Lớp 12 – Tóm tắt và bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học lớp 12 cực phê cực đã

Nội dung môn sinh học lớp 12 được phân phối theo thứ tự logic phù hợp: Di truyền học → Tiến hóa → Sinh thái học. Những kiến thức di truyền là cơ sở quan trọng để nhận thức cơ chế tiến hóa. Những kiến thức tiến hóa là nền tảng để giải thích các vấn đề của Sinh thái học. Để học tốt sinh học lớp 12 các bạn hãy tập chung vào các nội dung 3 phần chính sau: Chương trình Sinh học lớp 12 gồm 3 phần với các nội dung cụ thể như sau:

[toc]

Di truyền học chia làm 5 chương

Chương 1: Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị

Chương này cho thấy bản chất của hiện tượng di truyền và biến dị là sự vận động của các cấu trúc vật chất trong tế bào. Đó là những NST trong nhân, phân tử ADN trong NST và các gen trên ADN. Các cấu trúc này vận động theo những cơ chế xác định, tác động với nhau và với các cấu trúc khác trong tế bào trong những mối liên hệ thống nhất và chính trong quá trình vận động, tác động qua lại đó, chúng biểu hiện chức năng của chúng trong hệ thống di truyền, cấu trúc và chức năng là thống nhất bởi vì vận động là thuộc tính gắn liền với vật chất.

Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Chương này cho thấy sự di truyền của các tính trạng qua các thế hệ của loài diễn ra theo những xu thế tất yếu mà người ta đã phát hiện được bằng phương pháp thực nghiệm. Nhờ những kiến thức ở chương 1 về cơ sở vật chất và cơ chế của di truyền và biến dị mà HS có cơ sở để hiểu những mối quan hệ nhân quả đã chi phối tính quy luật tất yếu của hiện tượng di truyền và biến dị. Chính sự nhân đôi của ADN đã là cơ sở cho sự nhân đôi của NST, đồng thời sự phân li và tổ hợp của NST theo những cơ chế xác định đã làm cho sự di truyền qua nhân diễn ra theo những quy luật chặt chẽ.

Chương 3: Di truyền học quần thể

Chương này cho thấy các đặc trưng di truyền của một quần thể như tần số alen, thành phần kiểu gen có xu hướng biến đổi ra sao qua các thế hệ, đồng thời cũng giới thiệu quy luật Hacđi – Vanbec về sự cân bằng của tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.

Chương 4: Ứng dụng di truyền học

Chương này cho thấy việc vận dung các kiến thức về tái tổ hợp di truyền nhờ lai giống, gây đột biến nhân tạo và kỹ thuật di truyền mà con người đã tạo được các giống vi sinh vật, thực vật và động vật có năng suất cao phục vụ đời sống của mình.

Chương 5: Di truyền học người

Chương này giới thiệu các đặc điểm và các phương pháp nghiên cứu di truyền ở người, đồng thời vạch ra nguyên nhân và cơ chế gây bệnh di truyền ở người, đồng thời chỉ ra loài người cung đang gánh chịu một gánh nặng di truyền và cần phải có biện pháp để giảm bớt các gánh nặng đó cũng như một số vấn đề xã hội của di truyền học.

Mạch nội dung trong Di truyền học được thể hiện khái quát như sau: Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị → Tính quy luật của hiện tượng di truyền → Ứng dụng của Di truyền học.

Các mạch nội dung cụ thể đi theo các hướng sau:

  • Sự vận động của vật chất di truyền → Tính quy luật của hiện tượng di truyền → Ứng dụng thực tiễn.
  • ADN (gen) → NST → Tế bào → Cơ thể → Quần thể.

Tiến hóa gồm 3 chương

Chương 1: Bằng chứng tiến hóa

Giới thiệu các loại bằng chứng tiến hóa bao gồm bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh, tế bào học và sinh học phân từ, bằng chứng địa lý sinh vật học để chứng minh sự tồn tại của quá trình tiến hóa của các loài sinh vật trên trái đất.

Chương 2: Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa

Giới thiệu các học thuyết tiến hóa cổ điển và hiện đại, đồng thời đi sâu phân tích các quan niệm hiện đại về các nhân tố tiến hóa, nguyên nhân và cơ chế tiến hóa của các loài và sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.

Chương 3: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất.

Giới thiệu sự phát sinh sự sống qua các giai đoạn tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học, sự phát triển của sinh vật qua các đại địa chất và sự phát sinh loài người.

Mạch nội dung trong phần tiến hóa được thể hiện:

  • Bằng chứng tiến hóa → Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa → Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất.
  • Chất vô cơ → chất hữu cơ → Tế bào nguyên thủy → Thể đơn bào nhân sơ → Thể đơn bào nhân thực → Thể đa bào → Con người.
  • Các quy luật vô cơ → Các quy luật sinh học → Các quy luật xã hội.

Sinh thái học chia làm 3 chương

Chương 1: Cá Thể Và Quần Thể Sinh Vật

Chương 2: Quần Xã Sinh Vật

Chương 3: Hệ Sinh Thái, Sinh Quyển Và Bảo Vệ Môi Trường

Để có kiến thức tốt và kết quả trong môn học sinh học lớp 12 các cạn ngoài việc đọc và tìm hiểu kiến thức trong sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo có thể xem các câu hỏi trắc nghiệm môn môn sinh học lớp 12 dưới đây. Đây là các câu hỏi rất hay được biên tập cẩn thận, bao phủ đầy đủ nội dung môn học. Nếu có chỗ nào các bạn chưa hiểu có thể để lại câu hỏi trong phần bình luận.

DI TRUYỀN HỌC

CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

BÀI 1. GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

Câu 1: Gen là gì?

  1. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit.
  2. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.
  3. Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một số phân tử ARN.
  4. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một số loại chuỗi pôlipeptit hay một số loại phân tử ARN.

Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?

  1. Tính phổ biến. B. tính đặc hiệu.       C. Tính thoái hoá.     D. Tính bán bảo tồn.

Câu 3: Mã di truyền có tính thoái hoá là hiện tượng

  1. có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axit amin.
  2. có nhiều axit amin được mã hoá bởi một bộ ba.
  3. có nhiều bộ hai mã hoá đồng thời nhiều axit amin.
  4. một bộ ba mã hoá một axit amin.

Câu 4: Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới?

  1. Tính liên tục. B. Tính đặc hiệu.      C. Tính phổ biến.      D. Tính thoái hoá.

Câu 5: Thông tin di truyền được mã hoá trong ADN dưới dạng

  1. trình tự của các bộ 4 nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
  2. trình tự của các bộ 1 nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
  3. trình tự của các bộ 2 nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
  4. trình tự của các bộ 3 nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

Câu 6: Một axit amin trong phân tử prôtêin được mã hoá trên gen dưới dạng

  1. mã bộ một. B. mã bộ hai.             C. mã bộ ba.              D. mã bộ bốn.

