Chiến lược tạo vốn là gì? Nêu các loại chiến lược tạo vốn?

1. KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC TẠO VỐN:

Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào khả năng huy động và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đối với các nước đang phát triển, tạo vốn để thực hiện CNH, HĐH nền kinh tế là vấn đề có tính chiến lược.

Khái niệm: Chiến lược tạo vốn là tổng thể các kế sách lớn và lâu dài nhằm giải quyết nhu cầu về vốn cho phát triển.

Nội dung cơ bản của chiến lược tạo vốn là:

  • Xác định nhu cầu vốn đầu tư cho một giai đoạn tăng trưởng và phát triển về kinh tế-xã hội.
  • Các chính sách, giải pháp để tạo được lượng vốn theo như mục tiêu đặt ra.

2. MỘT SỐ LOẠI CHIẾN LƯỢC TẠO VỐN:

Thực tế yêu cầu ở nước ta hiện nay, đòi hỏi đầu tư cho cơ sở hạ tầng và cho phát triển là rất lớn vì quá trình CNH, HĐH đang đi vào giai đoạn quyết định. Một loại các chương trình, công trình trọng điểm quốc gia đang cần vốn đầu tư, điều đó đặt ra cho Chính phủ phải thực hiện các chiến lược tạo vốn một cách có hiệu quả. Cụ thể:

1- Huy động vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước: Ở nước ta, nguồn vốn này bao gồm: khoản thu nội địa; từ thuế nhập khẩu; từ xuất khẩu dầu thô và từ viện trợ không hoàn lại (chiếm khoảng 1% tổng thu ngân sách).

READ:  Phân tích mô hình và nội dung chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế của Nhật Bản?

2- Huy động vốn đầu tư từ nguồn tín dụng Nhà nước: Với chiến lược này cần lưu ý rằng, cơ chế cấp phát tín dụng hiện nay từ các ngân hàng thương mại quốc doanh thực chất là những khoản cho vay ưu đãi dành cho các doanh nghiệp nhà nước. Đây chính là những khoản bao cấp thay vì các biện pháp buộc doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Do vậy cần có cơ chế thẩm định, giám sát chặt chẽ.

3- Vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp nhà nước: Vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước được lấy từ các khoản khấu hao máy móc thiết bị quay vòng để tái đầu tư, lợi nhuận để lại và các khoản vay tín dụng. Chính vì vậy, yếu tố quyết định khả năng đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

4- Huy động vốn đầu tư phát triển của khu vực tư nhân: Cần tích cực huy động nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân thông qua một số tác động sau:

  • Hoàn thiện và thực hiện tốt Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp thống nhất, coi đây là yếu tố mang tính đột phá và tích cực nhất.
  • Có cơ chế thu hút lượng kiều hối chuyển về nước (hiện lên tới trên 3 tỉ USD mỗi năm);
  • Duy trì lãi suất phù hợp nhằm kích thích phát triển nhiều loại hình dịch vụ cung cấp tín dụng ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại dân doanh. Đây là kênh cấp vốn cói hiệu quả cho các dự án đầu tư của khu vực tư nhân.
READ:  Những thành công và hạn chế của Việt Nam khi xuất khẩu hh sang thị trường EU

5- Thu hút vốn FDI và FPI: Gắn với việc cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam, nhất là thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư cho phù hợp với các đòi hỏi của WTO, cải cách hành chính, phát triển thị trường nội địa…