Khái niệm và thẩm quyền của toà án giải quyết các vụ án hành chính- PLĐC

1. Khái niệm

Cơ quan Nhà nước, công chức Nhà nước khi thực hiện công việc của mình do không làm đúng, hoặc không đầy đủ phận sự do lạm quyền vi phạm luật hành chính gây thiệt hại cho công nhân hoặc tổ chức, cơ quan. Để bảo vệ lợi ích chính đáng của người bị vi phạm, pháp luật quy định quyền khiếu kiện hành chính đối với cá hành vi trái pháp luật của cơ quan Nhà nước. Như vậy, vụ án hành chính là các vi phạm hành chính được đưa ra giải quyết tại toà án.

toa-an

2. Thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các vụ án hành chính

* Thẩm quyền về vụ việc: các khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án bao gồm:

  • Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
  • Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo rỡ nhà ở, công trình, vật tư, kiến trúc kiên cố khác.
  • Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính khác với hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.
  • Khiếu kiện quyết định buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống.
  • Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai.
  • Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấy phép hành vi hành chính trong việc thu thuế, truy thu thuế.
  • Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu phí, lệ phí.
  • Các khiếu kiện khác theo quy định của pháp luật.
READ:  Các cơ quan hành chính Nhà nước - PLĐC

* Thẩm quyền của các cấp toà án (theo xét xử sơ thẩm)

Trong việc giải quyết các vụ án hành chính, toà án nhân dân cũng thực hiện theo trình tự xét xử sơ thẩm và xử phúc thẩm. Ở đây chúng ta đề cập đến quy định xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. Có hai cấp xét xử sơ thẩm đó là toà án nhân dân cấp quận (huyện) và toà án nhân dân cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương).

– Toà án nhân dân cấp quận (huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án sau:

  • Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước từ cấp huyện trở xuống cùng lãnh thổ của cán bộ, công chức của cơ quan Nhà nước đó.
  • Những khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cũng lãnh thổ đối với cán bộ, công chức, quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.

– Toà án nhân dân cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện hành chính đối với các nhóm sau:

  • Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, văn phòng chủ tịch nước, văn phòng quốc hội, toà án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của thủ trưởng các cơ quan đó, mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trú trên cùng lãnh thổ.
  • Những khiếu kiện, quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan chức năng thuộc một trong những cơ quan trên và quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, công chức, công chức của cán bộ công chức của cơ quan chức năng đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc trên cùng lãnh thổ.
  • Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước cấp tỉnh trên cùng lãnh thổ và của cán bộ, công chức của cơ quan Nhà nước đó.
  • Những khiếu kiện, quyết định kỷ luật buộc thôi việc của thủ trưởng cơ quan với cán bộ công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan.