Khái niệm và các bộ phần cấu thành chính sách kinh tế đối ngoại

Khái niệm: Chính sách kinh tế đối ngoại là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện pháp của nhà nước nhằm quản lý và điều tiết hoạt động kinh tế đối ngoại trong một thời gian nhất định để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó

Các bộ phận cấu thành chính sách kinh tế đối ngoại:Chính sách Thương mại quốc tế/Chính sách đầu tư quốc tế/Chính sách tỷ giá hối đoái/Chính sách hợp tác về công nghệ

2.1 Chính sách thương mại quốc tế

a.Khái niệm: là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện pháp của nhà nước nhằm điều tiết và quản lý hoạt động thương mại quốc tế trong một thời gian nhất định để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó trong một thời gian nhất định

b. Công cụ thực hiện

+ Thuế quan: là một loại thuế đựơc áp dụng với hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới của quốc gia trong đó tổ chức tham gia hoạt động xuất nhập khẩu phải nộp một khoản tiền nhất định tính theo giá trị hoặc khối lượng hàng hoá cho cơ quan hải quan

Thuế quan bao gồm: Thuế quan xuất khẩu và thuế quan nhập khẩu

Thuế quan xuất khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu.

Thuế quan nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá nhập khẩu

+ Các công cụ phi thuế quan

– Hạn ngạch: Hạn ngạch là những quyết định của nhà nước về lượng hàng hoá lớn nhất đuợc phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu từ một thị trường hoặc một khu vực cụ thể trong một thời gian nhất định

– Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: Tiêu chuẩn kỹ thuật là những quy định của nhà nước hay các tổ chức về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn đo lường, quy định về an toàn lao động, bao bì đóng gói cũng như các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái, quy định một tỷ lệ nguyên vật liệu nhất định trong nước để sản xuất một loại hàng hoá nào đó…đựơc sử dụng để bảo vệ môi trường sinh thái và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong TMQT. .

READ:  Hệ thống các chế độ Bảo hiểm xã hội theo công ước

– Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là yêu cầu của nước nhập khẩu đối với nước xuất khẩu phải cắt giảm lượng hàng hoá xúât khẩu một cách tự nguyện nhằm hạn chế việc gây thiệt hại về lợi ích cho các nhà sản xuất nội địa tại nước nhập khẩu.

– Biện pháp hỗ trợ xuất khẩu: Trợ cấp xuất khẩu là biện pháp mà chính phủ các quốc gia xây dựng và hoàn thiện nhằm thúc đẩy hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu phát triển, khai thác tốt hơn lợi thế của quốc gia.

2.2 Chính sách đầu tư quốc tế:

+Khái niệm: Là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện pháp của nhà nước nhằm quản lý và điều tiết hoạt động đầu tư quốc tế trong một thời gian nhất định để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế của quốc gia đó

+ Công cụ thực hiện:

– Các công cụ tài chính: Các khuyến khích về thuế

Thuế chuyển lợi nhuận về nước: Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài thường bị đánh thuế ở một mức độ nào đó.

Thuế thu nhập cá nhân: thuế này được đánh vào những người có thu nhập cao làm việc trong các dự án đầu tư nước ngoài.

– Các công cụ phi tài chính:Quyền sử dụng đất/Quy định về thời gian thực hiện dự án/Quy định về ngành – lĩnh vực đầu tư/ Quy định về hình thức đầu tư: Liên doanh, 100% vốn nước ngoài, BOT, BTO, BT…/ Quy định về hình thức và tỷ lệ góp vốn: /Quy định liên quan tới sự chuyển vổn ra nước ngoài/Quy định liên quan đến lao động/Thủ tục thẩm định các dự án đầu tư/Quy định về quyền sở hữu trí tuệ.

2.3 Chính sách tỷ giá hối đoái

READ:  Để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới Việt Nam cần tập trung vào một số giải pháp nào?

+ Khái niệm: là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện pháp của nhà nước nhằm quản lý tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ, các hoạt động trao đổi mua bán ngoại hối trên thị trường trong một thời gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó trong một thời gian nhất định

+ Các chế độ tỷ giá hối đoá:

– Chế độ tỷ giá hối đoái cố định: Nhà nước đưa ra mức tỷ giá hối đoái cố định áp dụng cho các giao dịch trên thị trường trong một thời gian nhất định.

– Chế độ tỷ giá thả nổi tự do: Mức tỷ giá hối đoái trong chế độ này do quan hệ cung cầu về tiền tệ quy định và nhà nước không can thiệp

– Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: nhà nước can thiệp vào mức tỷ giá hối đoái do quan hệ cung cầu về tiền tệ trên thị trường xác định bằng các biện pháp dể duy trì tỷ giá hối đoái phù hợp với tỷ giá hối đoái mục tiêu.

2.4 Chính sách hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ:

Là hệ thống các nguyên tắc, quan điểm, công cụ và biện pháp của nhà nước để quản lý và điều tiết các quan hệ hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ ( mua bán chuyển giao công nghệ, mua bán trao đổi thông tin, hợp tác nghiên cứu và sản xuất thử, hợp tác về lĩnh vực đào tạo nhân lực…) nhằm đạt đựơc mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó trong một thời gian nhất định