Câu 7: Vì sao mã di truyền là mã bộ ba?

  1. Vì mã bộ một và bộ hai không tạo được sự phong phú về thông tin di truyền.
  2. Vì số nuclêôtit ở mỗi mạch của gen dài gấp 3 lần số axit amin của chuỗi pôlipeptit.
  3. Vì số nuclêôtit ở hai mạch của gen dài gấp 6 lần số axit amin của chuỗi pôlipeptit.
  4. Vì 3 nuclêôtit mã hoá cho 1 axit amin thì số tổ hợp sẽ là 43 = 64 bộ ba đủ để mã hoá 20 loại axit amin.

Câu 8: Số bộ ba mã hoá cho các axit amin là

  1. 61. B. 42.                          C. 64.                          D. 21.

Câu 9: Bộ ba nào dưới đây là bộ ba vô nghĩa (không mã hoá axit amin) làm nhiệm vụ báo hiệu kết thúc việc tổng hợp prôtêin?

  1. AUA, AUG, UGA. B. UAA, UAG, UGA.
  2. UAX, AXX, UGG. D. UAA, UGA, UXG.

Câu 10: Bộ ba mở đầu trên mARN là

  1. UAA. B. AUG.                     C. AAG.                     D. UAG.

Câu 11: Các bộ ba khác nhau bởi

  1. trật tự của các nuclêôtit. B. thành phần của các nuclêôtit.
  2. số lượng của các nuclêôtit. D. trật tự và thành phần của các nuclêôtit.

Câu 12: Sự nhân đôi của ADN xảy ra ở những bộ phận nào trong tế bào nhân thực?

  1. Lục lạp, trung thể, ti thể. B. Ti thể, nhân, lục lạp.
  2. Lục lạp, nhân, trung thể. D. Nhân, trung thể, ti thể.

Câu 13: Trong chu kì tế bào, sự nhân đôi của ADN trong nhân diễn ra ở

  1. pha G1 của kì trung gian. B. pha G2 của kì trung gian.
  2. pha S của kì trung gian. D. pha M của chu kì tế bào.

Câu 14: Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn có tác dụng

  1. chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào.
  2. chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể.
  3. đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
  4. đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.

Câu 15: Quá trình tự nhân đôi ADN, chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì enzim ADN – pôlimeraza

  1. chỉ trượt trên mạch khuôn theo chiều 35 và tổng hợp mạch mới bổ sung theo chiều từ 5 3.
  2. chỉ trượt trên mạch khuôn theo chiều 53 và tổng hợp mạch mới bổ sung theo chiều từ 3 5.
  3. có lúc thì trượt trên mạch khuôn theo chiều 53 có lúc thì trượt trên mạch khuôn theo chiều 3 5 và mạch mới luôn tổng hợp theo chiều từ 5 3.
  4. có lúc thì trượt trên mạch khuôn theo chiều 53 có lúc thì trượt trên mạch khuôn theo chiều 3 5 và mạch mới luôn tổng hợp theo chiều từ 3 5.

Câu 16: Quá trình tự nhân đôi của ADN, enzim ADN pôlimeraza có vai trò

  1. tháo xoắn phân tử ADN, bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa 2 mạch ADN lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
  2. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa 2 mạch ADN.
  3. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn của ADN.
  4. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa 2 mạch ADN, cung cấp năng lượng cho quá trình tự nhân đôi.

Câu 17: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi ADN là

  1. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
  2. A liên kết với X, G liên kết với T.
  3. A liên kết với U, G liên kết với X.
  4. A liên kết với T, G liên kết với X.

BÀI 2. PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

Câu 1: Các loại bazơ nitơ có trong cấu trúc của phân tử ARN là

  1. ađênin, timin, guanin, xitôzin. B. ađênin, uraxin, guanin, xitôzin.
  2. ađênin, timin, guanin, xitôzin, uraxin. D. ađênin, purin, guanin, xitôzin.

Câu 2: Loại ARN nào mang bộ ba đối mã (anticôđon)?

  1. mARN. B. tARN.                    C. rARN.                    D. ARN của vi rút.

Câu 3: Dạng thông tin di truyền được sử dụng trực tiếp trong tổng hợp prôtêin là

  1. mARN. B. tARN.                    C. rARN.                    D. ADN.

Câu 4: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp dịch mã?

  1. mARN. B. tARN.                    C. Ribôxôm.              D. ADN.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng về phiên mã?

  1. Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn.
  2. Sự duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
  3. Sự truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài nhân.
  4. Sự tổng hợp các loại ARN như mARN, tARN, rARN.

Câu 6: Trên mạch khuôn tổng hợp ARN của gen, enzim ARN pôlimeraza đã di chuyển theo chiều

  1. từ 3’ đến 5’. B. từ giữa gen.                       C. chiều ngẫu nhiên.            D. từ 5’ đến 3’.

Câu 7: Hoạt động nào không đúng đối với enzim ARN pôlimeraza thực hiện phiên mã?

  1. ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – U, T – A, G – X, X – G) theo chiều 3’ đến 5’.
  2. Mở đầu phiên mã là enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn.
  3. ARN pôlimeraza đến cuối gen gặp tính hiệu kết thúc thì dừng và phân tử mARN vừa tổng hợp được giải phóng.
  4. ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – U, T – A, G – X, X – G) theo chiều 5’ đến 3’.

Câu 8: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là

  1. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
  2. A liên kết với X, G liên kết với T.
  3. A liên kết với U, G liên kết với X.
  4. A liên kết với T, G liên kết với X.

Câu 9: Trình tự nào sau đây phù hợp với trình tự nuclêôtit được phiên mã từ một gen có đoạn mạch bổ sung là AGX TTA GXA?

  1. TXG AAT XGT. B. UXG AAU XGU.
  2. AGX TTA GXA. D. AGX UUA GXA.

Câu 10: Trong quá trình phiên mã của một gen

  1. nhiều tARN được tổng hợp từ gen đó để phục vụ cho quá trình dịch mã.
  2. chỉ có một mARN được tổng hợp từ gen đó trong chu kì tế bào.
  3. nhiều rARN được tổng hợp từ gen đó để tham gia vào việc tạo nên các ribôxôm phục vụ cho quá trình dịch mã.
  4. có thể có nhiều mARN được tổng hợp theo nhu cầu prôtêin của tế bào.

Câu 11: Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit diễn ra ở bộ phận nào trong tế bào nhân thực?

  1. Nhân. B. Tế bào chất.          C. Màng tế bào.         D. Thể Gôngi.

Câu 12: Axit amin mêtiônin được mã hoá bởi mã bộ ba

  1. AUU. B. AUX.                     C. AUG.                     D. AUA.

Câu 13: ARN vận chuyển (tARN) mang axit amin mở đầu tiến vào ribôxôm có bộ ba đối mã là

  1. UAX. B. AUX.                     C. AUA.                     D. XUA.

Câu 14: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế dịch mã là

  1. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
  2. A liên kết với X, G liên kết với T.
  3. A liên kết với U, G liên kết với X.
  4. A liên kết với T, G liên kết với X.

Câu 15: Pôlixôm (pôliribôxôm) có vai trò gì?

  1. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục.
  2. Làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin cùng loại.
  3. Làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin khác loại.
  4. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác.

BÀI 3. ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN

Câu 1: Điều hoà hoạt động của gen chính là

  1. điều hoà lượng mARN của gen được tạo ra.
  2. điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
  3. điều hoà lượng tARN của gen được tạo ra.
  4. điều hoà lượng rARN của gen được tạo ra.

Câu 2: Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ được hiểu là

  1. gen có được dịch mã hay không.
  2. gen có được phiên mã và dịch mã hay không.
  3. gen có được biểu hiện kiểu hình hay không.
  4. gen có được phiên mã hay không.

Câu 3: Trình tự các gen trong 1 opêron Lac như sau:

  1. Gen điều hoà (R) vùng vận hành (O) các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A.
  2. Vùng khởi động (P) vùng vận hành (O) các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A.
  3. Vùng vận hành (O) vùng khởi động (P) các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A.
  4. Gen điều hoà (R)vùng khởi động (P) vùng vận hành (O)  các gen cấu trúc.

Câu 4: Điều nào sai đối với sự điều hòa của opêron lac ở E.coli?

  1. Sự phiên mã bị kì hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế.
  2. Khi môi trường chỉ có lactôzơ (chất cảm ứng) sẽ gắn vào prôtêin ức chế làm thay đổi cấu hình không gian, do đó nó không gắn vào được vùng O. Nhờ đó mARN pôlimeraza mới thực hiện được quá trình phiên mã ở nhóm gen cấu trúc.
  3. Khi môi trường không có lactôzơ, prôtêin ức chế gắn vào vùng O, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc, vì enzim phiên mã mARN pôlimeraza không hoạt động được.
  4. Khi môi trường có lactozơ, prôtêin ức chế gắn vào vùng O, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc, vì enzim phiên mã mARN pôlimeraza không hoạt động được.

Câu 5: Đối với opêron ở E.coli thì tín hiệu điều hoà hoạt động của gen được thể hiện là

  1. khi không có saccarôzơ, gen cấu trúc không được biểu hiện, còn khi trong môi trường tế bào chỉ có saccarôzơ thì gen cấu trúc mới được biểu hiện, nghĩa là được phiên mã để tổng hợp prôtêin.
  2. khi không có glucôzơ, gen cấu trúc không được biểu hiện, còn khi trong môi trường tế bào chỉ có glucôzơ thì gen cấu trúc mới được biểu hiện, nghĩa là được phiên mã để tổng hợp prôtêin.
  3. khi không có mantôzơ, gen cấu trúc không được biểu hiện, còn khi trong môi trường tế bào chỉ có mantôzơ thì gen cấu trúc mới được biểu hiện, nghĩa là được phiên mã để tổng hợp prôtêin.
  4. khi không có lactôzơ, gen cấu trúc không được biểu hiện, còn khi trong môi trường tế bào chỉ có lactôzơ thì gen cấu trúc mới được biểu hiện, nghĩa là được phiên mã để tổng hợp prôtêin.

Câu 6: Cơ chế điều hoà đối với opêron lac ở E.coli dựa vào tương tác của các yếu tố nào?

  1. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với vùng P.
  2. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với nhóm gen cấu trúc.
  3. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với vùng O.
  4. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với sự thay đổi của môi trường.

Câu 7: Đối với opêron ở E.coli thì tín hiệu điều hoà hoạt động của gen là

  1. đường lactôzơ. B. đường saccarôzơ. C. đường mantôzơ.   D. đường glucôzơ.

Câu 8: Sinh vật nhân sơ sự điều hoà ở các opêron chủ yếu diễn ra trong giai đoạn

  1. trước phiên mã. B. phiên mã.              C. dịch mã.                D. sau dịch mã.

Câu 9: Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà R là

  1. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã
  2. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi động.
  3. mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành.
  4. mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin.

Câu 10: Ở sinh vật nhân thực, sự điều hoà hoạt động của gen diễn ra

  1. ở giai đoạn trước phiên mã. B. ở giai đoạn phiên mã.
  2. ở giai đoạn dịch mã. D. từ trước phiên mã đến sau dịch mã.

BÀI 4. ĐỘT BIẾN GEN

Câu 1: Đột biến là

  1. những biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử.
  2. những biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ tế bào.
  3. những biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ NST.
  4. những biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử hay cấp độ tế bào.

Câu 2: Đột biến gen là

  1. sự biến đổi tạo ra những alen mới.
  2. sự biến đổi tạo nên những kiểu hình mới.
  3. sự biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong gen.
  4. sự biến đổi một cặp nuclêôtit trong gen.

Câu 3: Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến

  1. đã biểu hiện ra kiểu hình. B. nhiễm sắc thể.
  2. gen hay đột biến nhiễm sắc thể. D. gen.

Câu 4: Đột biến gen xảy ra ở những sinh vật nào?

  1. Sinh vật nhân sơ. B. Sinh vật nhân thực đa bào.
  2. Sinh vật nhân thực đơn bào. D. tất cả các loài sinh vật.

Câu 5: Trong những dạng đột biến sau, những dạng nào thuộc đột biến gen?

I – Mất một cặp nuclêôtit.

II – Mất đoạn làm giảm số gen.

III – Đảo đoạn làm trật tự các gen thay đổi.

IV – Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.

V – Thêm một cặp nuclêôtit.

VI – Lặp đoạn làm tăng số gen.

Tổ hợp trả lời đúng là:

  1. I, II, V. B. II, III, VI.                C. I, IV, V.                  D. II, IV, V.

Câu 6: Nguyên nhân gây đột biến gen do

  1. các bazơ nitơ bắt cặp sai NTBS trong tái bản ADN, do sai hỏng ngẫu nhiên, do tác động của tác nhân vật lí, hoá học, sinh học của môi trường.
  2. sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trường.
  3. C. sự bắt cặp không đúng, tác nhân vật lí của môi trường, tác nhân sinh học của môi trường.
  4. tác nhân vật lí, tác nhân hoá học của môi trường trong hay môi tường ngoài cơ thể.

Câu 7: Loại đột biến gen được phát sinh do sự bắt cặp nhầm giữa các nuclêôtit không theo nguyên tắc bổ sung khi ADN nhân đôi là

  1. thêm một cặp nuclêôtit.
  2. thêm 2 cặp nuclêôtit.
  3. mất một cặp nuclêôtit.
  4. thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác.

Câu 8: Dạng đột biến gen thay thế một cặp nuclêôtit được hình thành thường phải qua

  1. 4 lần tự sao của ADN. B. 3 lần tự sao của ADN.
  2. 2 lần tự sao của ADN. D. 1 lần tự sao của ADN.

Câu 9: Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong tái bản tạo nên

  1. nên 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau.
  2. đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X.
  3. đột biến thay thế cặp G – X bằng cặp A – T.
  4. sự sai hỏng ngẫu nhiên.

Câu 10: Tác nhân hoá học 5 – brôm uraxin (5 – BU) là chất đồng đẳng của timin gây đột biến dạng

  1. mất cặp A – T. B. mất cặp G – X.
  2. thay thế cặp A – T bằng cặp G – X. D. thay thế cặp G – X bằng cặp A – T.

Câu 11: Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác ở trong gen nhưng không làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin được tổng hợp. Nguyên nhân là do

  1. mã di truyền có tính thoái hoá. B. mã di truyền có tính phổ biến.
  2. mã di truyền có tính đặc hiệu. D. mã di truyền là mã bộ ba.

Câu 12: Tác động của tác nhân vật lí như tia tử ngoại (UV)

  1. hình thành dạng đột biến thêm A.
  2. hình thành dạng đột biến mất A.
  3. làm cho 2 phân tử timin trên cùng một mạch ADN liên kết với nhau.
  4. đột biến A – T G – X.

Câu 13: Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào

  1. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.
  2. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
  3. sức đề kháng của từng cơ thể đối với điều kiện sống.
  4. điều kiện sống của sinh vật.

Câu 14: Đặc điểm biểu hiện của đột biến gen là

  1. riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, vô hướng. B. biến đổi đồng loạt theo 1 hướng xác định.
  2. riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, có hướng. D. riêng lẻ, đột ngột, có lợi và vô hướng.

Câu 15: Alen đột biến luôn biểu hiện ra kiểu hình khi

  1. alen đột biến trong tế bào sinh dục. B. alen đột biến trong tế bào sinh dưỡng.
  2. alen đột biến là alen trội. D. alen đột biến hình thành trong nguyên phân.

BÀI 5. NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

Câu 1: Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể có vai trò gì?

  1. Tạo thuận lợi cho sự phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
  2. Tạo thuận lợi cho sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
  3. Tạo thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
  4. Giúp tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể.

Câu 2: Thông tin di truyền được truyền đạt tương đối ổn định qua các thế hệ tế bào trong cơ thể nhờ

  1. quá trình phiên mã của ADN.
  2. cơ chế tự sao của ADN cùng với sự phân li đồng đều của NST qua nguyên phân.
  3. kết hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
  4. quá trình dịch mã.

Câu 3: Số lượng NST trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài phản ánh

  1. mức độ tiến hoá của loài. B. mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
  2. tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài. D. số lượng gen của mỗi loài.

Câu 4: Cặp NST tương đồng là cặp NST

  1. giống nhau về hình dạng nhưng khác về kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.
  2. giống nhau về hình dạng, kích thước và có cùng nguồn gốc hoặc từ bố hoặc từ mẹ.
  3. giống nhau về hình dạng, kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.
  4. khác nhau về hình dạng nhưng giống nhau về kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.

Câu 5: Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi

  1. số lượng, hình dạng, cấu trúc NST. B. số lượng, hình thái NST.
  2. số lượng, cấu trúc NST. D. số lượng không đổi.

Câu 6: Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm

  1. phân tử histôn được quấn bởi một đoạn ADN dài 156 cặp nuclêôtit.
  2. lõi 8 phân tử histôn được một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh vòng.
  3. 9 phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN chứa 140 cặp nuclêôtit.
  4. lõi là một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit được bọc ngoài bởi 8 phân tử prôtêin histôn.

Câu 7: Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự

  1. phân tử ADNnuclêôxôm sợi cơ bản sợi nhiễm sắc crômatit.
  2. phân tử ADNsợi cơ bản nuclêôxôm sợi nhiễm sắc crômatit.
  3. phân tử ADNnuclêôxôm sợi nhiễm sắc sợi cơ bản crômatit.
  4. phân tử ADNsợi cơ bản sợi nhiễm sắc nuclêôxôm crômatit.

Câu 8: Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau: gen bẹ lá màu xanh nhạt – gen lá láng bóng – gen có lông ở lá – gen màu sôcôla ở lá bì. Người ta phát hiện ở một số dòng ngô đột biến có trật tự như sau: gen bẹ lá màu xanh nhạt – gen có lông ở lá – gen lá láng bóng – gen màu sôcôla ở lá bì. Dạng đột biến nào đã xảy ra?

  1. Chuyển đoạn. B. Lặp đoạn.              C. Đảo đoạn.             D. Mất đoạn.

Câu 9: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST sau đây, dạng nào thường gây hậu quả lớn nhất?

  1. Lặp đoạn NST. B. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ.
  2. Đảo đoạn NST. D. Mất đoạn lớn NST.

Câu 10: Người ta vận dụng dạng đột biến nào để loại bỏ những gen có hại?

  1. Lặp đoạn NST. B. Chuyển đoạn.       C. Đảo đoạn NST.     D. Mất đoạn NST.

Câu 11: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm tăng cường hay giảm bớt sự biểu hiện tính trạng ở sinh vật là

  1. mất đoạn.              B. đảo đoạn.              C. lặp đoạn.               D. chuyển đoạn.

Câu 12: Ở người, mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 sẽ gây nên bệnh

  1. ung thư máu. B. bạch Đao.              C. máu khó đông.     D. hồng cầu hình liềm.

BÀI 6. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

Câu 1: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể có liên quan tới

  1. một hoặc một số cặp NST. B. một số cặp NST.
  2. một số hoặc toàn bộ các cặp NST. D. toàn bộ các cặp NST.

Câu 2: Đột biến làm thay đổi số lượng của một hay vài cặp NST tương đồng được gọi là

  1. đột biến đa bội chẵn. B. đột biến lệch bội.
  2. đột biến đa bội lẻ. D. đột biến cấu trúc NST.

Câu 4: Một cá thể sinh vật có tất cả các tế bào xôma đều thừa một nhiễm sắc thể ở một cặp nhất định so với bình thường. Cá thể đó được gọi là

  1. thể tam bội. B. thể một.                 C. thể ba.                    D. thể khuyết.

Câu 5: Trường hợp nào dưới đây không thuộc thể lệch bội?

  1. Tế bào sinh dưỡng mang 3 NST về một cặp NST nào đó.
  2. Tế bào sinh dưỡng có bộ NST 3n.
  3. Tế bào sinh dưỡng thiếu một NST trong bộ NST.
  4. Tế bào sinh dưỡng thiếu hẵn một cặp NST trong bộ NST.

Câu 6: Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ dẫn tới kết quả gì?

  1. Tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.
  2. Chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến còn các tế bào sinh dục thì không mang đột biến.
  3. Trong cơ thể có hai dòng tế bào là dòng tế bào bình thường và dòng tế bào mang đột biến.
  4. Chỉ các tế bào sinh dục mang đột biến còn các tế bào sinh dưỡng thì không mang đột biến.

Câu 7: Cơ chế phát sinh các giao tử (n – 1) và (n + 1) là do

  1. một cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân.
  2. một cặp NST tương đồng không được nhân đôi.
  3. thoi vô sắc không được hình thành.
  4. cặp NST tương đồng không xếp song song ở kì giữa I của giảm phân.

Câu 8: Thể lệch bội nào dưới đây dễ xảy ra hơn?

  1. Thể hai (2n + 2). B. Thể một (2n – 1 – 1).
  2. Thể ba (2n + 1). D. Thể không (2n – 2).

Câu 9: Những tế bào mang bộ NST lệch bội nào sau đây được hình thành trong nguyên phân?

  1. 2n + 1, 2n – 1, 2n + 2, 2n – 2. B. 2n + 1, 2n – 1, 2n + 2, n – 2.
  2. 2n + 1, 2n – 1, 2n + 2, n + 2. D. 2n + 1, 2n – 1, 2n + 2, n + 1.

Câu 10: Ở người, thể lệch bội có ba NST 21 sẽ gây ra

  1. bệnh ung thư máu. B. hội chứng Đao.
  2. hội chứng mèo kêu. D. hội chứng Claiphentơ.

Câu 11: Cơ thể sinh vật mà trong nhân tế bào sinh dưỡng có số lượng bộ NST tăng lên bội số nguyên lần (3n, 4n, 5n…) là dạng nào trong các dạng sau đây?

  1. Thể lưỡng bội. B. Thể đơn bội.         C. Thể đa bội.                        D. Thể lệch bội.

Câu 12: Thể tự đa bội nào sau đây dễ tạo thành hơn qua giảm phân và thụ tinh ở thể lưỡng bội?

  1. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 4n tạo hợp tử 6n.
  2. Giao tử n kết hợp với giao tử 2n tạo hợp tử 3n.
  3. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 2n tạo hợp tử 4n.
  4. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 3n tạo hợp tử 5n.

Câu 13: Cơ thể tứ bội được tạo thành không phải do

  1. sự thụ tinh của hai giao tử 2n thuộc hai cá thể khác nhau.
  2. sự tạo thành giao tử 2n từ thể 2n và sự thụ tinh của 2 giao tử này.
  3. NST ở hợp tử nhân đôi nhưng không phân li.
  4. NST ở tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li.

Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thể tự đa bội?

  1. Phát triển khoẻ, chống chịu tốt. B. Tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ.
  2. Tăng khả năng sinh sản. D. Kích thước tế bào lớn hơn tế bào bình thường.

Câu 15: Sự khác nhau cơ bản của thể dị đa bội (song nhị bội) so với thể tự đa bội là

  1. tổ hợp các tính trạng của cả hai loài khác nhau.
  2. tế bào mang cả hai bộ NST của hai loài khác nhau.
  3. khả năng tổng hợp chất hữu cơ kém hơn.
  4. khả năng phát triển và sức chống chịu bình thường.

Câu 16: So với thể lệch bội thì thể đa bội có giá trị thực tiễn hơn như

  1. khả năng nhân giống nhanh hơn. B. cơ quan sinh dưỡng lớn hơn.
  2. ổn định hơn về giống. D. khả năng tạo giống tốt hơn

CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

BÀI 8. QUY LUẬT PHÂN LI

Câu 1: Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các nội dung:

1 – Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.

2 – Lai các dòng thuần và phân tích các kết quả F1, F2, F3.

3 – Tiến hành thí nghiệm chứng minh.

4 – Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn.

  1. 4 2  3  1.                                                B. 4  2  1  3.
  2. 4 3  2  1.                                                D. 4  1  2  3.

Câu 2: Điểm độc đáo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen là gì?

  1. Kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trước khi đem lai.
  2. Dùng toán học thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ sau.
  3. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản.
  4. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ thuần chủng.

Câu 3: Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly là

  1. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
  2. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của các alen trong cặp.
  3. sự phân li của các alen trong cặp trong giảm phân.
  4. sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.

Câu 4: Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là

  1. mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc của mẹ.
  2. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn.
  3. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1 : 2 : 1.
  4. ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn.

Câu 7: Menđen đã tiến hành việc lai phân tích bằng cách

  1. lai giữa hai cơ thể có kiểu hình trội với nhau.
  2. lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
  3. lai giữa cơ thể đồng hợp với cá thể mang kiểu hình lặn.
  4. lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang kiểu hình lặn.

Câu 8: Phép lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích?

  1. Aa x aa; II. Aa x Aa; III. AA x aa;   IV. AA x Aa; V. aa x aa.

Câu trả lời đúng là:

  1. I, III, V. B. I, III .                       C. II, III.                      D. I, V.

Câu 9: Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, Menđen đã phát hiện được điều gì ở thế hệ con lai?

  1. Ở thế hệ con lai chỉ biểu hiện một trong hai kiểu hình của bố hoặc mẹ.
  2. Ở thế hệ con lai biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
  3. Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống bố.
  4. Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ.

Câu 10: Kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen đã phát hiện ra kiểu tác động nào của gen?

  1. Alen trội tác động bổ trợ với alen lặn tương ứng.
  2. Alen trội và lặn tác động đồng trội.
  3. Alen trội át chế hoàn toàn alen lặn tương ứng.
  4. Alen trội át chế không hoàn toàn alen lặn tương ứng.

Câu 11: Khi đem lai phân tích các cá thể có kiểu hình trội F2, Menđen đã nhận biết được điều gì?

