Lịch sử 6 – Bài 20 – Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)

Trong bài trước các em đã tìm hiểu những chuyển biến về kinh tế của đất nước ta trong các thế kỷ từ I -> VI, chúng ta đã nhận biết, tuy bị thế lực phong kiến phương bắc đô hộ tìm mọi cách kìm hãm, nhưng nền kinh tế nước ta vẫn phát triển dù chậm chạp. Từ sự chuyển biến của  kinh tế kéo theo những chuyển biến trong xã hội.

Các tầng lớp trong xã hội thời Văn Lang, Âu Lạc đã chuyển biến thành các tầng lớp mới, thời kỳ đô hộ như thế nào? Vì sao đã xảy ra cuộc khởi nghĩa năm 248? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa như thế nào?

[toc]

3. Những chuyển biến về xã hội và văn hoá ở nước ta ở các thế kỷ I ->VI.

a. Xã hội:

Thời Văn Lang – Âu Lạc: xã hội phân hoá thành 3 tầng lớp: Quý tộc, công dân công xã và nô tỳ -> có sự phân chia giàu nghèo… => xã hội Âu Lạc trước khi bị phong kiến đô hộ, bước đầu đã có sự phân hoá ….

Thời Văn Lang – Âu Lạc

Thời kỳ bị đô hộ

Vua

Quan lại đô hộ

Quí tộc

Hào trưởng Việt Địa chủ Hán

Nông dân công xã

Nông dân công xã
Nông dân lệ thụôc

Nô tì

Nô tì

Thời kỳ đô hộ:

  • Quan lại đô hộ (phong kiến nắm quyền cai trị).
  • Địa chủ Hán cướp đất ngày càng nhiều, càng giàu lên nhanh chóng và quyền lực lớn.
  • Địa chủ Việt và quý tộc Âu Lạc bị mất quyền thống trị trở thành địa chủ (hào trưởng) địa phương, họ có thế lực ở địa phương nhưng vẫn bị quan lại và địa chủ Hán chèn ép => Họ là lực lượng lãnh đạo nông dân đứng lên đấu tranh chống bọn PK phương Bắc.
  • Nông dân công xã bị chia thành nông nô, nông dân lệ thuộc và nô tì (Nô tỳ là tầng lớp thấp hèn nhất của xã hội.)
  • Người Hán nắm trực tiếp mọi quyền lực đến các huyện.
READ:  Lịch sử lớp 6 Em biết gì về các thành thị trung đại trong xã hội phong kiến châu Âu ?

=> Từ thế kỷ I -> VI người Hán thâu tóm quyền lực về tay mình, trực tiếp nắm đến cấp huyện, xã hội phân hoá sâu sắc hơn.

b. Về văn hoá:

– Ở các quận nhà Hán mở trường học dạy chữ Hán, nho giáo, phật giáo, đạo giáo, luật lệ phong tục Hán vào nước ta. => tiếp tục thực hiện chính sách đồng hoá dân ta.

– Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên, sinh hoạt theo nếp sống, phong tục của mình (nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh trưng, bánh dày).

– Nhân dân học chữ Hán theo cách đọc của riêng mình => tiếp thu, chọn lọc cái hay, cái mới.

Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên ?

Nguyên nhân khác: Trường học do chính quyền đô hộ mở để dạy tiếng Hán, song chỉ có tầng lớp trên mới có tiền cho con em mình đi học, còn đại đa số nông dân lao động nghèo khổ ko có điều kiện cho con em mình đi học, vì vậy họ vẫn giữ được phong tục tập quán, tiếng nói của tổ tiên vì được hình thành xây dựng vững chắc từ lâu đời, nó trở thành bản sắc riêng của DT Việt và có sức sống bất diệt.

4. Cuộc khởi nghĩa bà Triệu (năm 248).

Khởi nghĩa Bà Triệu

Nguyên nhân:

Do ách thống trị tàn bạo của quân Ngô; Nhân dân ta căm thù quân đô hộ => quyết tâm đứng lên chống lại chúng.

Diễn biến:

  • Triệu thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt  trập hợp nghĩa sĩ  trên núi Nưa, mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa .
  • Năm 248,  khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hoá), đã đánh phá các thành ấp của quân Ngô  tại Cửu  Chân , rồi khắp Châu Giao
  • Toàn thể Giao Châu đều chấn động.
  • Lục Dận đem 6000 quân  vào  Giao Châu, vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân.
  • Thất bại do lực lượng nhà Ngô rất  mạnh  và có nhiều mưu kế kiểm độc.
READ:  Lịch sử 6 - Bài 9 - Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta

Kquả: Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (TH).

Ý nghĩa: Khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí quyết giành lại độc lập của dân tộc ta.

Nghe tin bà Triệu khởi nghĩa, vua Ngô đã làm gì ?

Cử Lục Dận (viên tướng xảo quyệt sang Giao Châu) cùng 6000 quân với số quân cũ, vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nội bộ nghĩa quân.

Vì sao cuộc khởi nghĩa thất bại ?

Lực lượng chênh lệch, quân Ngô mạnh nhiều kế hiểm độc.

Đền Bà Triệu (Thanh Hóa)

Những kiến thức cần ghi nhớ:

Cùng với sự phát triển kinh tế tuy chậm chạp ở thế kỷ I- thế kỷ VI, xã hội nước ta có nhiều chuyển biến sâu sắc: Do chính sách cướp ruộng đất và bóc lột nặng nề của bọn đô hộ, tuyệt đại đa số nông dân công xã nghèo thêm, một số ít rơi vào địa vị người nông dân lệ thuộc và nô tỳ. Bọn thống trị người Hán cướp đoạt ruộng đất, bắt dân ta phải cày cấy. Một số quý tộc cũ người Âu Lạc trở thành hào trưởng, tuy có cuộc sống khá giả nhưng vẫn bị xem là kẻ bị trị.

Trong cuộc đấu tranh chống chính sách “đồng hoá” của người Hán, tổ tiên ta đã kiên trì bảo vệ tiếng Việt, phong tục tập quán của người Việt.

Những nét chính về nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa bà Triệu.