ình bày vị trí, đặc điểm và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam và nhận xét về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam?

1.Vị trí, đặc điểm của giai cấp công nghiệp Việt Nam trước khi Đảng ra đời.

Giai cấp công nhân Việt Nam xuất hiện khi có sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp vào Việt Nam. Tuy còn non trẻ , số lượng ít, trình độ văn hoá và kỹ thuật còn thấp nhưng giai cấp công nhân Việt Nam đã có một vị trí lịch sử quan trọng.

a. Vị trí kinh tế –xã hội

– Giai cấp công nhân là một bộ phận quan trọng nhất cấu thành lực lượng sản xuất của xã hội . Họ đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất, nằm trong mạch máu kinh tế quan trọng.

– Là giai cấp thực sự cách mạng .Bởi vì họ đại diện cho một lực lượng sản xuất được xã hội hoá ngày càng cao. Lao động của họ làm ra tuyệt đại bộ phận của cải trong xã hội .

-Là giai cấp đứng ở vị trí trung tâm, quyết định nội dung , phương hướng phát triển của thời đại.

b. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam.

-Giai cấp công nhân Việt Nam tuy sinh trưởng trong một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến đầu thế kỷ XX chỉ trên 1% số dân, trình độ văn hoá, kỹ thuật thấp nhưng có đầy đủ đặc điểm của giai cấp vô sản hiện đại: đại biểu cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất, triệt để cách mạng , có ý thức tổ chức và kỷ luật….

-Giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng:

+ Ra đời trước giai cấp tư sản.

+ Sinh trưởng trong một nước thuộc địa, nửa phong kiến , chịu ba tầng áp bức, bóc lột nặng nề của đế quốc phong kiến và tư bản.

+ Xuất thân từ người nông dân lao động bị bần cùng hoá và vẫn còn quan hệ nhiều mặt với nông dân: giai cấp công nhân Việt Nam có cơ sở thuận lợi để thiết lập khối liên minh vững chắc với nông dân.

+ Là người công nhân của một dân tộc bị mất nước, khi giác ngộ cách mạng, họ dễ thấy ngay chủ nghĩa đế quốc vừa là kẻ áp bức giai cấp mình, vừa là kẻ cướp nước mình. Lợi ích giai cấp gắn chặt với lợi ích dân tộc , cho nên họ là người đại biểu trung thành nhất cho cuộc đấu tranh vì giai cấp , vì dân tộc . Họ là người có khả năng tập hợp rộng rãi các giai cấp và các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và chống phong kiến . Họ là người xứng đáng duy nhất giương cao ngọn cờ độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội .

READ:  Nêu những quyết định chính và ý nghĩa lịch sử của đại hội đại biểu lần thứ II của đảng Cộng sản đông Dương (2/1951).

+ Sẵn có truyền thống cách mạng kiên cường của dân tộc , vừa lớn lên được tiếp thu ngay chủ nghĩa Mác-Lênin và sớm có Đảng tiên phong lãnh đạo , giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng trở thành một lực lượng chính trị độc lập, thống nhất trong cả nước.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam bước lên vũ đài chính trị sau khi cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc đang ở trong thời kỳ sôi nổi. Điều kiện lịch sử đó càng nâng cao uy thế chính trị và tinh thần , tạo cho giai cấp công nhân Việt Nam một sức mạnh to lơn, sớm nắm quyền lãnh đạo cách mạng . Giai cấp công nhân không chỉ là giai cấp lãnh đạo mà còn cùng với giai cấp nông dân , là lực lượng chủ yếu của cách mạng

Đánh giá về giai cấp công nhân Việt Nam, Hồ Chí Minh viết: “Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất….giai cấp công nhân ta đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng, tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam”

2 – Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

– Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đã diễn ra ngay từ khi mới được hình thành để chống lại chế độ bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp. Từ những hình thức đấu tranh ban đầu như: bỏ trốn tập thể, đập phá máy móc….đến những hình thức đấu tranh đình công, bãi công…

READ:  Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

– Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lực lượng công nhân phát triển đông đảo và tập trung hơn, các cuộc đấu tranh cũng nổ ra liên tiếp mạnh mẽ ở các vùng trung tâm công nghiệp : Hà Nội, Sài Gòn….1925, công nhân Ba Son bãi công. Tư 1919 đến 1925 có 25 cuộc đấu tranh riêng biệt của công nhân .

– Phong trào đấu tranh ngày càng có ý thức, có tổ chức hơn, bắt đầu tổ chức công hội. Bên cạnh các yêu  sách về kinh tế đã có những yêu sách về chính trị .

– Công nhân cũng tham gia vào phong trào đấu tranh yêu nước và giải phóng dân tộc .

– Nhìn chung phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thời kỳ này đã phát triển mạnh mẽ..song vẫn còn đang trong thời kỳ đấu tranh tự phát. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân cũng như phong trào dân tộc lúc này đòi hỏi phải có sự chỉ dẫn  của lý luận cách mạng khoa học để sớm đưa phong trào lên giai đoạn cao hơn-giai đoạn đấu tranh tự giác.