Làm thế nào để tận dụng thời cơ trong kinh doanh?

để tận dụng thời cơ trong kinh doanh cần: Xác định chính xác thời cơ hấp dẫn trong kinh doanh, Tạo ra các điều kiện thuận lợi nhất để đón nhận cơ hội, Đảm bảo tính đồng bộ giữa các khâu trong quản trị chiến lược, Đề phòng những nguy cơ đe dọa xấu nhất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể như sau:

Xác định chính xác thời cơ hấp dẫn trong kinh doanh

Khi phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh ,nhiệm vụ của nhà quản trị phải chỉ ra được thời cơ hấp dẫn nhất để có thể tận dụng. Thời cơ trong kinh doanh có thể đến từ cả 2 phía: phía các yếu tố của môi trường vĩ mô như chính trị, luật pháp và các yếu tố kinh tế trong đó các yếu tố chính sách kinh tế của nhà nước như tăng giảm thuế, chính sách tài chính tiền tệ, tỷ giá hối đoái sẽ chi phối biến động mạnh cung cầu, giá cả thị trường. Thời cơ trực tiếp sẽ đến từ các yếu tố môi trường tác nghiệp của doanh nghiệp dặc biệt từ khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Chính nhu cầu của khách hàng mới là yếu tố quan trọng quyết định các dạng thời cơ cụ thể của doanh nghiệp.

Các dạng thời cơ trong kinh doanh thương mại sau:

• Xâm nhập thị trường: đem sản phẩm hiện có của doanh nghiệp bán trên thị trường hiện tại

• Phát triển sản phẩm: đưa sản phẩm mới của doanh nghiệp vào bán trên thị trường hiện tại.Kể cả các sản phẩm cải tiến, sản phẩm hoàn thiện,sản phẩm mới về hình thức, mới về nội dung và mới hoàn toàn có thể kèm theo cung cấp các dịch vụ đến khách hàng.

• Phát triển thị trường: đem sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp bán trên các thị trường mới.

• Thực hiện đa dạng hóa kinh doanh: bao gồm đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh để mở rộng thị trường.

Trên cơ sở phân tích cụ thể các dạng cơ hội trên thị trường để lựa chọn cơ hội hấp dẫn nhất thông qua sử dụng các phương pháp phân tích ma trận cơ hội, ma trận các yếu tố ngoại vi để xác định.

Tạo ra các điều kiện thuận lợi nhất để đón nhận cơ hội

Cơ hội trên thị trường có thể xuất hiện rất nhiều trong phân tích, tuy nhiên , yếu tố chủ quan của doanh nghiệp lại có vai trò quan trọng để đón nhận thời cơ ra sao.Chỉ những cơ hội xuất hiện trên thị trường được xem là phù hợp với mục tiêu và tiềm lực của doanh nghiệp mới được coi là thời cơ hấp dẫn.Vấn đề là doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện ,các nguồn lực để vượt qua và khai thác các cơ hội trên thị trường.Các tiềm năng quan trọng cần chuẩn bị của doanh nghiệp là nhân lực ,tài chính và các hoạt động marketing của doanh nghiệp.Với đội ngũ nhân viên trẻ tuổi ,năng động, nhiệt tình, được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ thành thạo sẽ là nguồn lực vô giá để phát triển kinh doanh.

READ:  Vai trò, bản chất, chức năng và những đặc trưng cơ bản bảo hiểm xã hội

Nguồn vốn đầy đủ ổn định, các hoạt động thanh toán được duy trì, giúp cho nguồn tiền mặt sẵn sang đáp ứng được yêu cầu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các hoạt động tiếp thị, quảng cáo, hội chợ, triễn lãm và các hoạt động xúc tiến khác luôn đảm bảo cho doanh nghiệp giữ được uy tín đối với khách hàng là cơ sở đảm bảo thực hiện hoạt động kinh doanh với tất cả các đối tác trên thị trường.

Điều đặc biệt phải được sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của ban lãnh đạo biết đặt ra mục tiêu phù hợp, kiên định các mục tiêu đề ra thông qua các chính sách hợp lý để thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Đảm bảo tính đồng bộ giữa các khâu trong quản trị chiến lược

Thật sai lầm khi cho rằng chỉ cần đầu tư thực hiện tốt những khâu, còn những giai đoạn riêng lẻ của quản trị chiến lược là đảm bảo thu được thành công trong kinh doanh.Cần phải thấy rằng quản trị chiến lược là quá trình thống nhất được lặp đi lặp lại của các giai đoạn kế tiếp, lien quan với nhau trong hopatj động kinh doanh. Có thể hình dung quá trình đó như sau:

Như vậy, mục tiêu chiến lược là khâu khởi đầu, khâu xuất phát để định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; xây dựng và lựa chọn chiến lược phù hợp với điều kiện và khả năng của doanh nghiệp chỉ là tiền đề ban đầu. Phải có tổ chức bộ máy thực hiện, huy động các nguồn lực để dưa vào hoạt động kinh doanh. Phải triển khai chiến lược thành các kế hoạch cụ thể và tổ chức tiến hành các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh như mua hàng – tạo nguồn, dự trữ và điều khiển dự trữ, phân phối và bán hàng; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ; đánh giá kết quả.Tìm ra nguyên nhân thành công và chưa thành công để tiến hành điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp với biến động của môi trường quốc tế, môi trường của nền kinh tế quốc dân và môi trường tác nghiệp.

READ:  Trình bày khái niệm, ưu nhược điểm của chiến lược hướng ngoại trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội?

Đánh giá và điều chỉnh cần thực hiện thường xuyên , đều đặn trong cả quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.Như vậy, để đảm bảo thành công trong kinh doanh phải nỗ lực không ngừng.

Đề phòng những nguy cơ đe dọa xấu nhất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Như đã phân tích thời cơ và nguy cơ đe dọa luôn luôn diễn ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp .Nếu không tận dụng được thời cơ, doanh nghiệp chỉ mất đi chi phí cơ hội , nhưng không đề phòng được nguy cơ doanh nghiệp sẽ phải chi phí tốn kém nhiều hơn về nhân tài, vật lực và tài chính so với chi phí cơ hội.. Bởi vậy, cùng với việc phân tích đón nhận thời cơ, doanh nghiệp cũng cần phải luôn cảnh giác với nguy cơ. Đối với nguy cơ mà tác động ở mức trung bình hoặc những nguy cơ mà xác suất xảy ra thấp vẫn ở mức rất cao có thể gây ra thiệt hại đối với doanh nghiệp , đòi hỏi phải có biện pháp phòng tránh kịp thời để tránh khỏi gây ra hiểm họa đối với doanh nghiệp.

Quản trị phòng ngừa rủi ro là một hoạt động quan trọng không thể thiếu đối với quản trị doanh nghiệp hiện đại nhằm dảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững trong hoạt động kinh doanh.