  1. 100% cá thể F2 có kiểu gen giống nhau.
  2. F2 có kiểu gen giống P hoặc có kiểu gen giống F1.
  3. 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P : 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1.
  4. 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P : 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1.

Câu 12: Kết quả thực nghiệm tỉ lệ 1 : 2 : 1 về kiểu gen luôn đi đôi với tỉ lệ 3 : 1 về kiểu hình khẳng định điều nào trong giả thuyết của Menđen là đúng?

  1. Mỗi cá thể đời P cho 1 loại giao tử mang alen khác nhau.
  2. Mỗi cá thể đời F1 cho 1 loại giao tử mang alen khác nhau.
  3. Cá thể lai F1 cho 2 loại giao tử khác nhau với tỉ lệ 3 : 1.
  4. Thể đồng hợp cho 1 loại giao tử, thể dị hợp cho 2 loại giao tử có tỉ lệ 1 : 1.

Câu 13: Một gen quy định một tính trạng, muốn nhận biết một cá thể là đồng hợp hay dị hợp về tính trạng đang xét, người ta thường tiến hành

1- Lai phân tích;       2 – Cho ngẫu phối các cá thể cùng lứa;     3 – Tự thụ phấn.

  1. 1, 2. B. 1, 3.                                    C. 2, 3.                                    D. 1, 2, 3.

BÀI 9. QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP

Câu 1: Theo dõi thí nghiệm của Menđen, khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn với nhau thu được F1 đều hạt vàng, trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là

  1. 9 vàng, nhăn: 3 vàng, trơn : 3 xanh, nhăn : 1 xanh, trơn.
  2. 9 vàng, trơn : 3 xanh, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 vàng, nhăn.
  3. 9 vàng, nhăn: 3 xanh, nhăn : 3 vàng, trơn : 1 xanh, trơn.
  4. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.

Câu 2: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình sẽ thế nào?

  1. 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.
  2. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.
  3. 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
  4. 4 vàng, trơn : 4 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.

Câu 3: Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập vì

  1. tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.
  2. tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội : 1 lặn.
  3. F2 có 4 kiểu hình.
  4. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp.

Câu 4: Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập là

  1. sự tự nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
  2. sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.
  3. các gen nằm trên các nhiễm sắc thể.
  4. do có sự tiếp hợp và trao đổi chéo.

Câu 5: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về

  1. sự phân li độc lập của các tính trạng.
  2. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.
  3. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.
  4. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.

Câu 6: Định luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng

  1. biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.
  2. hoán vị gen.
  3. liên kết gen hoàn toàn.
  4. các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh.

Câu 7: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly độc lập?

  1. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.
  2. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng.
  3. mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng.
  4. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.

Câu 8: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a – thân thấp; B – quả tròn, b – quả bầu dục. Cho cây cà chua thân cao, quả tròn lai với thân thấp, quả bầu dục F1 sẽ cho kết quả như thế nào nếu P thuần chủng? (biết các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình hình thành giao tử  và tính trạng thân cao, quả tròn là trội so với thân thấp, quả bầu dục).

  1. 100% thân cao, quả tròn.
  2. 50% thân cao, quả tròn : 50% thân thấp, quả bầu dục.
  3. 50% thân cao, quả bầu dục : 50% thân thấp, quả tròn.
  4. 100% thân thấp, quả bầu dục.

Câu 9: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Cơ thể mang kiểu gen BbDdEEff  khi giảm phân bình thường sinh ra các kiểu giao tử là

  1. B, B, D, d, E, e, F, f. B. BDEf, bdEf, BdEf, bDEf.
  2. BbEE, Ddff, BbDd, Eeff. D. BbDd, Eeff, Bbff, DdEE.

Câu 10: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Cho cá thể mang kiểu gen AabbDDEeFf  tự thụ phấn thì số tổ hợp giao tử tối đa là

  1. 32. B. 64.                          C. 128.                                    D. 256

BÀI 10. TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN

Câu 1: Tương tác gen là

  1. một gen chi phối nhiều tính trạng.
  2. hiện tượng gen đa hiệu.
  3. nhiều gen không alen cùng chi phối một tính trạng.
  4. di truyền đa gen.

Câu 2: Một loài thực vật, nếu có cả hai gen A và B trong cùng kiểu gen cho màu hoa đỏ, các kiểu gen khác sẽ cho hoa màu trắng. Cho lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen, kết quả ở F2 như thế nào?

  1. 1 hoa đỏ : 3 hoa trắng. B. 3 hoa đỏ : 1hoa trắng.
  2. 1 hoa đỏ : 1hoa trắng. D. 100% hoa đỏ.

Câu 3: Tính trạng màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế

  1. 1 gen chi phối nhiều tính trạng.
  2. nhiều gen không alen quy định nhiều tính trạng.
  3. nhiều gen không alen cùng chi phối 1 tính trạng.
  4. 1 gen bị đột biến thành nhiều alen.

Câu 4: Giống lúa thứ nhất với kiểu gen aabbdd cho 6 gam hạt trên mỗi bông. Giống lúa thứ hai với kiểu gen AABBDD cho 12 gam hạt trên mỗi bông. Cho hai giống lúa có kiểu gen AABBdd và aabbDD thụ phấn với nhau được F1. Khối lượng hạt trên mỗi bông của F1 là bao nhiêu?

  1. 9 gam. B. 8 gam.                    C. 10 gam.                  D. 7 gam.

Câu 5: Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen phân li độc lập tác động theo kiểu cộng gộp Aa, Bb, Cc). Mỗi alen trội khi có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 20 cm, cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Chiều cao của cây thấp nhất là

  1. 90 cm. B. 120 cm.                 D. 80 cm.                   D. 60 cm.

Câu 6: Trong tương tác cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào nhiều cặp gen thì

  1. tạo ra một dãy tính trạng với nhiều tính trạng tương ứng.
  2. làm xuất hiện những tính trạng mới chưa có ở bố mẹ.
  3. sự khác biệt về kiểu hình giữa các kiểu gen càng nhỏ.
  4. càng có sự khác biệt lớn về kiểu hình giữa các tổ hợp gen khác nhau.

Câu 7: Thế nào là gen đa hiệu?

  1. Gen tạo ra nhiều loại mARN.
  2. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác.
  3. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
  4. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao.

BÀI 11. LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN

Câu 1: Để phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn, Moocgan đã

  1. cho các con lai F1 của ruồi giấm bố mẹ thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt giao phối với nhau.
  2. lai phân tích ruồi cái F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.
  3. lai phân tích ruồi đực F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.
  4. lai hai dòng ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.

