Câu 119: Luật Quốc Tế về bảo vệ nạn nhân chiến tranh

Luật quốc tế đề cập tới 4 vấn đề liên quan tới bảo hộ nạn nhân chiến tranh đó là:

– Những nguyên tắc chung cho bốn Công Ước Geneva năm 1949 và các NĐ thư bổ sung năm 1977.

+ Cấm các hành động trả thù đối với người bị thương, bị ốm và người bị đắm tàu, nhân viên và cơ sở y tế, hạng mục dân sư, tù binh chiến tranh, thường dân, tài sản dân dụng, giá trị văn hóa…

– Quy chế bảo hộ đối với những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu trong các lực lượng vũ trang

+ Những người bị thương, ốm và bị đắm ràu phải được tôn trọng và bảo hộ trong mọi hoàn cảnh. Họ phải được đối xử và tiếp nhận nhân đạo, được chăm sóc y tế theo tình trạng sức khỏe

+ Nếu bắt người bị thương, ốm hay đắm tàu là thành viên của lực lượng vũ trang đối địch là tù binh, phải chăm sóc những người này như chính bệnh binh của mình.

– Quy chế tù binh chiến tranh

+ Luật quốc tế đảm bảo cho tù binh chiến tranh có quyền được đối xử nhân đạo trong mọi hoàn cảnh, được tôn trọng về thân thể và danh dự.

READ:  Câu 37. Khái niệm và so sánh giữa phê chuẩn và phê duyệt điều ước quốc tế

+ Các tù binh chiến tranh được đặt dưới sự bảo hộ của pháp luật hiện hành áp dụng cho các lực lượng vũ trang của bên tham chiến đang giữ tù binh, bên này được gọi là quốc gia bảo hộ.

+ Với những người tham gia vào xung đột nhưng lại k được hưởng quy chế tù binh chiến tranh, ngoài những quy định của Công ước IV, họ được hưởng những đảm bảo cơ bản liên quan tới tôn trọng thân thể và phẩm giá

+ Qg giam giữ phải cung cấp không mất tiền cho tù binh chiến tranh lượng thực, quần áo đủ vệ sinh, điều kiện nhà ở và đợc chăm sóc y tế như đối với quân mình.

+ Trương hợp tù bình chiến tranh ốm nặng hay bị thương nặng sẽ được trao trả trực tiếp và sau khi hồi hương, họ không thể tham gia vào quân đội trở lại.

– Vấn đề bảo hộ thường dân khỏi những hậu quả của xung đột vũ trang.

+ Những người không thuộc các lực lượng vũ trang đều phải được coi là thường dân.

+ Khi tấn công, mọi biện pháp phòng ngừa phải được tiến hành để tránh hay giảm tới mức tối thiểu những tổn thất và thiệt hại có thể ngẫu nhiên xảy ra.

READ:  Câu 112: Những biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế

+ Luật cũng cấm gây ra nạn đói cho thường dân của bên đối địch, cấm phá hủy các tài sản cần thiết cho sự sống còn của họ hay gây ra những tổn thất to lớn, lâu dài và nghiêm trọng cho môi trường.

– Bảo hộ thường dân trong thời chiến theo Công Ước Geneva IV và các Nghị định thư bổ sung.

+ Những thường dân trong nước thù địch và nhân dân trong vùng đất bị chiếm đóng vẫn được hưởng các quyền chung theo quy định của Luật quốc tế nhân đạo.

+ Những phụ nữ phải được đặc biệt bảo vệ về danh dự, nhất là chống lại việc hiếp dâm hay bất cứ hành động xúc phạm ô nhục nào.