Ghi nhận ban đầu, ghi nhận sau ban đầu và dừng ghi nhận nợ phải trả tài chính

IAS 39 yêu cầu ghi nhận nợ phải trả tài chính khi và chỉ khi doanh nghiệp trở thành một bên trong hợp đồng về các công cụ tài chính.

Nợ phải trả TC gồm 2 loại:

  • Nợ phải trả TC ghi nhận theo GTHL thông qua lãi lỗ ( nợ phải trả tài chính để kinh doanh; Công cụ tài chính phái sinh; nợ phải trả tài chính được DN xếp vào nhóm ghi nhận theo GTHL; PTNB, PT nội bộ, phải trả khác, vay nợ,… bằng ngoại tệ)
  • Nợ phải trả tài chính khác ( Các khoản nợ phải trả tài chính không thuộc nhóm nói trên như PTNB, PT khác, vay nợ, nhận ký quỹ ký cược… bằng VNĐ)

1. Ghi nhận ban đầu:

– Đối với nợ phải trả tài chính ghi theo GTHL: được ghi nhận ban đầu theo GTHL

Giá trị hợp lý là mức giá mà một tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong một giao dịch ngang giá. Giá trị hợp lý là mức giá được xác định trên cơ sở mức giá trị thường hoặc được xác định từ các tham số của thị trường.

Ghi nhận : Nợ TK Tiền

Có TK nợ phải trả tài chính

-Đối với nợ phải trả tài chính khác: ghi nhận ban đầu theo giá phát hành/ giá hợp đồng ( giá gôc)

Thông thường: Nợ TK Tiền

Có TK nợ phải trả tài chính

Tuy nhiên đối với công cụ nợ PT TC hỗn hợp ( ví dụ như trái phiếu chuyển đổi) thì giá trị ghi sổ ban đầu được phân bổ cho thành phần nợ PT và VCSH.Phần VCSH thường xác định là GTCL của Công cụ tài chính sau khi trừ đi

GTHL của phần nợ phải trả.

GTHL của nợ phải trả=Nợ gốc+ Lãi phải trả ( sử dụng phương pháp lãi suất thực để tính)

Ghi nhận: Nợ TK tiền

Có TK Nợ PT

Có TK VCSH

2. Ghi nhận sau ban đầu:

-nợ phải trả tài chính ghi nhận theo GTHL: sau thời điểm ghi nhận ban đầu nợ phải trả tài chính được ghi nhận và trình bày theo giá trị hợp lý.

READ:  Nội dung chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế của Liên minh châu Âu (EU)

Giá trị hợp lý của nợ phải trả tài chính có thể thay đổi theo thời gian tại mỗi thời điểm lập Báo cáo tài chính. Chênh lệch giá trị hợp lý của nợ phải trả tài chính giữa các thời điểm lập báo cáo được ghi nhận vào thu chi tài chính

-nợ phải trả tài chính khác:

Giá gốc có phân bổ là mức giá được xác định trên cơ sở áp dụng phương pháp lãi suất thực tế để xác định giá trị hiện tại của dòng tiền liên quan đến tài sản và nợ phải trả theo một lãi suất chiết khấu nhất định.

Sau ghi nhận ban đầu, các khoản tiền lãi/lỗ liên quan được phân bổ theo phương pháp lãi suất thực tế. Khoản phân bổ tiền lãi/lỗ được ghi nhận để điều chỉnh từ giá gốc thành giá gốc có phân bổ và được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh ( thu chi TC).

IFRS 9 chứa một sự lựa chọn cho việc đo lường nợ phải trả tài chính qua lãi lỗ trên BCKQKD nếu:

+ Làm như vậy sẽ loại bỏ hoặc giảm thiểu sự không thống nhất trong đo lường và ghi nhận mà sẽ nảy sinh từ việc đo lường nợ phải trả tài chính hoặc ghi nhận các khoản lãi lỗ từ nợ phải trả tài chính trên các cơ sở khác nhau

+ Khoản nợ phải trả là một phần hoặc một nhóm các khoản nợ phải trả tài chính được quản lý và các kết quả của hoạt động của nó được đánh giá trên cơ sở giá trị hợp lý tuân theo chiến lược đầu tư và quản lý rủi ro của công ty và các thông tin về khoản nợ phải trả này được cung cấp trong nội bộ công ty cho các thành viên quan trọng của ban giám đốc.

IFRS 9 cũng yêu cầu các khoản lãi lỗ phát sinh từ khoản nợ phải trả tài chính được đo lường bằng giá trị hợp lý được chia thành 2 phần:

READ:  Hướng dẫn xây dựng một số ma trận trong quản trị chiến lược

+ Phần thay đổi giá trị hợp lý do sự thay đổi của rủi ro tín dụng của nợ phải trả tài chính sẽ được ghi nhận vào other comprehensive income

+ Phần còn lại sẽ được trình bày trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Quy định mới này cho phép ghi nhận toàn bộ sự thay đổi của giá trị hợp lý vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chỉ khi sự ghi nhận về thay đổi của rủi ro tín dụng của khoản nợ phải trả vào other comprehensive income sẽ tạo ra hoặc phóng đại sự bất hợp lý về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Số dư của TK other comprehensive income về sau sẽ không được chuyển sang kết quả kinh doanh, doanh nghiệp chỉ theo dõi số dư của TK này trên khoản mục vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán.

3. Dừng ghi nhận nợ phải trả tài chính:

nợ phải trả tài chính dừng ghi nhận trên BCĐKT khi và chỉ khi nó không còn tồn tại, tức là khi nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng không bị gánh chịu nữa hay hết thời hạn.

Khi có sự trao đổi giữa người đi vay và người cho vay các công cụ nợ với những điều khoản khác nhau cơ bản, hoặc có sự thay đổi căn bản các điều khoản của một nợ phải trả tài chính đã tồn tại, nghiệp vụ này được kế toán ghi nhận như một khoản xóa bỏ nợ phải trả tài chính ban đầu và ghi nhận một khoản nợ phải trả tài chính mới.

Khoản lãi/lỗ từ việc xóa bỏ nợ phải trả tài chính ban đầu được ghi nhận vào lãi/ lỗ trong BCKQKD.