Câu 2: Ở ruồi giấm, thân xám trội so với thân đen, cánh dài trội so cới cánh cụt. Khi lai ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài. Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ

  1. 4 xám, dài : 1 đen, cụt. B. 3 xám, dài : 1 đen, cụt.
  2. 2 xám, dài : 1 đen, cụt. D. 1 xám, dài : 1 đen, cụt.

Câu 3: Khi lai ruồi giấm thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài. Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ: 1 xám, dài : 1 đen, cụt. Để giải thích kết quả phép lai Moocgan cho rằng:

  1. các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh nằm trên một NST.
  2. các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh nằm trên một NST và liên kết hoàn toàn.
  3. màu sắc thân và hình dạng cánh do 2 gen nằm ở 2 đầu mút NST quy định.
  4. do tác động đa hiệu của gen.

Câu 4: Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là

  1. sự không phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.
  2. các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau.
  3. sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng.
  4. các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.

Câu 5: Điều nào sau đây không đúng với nhóm gen liên kết?

  1. Các gen nằm trên một NST tạo thành nhóm gen liên kết.
  2. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó.
  3. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ lưỡng bội (2n) của loài đó.
  4. Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.

Câu 6: Một giống cà chua có alen A quy định thân cao, a quy định thân thấp, B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục, các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ kiểu gen 1 : 2 : 1?

  1. . B. . C. .              D. .

Câu 7: Cơ sở tế bào học của tái tổ hợp gen là

  1. sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng đưa đến sự hoán vị các alen.
  2. sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng đưa đến sự hoán vị các gen alen, tạo ra sự tổ hợp lại các gen không alen.
  3. sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng trên 2 crômatit của cùng một nhiễm sắc thể.
  4. sự trao đổi chéo những đoạn không tương ứng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

Câu 8: Tần số hoán vị gen (tái tổ hợp gen) được xác định bằng

  1. tổng tỉ lệ của hai loại giao tử mang gen hoán vị và không hoán vị.
  2. tổng tỉ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị.
  3. tổng tỉ lệ các kiểu hình giống P.
  4. tổng tỉ lệ các kiểu hình khác P.

Câu 9: Hiện tượng di truyền nào làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật?

  1. Phân li độc lập. B. Hoán vị gen.         C. Liên kết gen.         D. Tương tác gen.

Câu 10: Ý nghĩa thực tiễn của sự di truyền liên kết hoàn toàn là gì?

  1. Để xác định số nhóm gen liên kết.
  2. Đảm bảo sự di truyền bền vững các tính trạng.
  3. Đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý, nhờ đó người ta chọn lọc đồng thời được cả nhóm tính trạng có giá trị.
  4. Để xác định được số nhóm gen liên kết của loài.

Câu 11: Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

  1. Làm giảm nguồn biến dị tổ hợp. B. Tổ hợp các gen có lợi về cùng NST.
  2. Tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập. D. Làm giảm kiểu hình trong quần thể.

Câu 12: Việc lập bản đồ di truyền NST có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

  1. Tránh khỏi việc mày mò trong việc chọn cặp lai.
  2. Giúp cho việc hiểu biết khái quát về các nhóm gen liên kết.
  3. Giúp cho việc hiểu biết khái quát về các tính trạng của loài.
  4. Có được hoạch định chọn lọc các tính trạng có lợi.

BÀI 12. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN

Câu 1: Giới tính của cơ thể được xác định chủ yếu do yếu tố nào sau đây?

  1. Cơ chế NST giới tính.
  2. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong cơ thể.
  3. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngoài cơ thể.
  4. Chuyển đổi giới tính trong quá trình phát sinh cá thể.

Câu 2: Vì sao nói cặp XY là cặp tương đồng không hoàn toàn?

  1. Vì NST X mang nhiều gen hơn NST Y.
  2. Vì NST X có đoạn mang gen còn NST Y thì không có gen tương ứng.
  3. Vì NST X và Y đều có đoạn mang cặp gen tương ứng.
  4. Vì NST X dài hơn NST Y.

Câu 3: Ý nghĩa thực tiễn của di truyền giới tính là gì?

  1. Điều khiển tỉ lệ đực, cái và giới tính trong quá trình phát triển cá thể.
  2. Phát hiện các yếu tố của môi trường ngoài cơ thể ảnh hưởng đến giới tính.
  3. Phát hiện các yếu tố của môi trường trong cơ thể ảnh hưởng đến giới tính.
  4. Điều khiển giới tính của cá thể.

Câu 4: Cặp NST giới tính quy định giới tính nào dưới đây không đúng?

  1. Ở người, XX – nữ, XY – nam. B. Ở ruồi giấm, XX – đực, XY – cái.
  2. Ở gà, XX – trống, XY – mái. D. Ở lợn, XX – cái, XY – đực.

Câu 5: Bệnh máu khó đông ở người được xác định bởi gen lặn h nằm trên NST X. Một người phụ nữ mang gen bệnh ở thể dị hợp lấy chồng khoẻ mạnh thì khả năng biểu hiện bệnh của những đứa con của họ như thế nào?

  1. 100% con trai bị bệnh. B. 50% con trai bị bệnh.
  2. 25% con trai bị bệnh. D. 12,5% con trai bị bệnh.

Câu 6: Bệnh mù màu (do gen lặn gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ vì nam giới

  1. chỉ cần mang 1 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
  2. cần mang 2 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
  3. chỉ cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 1 gen lặn mới biểu hiện.
  4. cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
READ:  Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Câu 7: Hiện tượng di truyền thẳng trong di truyền các tính trạng liên kết với giới tính là hiện tượng

  1. bố XY truyền gen cho tất cả các con gái XX.
  2. thay đổi vai trò làm cha hay làm mẹ trong quá trình lai.
  3. di truyền mà gen lặn nằm trên NST Y.
  4. gen trên NST Y ở cá thể mang cặp NST XY luôn truyền cho con cùng giới.

Câu 8: Trong sự di truyền qua tế bào chất (di truyền ngoài nhân) thì vai trò của bố, mẹ như thế nào?

  1. Vai trò của bố và mẹ là như nhau đối với sự di truyền tính trạng.
  2. Vai trò của bố và mẹ là khác nhau đối với sự di truyền tính trạng.
  3. Vai trò của bố lớn hơn vai trò của mẹ đối với sự di truyền tính trạng.
  4. Vai trò của mẹ lớn hơn hoàn toàn vai trò của bố đối với sự di truyền tính trạng.

Câu 9: Điều nào dưới đây không đúng đối với di truyền ngoài NST?

  1. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.
  2. Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
  3. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
  4. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau.

