Lịch sử 7 – Bài 6: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á

Đông Nam Á từ lâu đã được coi là một khu vực có bề dày văn hóa, lịch sử. Ngay từ những thế kỉ đầu Công nguyên, các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á đã bắt đầu xuất hiện. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các quốc gia đó đã có nhiều biến chuyển. Trong bài 6 chúng ta sẽ nghiên cứu sự hình thành và phát triển của khu vực Đông Nam Á thời phong kiến.

[toc]

1. Sự hình thành của vương quốc cổ Đông Nam Á

* Điều kiện tự nhiên:

– ĐNA là một khu vực rộng lớn, hiện nay gồm 11 nước.

– Chịu ảnh hưởng của gió mùa tạo nên 2 mùa:mùa mưa và mùa khô.

+ Thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho việc trồng lúa nước và các loại rau, củ, quả.

+ Khó khăn: Gió mùa cũng là nguyên nhân gây ra lũ lụt, hạn hán… ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp

*Sự hình thành các vương quốc cổ:

-Từ những thế kỉ đầu sau Công nguyên, cư dân ở đây biết sử dụng công cụ sắt. Chính thời gian này các quốc gia đầu tiên ở ĐNA xuất hiện.

-Trong 10 tk đầu công nguyên, hàng loạt các quốc gia nhỏ hình thành: Cham-pa, Phù Nam.

2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

– Từ thế kỉ X – XVIII,  thời kì thịnh vượng của cc quốc gia pk ĐNA.

– Các giai đoạn phát triển của các nước Đông Nam Á

+ Inđônêxia: Vương triều Mô-giô-pa-hit (1213 – 1527)

+ Campuchia: Thời kì Ăngco ( IX – XV)

+ Mianma: Vương triều Pa-gan (XI)

+ Thái Lan: Vương quốc Su-khô-thay (XIII)

+ Lào: Vương quốc Lạn Xạng (XV – VIII)

READ:  LỊCH SỬ 7 - BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU

+ Đại Việt.

+ Champa…

– Đến nửa sau tk XIII, các quốc gia pk ĐNA suy yếu, giữa tk XIX trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây.

*Thành tựu nổi bật cư dân Đông Nam Á thời phong kiến là kiến trúc và điêu khắc với nhiều công trình nổi tiếng: đền Ăng-co, đền Bô-rô- bu-đua, chùa tháp Pa-gan, Tháp Chàm…

– Hình vòm, kiểu bát úp, có tháp nhịn, đồ sộ, khắc hoạ nhiều hình ảnh sinh đông ( chịu ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ).

3. Vương quốc Campuchia.

– Thời kì Chân Lap: Thời kì tiền sử trên đất Cam –pu-chia ngày nay đã có một bộ phận cư dân cổ ĐNA sinh sống. Trong quá trình xuất hiện nhà nước, tộc người Khơ-me được hình thành, họ giỏi săn bắn, giỏi đào ao, đắp hồ chứa nước…Đến thế kỉ VI, Vương quốc Chân Lạp ra đời.

– Từ TK IX – XV: Thời kì Ăng-co là thời kì phát triển huy hòang của chế độ pk Cam-pu-chia.

  • Nông nghiệp rất phát triển.
  • Văn hoá độc đáo, mà tiêu biểu là có nhiều công trình kiến trúc đền tháp như Ăng-co vát, Ăng-co Thom.
  • Quân đội hùng mạnh.
  • Mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực.

– Sau thời kì Ăng-co, Cam-pu-chia bước vào giai đoạn suy yếu kéo dài, đến năm 1863 thì bị Pháp xâm lược.

4. Vương quốc Lào

– Tộc người đầu tiên trên lãnh thổ Lào là người Lào Thơng, về sau có thêm một nhóm người Thái di cư đến gọi là người Lào Lùm, với nghề nông trồng lúa nước, săn bắn và một số nghế thủ công.

-Giữa tk XIV, các bộ tộc Lào thống nhất hình thành một nước riêng gọi là Lạn xạng( triệu voi).

READ:  Em hãy tường thuật và nêu ý nghĩa cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt vào thế kỉ XI? Tại sao Lý Thường Kiệt lại “ iảng hòa với Tống “?

+ Nước Triệu voi đạt được sự thịnh vượng trong các tk XV – XVII

– Đối nội: Chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội vững mạnh.

– Đối ngoại: Luôn giữ mối quan hệ hòa hiếu với các nước nhưng cương quyết chống xâm lược.

– Sau tk XIII, Lạn Xạng suy yếu bị Xiêm thôn tính, tiếp đó đến cuối tk XIX bị tdp đô hộ.

Những kiến thức cần nhớ bài Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Kiến thức:

  • Nắm được tên gọi của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, những đặc điểm tương đồng về vị trí địa lý của các quốc gia đó.
  • Các giai đoạn lịch sử quan trọng của khu vực Động Nam Á.

Kĩ năng:

  • Biết xác định được vị trí các vương quốc cổ và phong kiến Đông Nam Á trên bản đồ
  • Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chủ yếu của lịch sử khu vực Đông Nam Á.

Tư tưởng:

  • Nhận thức được quá trình lịch sử, sự gắn bó lâu đời giữa các dân tộc ở Đông Nam Á.
  • Trong lịch sử, các quốc gia Đông Nam Á cũng có nhiều thành tựu đóng góp cho văn minh nhân loại.