành mạnh để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của các cộng đồng dân cư.

– Chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân: Nhằm thực hiện các giải pháp về phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân.

Nhóm các chính sách xã hội trong lĩnh vực phân phối

Bao gồm các chính sách liên quan đến phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp và nền kinh tế, bảo đảm lợi ích vật chất hài hòa giữa những người lao động, tậng lớp dân cư và cộng đồng xã hội, bao gồm các chính sách như:

READ:  Trình bày Các loại phân tích và dự báo kinh tế xã hội?

– Chính sách tiền lương: Nhằm đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, kết hợp các giá trị truyền thống trong trả công lao động, đảm bảo mức lương tối thiếu đủ cho lao động giản đơn đủ tái sản xuất sức lao động, tiền lương mang tính cạnh tranh trên thị trường lao động, điều tiết thu nhập thông qua chính sách thuế thu nhập hợp lý.

– Chính sách phúc lợi xã hội: Hướng vào thực hiện các giải pháp đảm bảo phần bổ sung, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động và dân cư.

– Chính sách bảo hiểm xã hội: Nhằm thực hiện các giải pháp quản lý rủi ro xã hội, bao gồm nhiều lĩnh vực như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm kinh doanh, bảo hiểm y tế………..

– Chính sách trợ giúp đặc biệt: Nhằm thực hiện các giải pháp ưu đãi người có công với cách mạng để họ có cuộc sống đầy đủ về vật chất, vui vẻ về tinh thần, thực hiện trách nhiệm, đạo lý, truyền thống của dân tộc.

– Chính sách trợ giúp xã hội: Gồm các chính sách trợ cấp về vật chất, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tạo cơ hội sống cho các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội.

Nhóm các chính sách tác động vào cơ cấu xã hội

Bao gồm các chính sách điều chỉnh lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội: công nhân, nhân dân, trí thức, doanh nhân, tiểu thương, tiểu chủ… các điều chỉnh lợi ích này phải đảm bao cho thúc đẩy xã hội phát triển tiến bộ, củng cố sự hài hòa giữa các giai cấp, tầng lớp theo mục tiêu dân giàu nước mạnh, quan tâm đến các nhóm xã hội trong từng tầng lớp xã hội, bao gồm cả chính sách đối với các nhóm xã hội đặc thù và bao gồm các chính sách như:

READ:  Bộ câu hỏi trắc nghiệm Bảo hiểm doanh nghiệp

– Chính sách đối với các nhóm xã hội: Công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, tiểu chủ. Các chính sách này nhằm tác động vào sự phát triển, đảm bảo hài hòa quyền lợi giữa các tầng lớp xã hội và sự hài hòa, ổn định xã hội.

– Chính sách với các nhóm xã hội đặc thù, hướng vào các giải pháp đảm bảo cho sự phát triển bình đẳng, công bằng xã hội đối với các nhóm xã hội nhất định, bao gồm các chính sách như: Chính sách đối với thanh niên, trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ, đồng vào dân tộc thiểu số, người khuyết tật. Chính sách tôn giáo, chính sách với người Việt Nam định cư ở nước ngoài……

Nhóm chính sách tác động đến hiện tượng tiêu cực và tội phạm xã hội

Các chính sách này nhằm và các giải pháp phòng và chống tệ nạn xã hội và tội phạm trong xã hội nhằm đảm bảo cho xã hội phát triển lành mạnh bao gồm chính sách như: Chính sách phòng, chống tệ nạn xã hội ( mại dâm, ma túy, cờ bạc, mê tín dị đoan…) Chính sách phòng chống tội phạm.