Lịch sử 7 – Bài 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN

Vua Quang Trung mất đi là một tổn thất lớn cho cả nước, Quang Toản đã không đập tan được âm mưu xâm lược của Nguyễn Ánh, triều đại Tây Sơn tồn tại được 25 thì sụp đổ, chế độ phong kiến nhà nguyễn được thiết lập

[toc]

I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ

1/. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.

– 1802, Nguyễn Ánh keó quân ra Bắc rồi tiến về Thăng Long, Nguyễn Quang Toản chạy lên Bắc Giang thì bị bắt. Triều đại Tây Sơn chấm dứt.

– 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm Kinh Đô, lập ra triều Nguyễn.

– 1086 Nguyễn Anh lên ngôi Hoàng Đế.Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.

– 1831-1832, nhà Nguyễn chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc(Thừa Thiên).

– 1815 ban hành Luật Gia Long: quân đội bao gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.

– Đối ngoại: Đóng cửa không tiếp xúc với nước ngoài nhưng thuần phục nhà Thanh.

2/. Kinh tế dưới triều Nguyễn.

a. Nông nghiệp:

– Chú ý việc khai hoang và thi hành các biện pháp di dân lập ấp, đồn điền: đặt lại chế độ quân điền, tăng thêm diện tích canh tác.

– Tuy nhiên thời Tự Đức đê điều không được quan tâm tu sửa, nạn tham nhũng phổ biến.

b. Thủ công nghiệp.

– Lập nhiều xưởng sản xuất đúc súng, đúc tiền…

READ:  Trình bày những thay đổi kinh tế dưới triều Nguyễn

– Ngành khai thác mỏ được mở rộng (mỏ than, đồng, vàng…)

– Các nghề thủ công phát triển nhưng phân tán, hợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề.

– Làng nghề thủ công ở nông thôn và thành thị phát triển.

c. Thương nghiệp:

* Nội thương:

+ Buôn bán mở rộng ở các thành thị, thị tứ.

+ Phố chợ đông đúc, sầm uất, các mặt hàng phong phú.

* Ngoại thương:

+ Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực nhất là Trung Quốc.

+ Hạn chế buôn bán với người phương tây.

II. CÁC CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÂN DÂN.

1/. Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn

– Đời sống các tầng lớp nhân dân nhất là nông dân ngày càng cực khổ vì địa chủ, hào lý cướp ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế nặng nề. Bệnh dịch, đói khát hoành hành khắp nơi.

2/. Các cuộc khởi nghĩa:

a. Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 – 1827)

– Phan Bá Vành người làng Minh Giám(Thái Bình), ông kêu gọi nông dân trong vùng chống lại bọn quan lại địa chủ.

– Địa bàn hoạt động bao gồm các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương…

– Năm 1827 quân triều trình bao vây khởi nghĩa bị đàn áp.

b. Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 – 1835)

– Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, ông cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi vậy.

– Địa bàn hoạt động của nghĩa quân lan rộng khắp núi rừng Việt Bắc và một số vùng ở trung du.

READ:  Trước âm mưu và hành động của giặc Mông - Nguyên, nhà Trần đã chuẩn bị kháng chiến như thế nào?

– Năm 1835 Nhà Nguyễn tấn công cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

c. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 – 1835)

– Lê Văn Khôi là thổ hào ở Cao Bằng sau vào nam, 1833 ông khởi binh chiếm thành Phiên An(Gia Định).

– Năm 1834, ông qua đời vì bệnh, con trai lên thay lúc đó mới 8 tuổi.

– 1835 cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

d. Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854-1856)

– Cao Bá Quát người huyện Gia Lâm (Hà Nội), là nhà nho, nhà thơ lổi lạc. Ông tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du nổi dậy.

– Năm 1855, ông hi sinh trong một trận chiến đấu ở vùng Sơn Tây. Cuộc khởi nghĩa tiếp tục chiến đấu đến năm 1857 mới bị dạp tắt.

*Ý nghĩa các cuộc nổi dậy:

– Là các cuộc đấu tranh thể hiện sự kế thừa truyền thống chống áp bức cường quyền của dân tộc.

– Góp phần củng cố khối đoàn kết thống nhất cộng đồng dân tộc Việt Nam.