Câu 10: Ý nghĩa nào sau đây không đúng với phép lai thuận nghịch?

  1. Phát hiện các gen di truyền liên kết giới tính.
  2. Phát hiện các gen di truyền ngoài nhân.
  3. Xác định các cặp bố mẹ phù hợp trong phương pháp lai khác dòng tạo ưu thế lai.
  4. Kiểm tra kiểu gen của cơ thể có kiểu hình trội.

BÀI 13. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN

Câu 1: Yếu tố “giống” trong sản xuất nông nghiệp tương đương với yếu tố nào sau đây?

  1. Môi trường. B. Kiểu gen.               C. Kiểu hình.             D. Năng suất.

Câu 2: Điều nào sau đây không đúng về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình?

  1. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.
  2. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
  3. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
  4. Trong quá trình biểu hiện kiểu hình, kiểu gen chịu nhiều tác động khác nhau của môi trường ngoài cơ thể.

Câu 3: Màu lông ở thỏ Himalaya được hình thành phụ thuộc vào yếu tố nào?

  1. Chế độ chiếu sáng của môi trường. B. Nhiệt độ.
  2. Độ ẩm. D. Chế độ dinh dưỡng.

Câu 4: Thường biến là gì?

  1. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu gen do tác động của môi trường.
  2. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng một kiểu gen.
  3. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của nhiều kiểu gen.
  4. Là những biến đổi về kiểu gen do tác động của môi trường.

Câu 5: Sự mềm dẻo của kiểu hình có nghĩa là

  1. một kiểu hình có thể do kiểu gen quy định trong quá trình phát triển của cơ thể.
  2. một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.
  3. nhiều kiểu gen biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.
  4. một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trong cùng một điều kiện môi trường.

Câu 6: Tính chất của thường biến là gì?

  1. Định hướng, di truyền. B. Đột ngột, không di truyền.
  2. Đồng loạt, định hướng, di truyền. D. Đồng loạt, định hướng, không di truyền.

Câu 7: Nguyên nhân phát sinh thường biến là

  1. do rối loạn sinh lý, sinh hoá nội bào. B. do tác động của tác nhân hoá học.
  2. do tác động trực tiếp của điều kiện sống. D. do tác động của tác nhân vật lí.

Câu 8: Một trong những đặc điểm của thường biến là

  1. không thay đổi kiểu gen và kiểu hình. B. thay đổi kểu gen, không thay đổi kiểu hình.
  2. thay đổi kiểu gen và kiểu hình. D. thay đổi kiểu hình, không thay đổi kiểu gen.

Câu 9: Vai trò của thường biến đối với tiến hoá?

  1. Là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá.
  2. Là nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá.
  3. Có ý nghĩa gián tiếp đối với tiến hoá.
  4. Không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hoá.

Câu 10: Thường biến có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

  1. Thường biến có làm thay đổi kiểu gen của cơ thể.
  2. Thường biến có ý nghĩa trực tiếp quan trọng trong chọn giống và tiến hoá.
  3. Thường biến giúp sinh vật tiến hóa hơn
  4. Thường biến giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi thường xuyên và không thường xuyên của môi trường.

CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

Bài 16, 17: Cấu trúc di truyền của quần thể

Câu 1: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên

  1. vốn gen của quần thể. B. kiểu gen của quần thể.
  2. kiểu hình của quần thể. D. thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 2: Tần số tương đối của một alen (tần số alen) được tính bằng

  1. tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quần thể.
  2. tỉ lệ phần trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể.
  3. tỉ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể.
  4. tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể.

Câu 3: Điều nào sau đây nói về quần thể tự phối là không đúng?

  1. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ.
  2. Thể hiện tính đa hình.
  3. Số lượng cá thể đồng hợp tăng, số thể dị hợp giảm qua các thế hệ.
  4. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

Câu 4: Một cá thể có kiểu gen AaBb sau một thời gian thực hiện giao phối gần, số dòng thuần xuất hiện là

  1. 4. B. 6.                            C. 8.                            D. 2.

Câu 5: Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng 1 cá thể có kiểu gen Aa. Ở thế hệ tự thụ thứ n, kết quả sẽ là

  1. ; . B. ; .
  2. ;. D. ;

Câu 6: Thành phần kiểu gen của một quần thể ngẫu phối có tính chất

  1. đặc trưng và không ổn định. B. đặc trưng và ổn định.
  2. không đặc trưng nhưng ổn định.             D. không đặc trưng và không ổn định.

Câu 7: Điều nào dưới đây nói về quấn thể ngẫu phối là không đúng?

  1. Đặc trưng về tần số tương đối của các alen.
  2. Điểm đặc trưng của quần thể giao phối là sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể.
  3. Có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa dạng về kiểu hình.
  4. Các cá thể trong những quần thể khác nhau trong cùng một loài không giao phối với nhau.

Câu 8: Mỗi quần thể giao phối là kho dự trữ biến dị vô cùng phong phú vì

  1. tính có hại của đột biến đã được trung hoà qua giao phối.
  2. chọn lọc tự nhiên diễn ra theo nhiều hướng khác nhau.
  3. số cặp gen dị hợp trong quần thể giao phối là khá lớn.
  4. phần lớn các biến dị là di truyền được.

Câu 9: Định luật Hacđi – Vanbec phản ánh

  1. sự cân bằng di truyền trong quần thể. B. sự ổn định của tần số tương đối các alen trong quần thể.
  2. sự mất ổn định của tần số các alen trong quần thể. D. trạng thái động của quần thể.

Câu 10: Bản chất của định luật Hacđi – Vanbec là

  1. sự ngẫu phối diễn ra. B. tần số của các alen ở mỗi gen không đổi.
  2. có những điều kiện nhất định. D. tần số tương đối của các kiểu gen không đổi.

Câu 11: Ý nghĩa nào dưới đây không phải của định luật Hacđi – Vanbec?

  1. Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định qua thời gian dài.
  2. Từ tỉ lệ cá thể có kiểu hình lặn đột biến có thể suy ra được tần số của alen lặn đột biến đó trong quần thể.
  3. Có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số các alen từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể.
  4. Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của sự tiến hoá.

Câu 12: Điều kiện quan trọng nhất để định luật Hacđi – Vanbec nghiệm đúng là

  1. không có đột biến. B. không có chọn lọc.
  2. quần thể có số lượng cá thể lớn. D. quần thể giao phối ngẫu nhiên.

Câu 13: Quần thể giao phối có tính đa hình về di truyền vì

  1. các cá thể giao phối tự do nên các gen được tổ hợp với nhau tạo ra nhiều loại kiểu gen.
  2. quần thể dễ phát sinh các đột biến nên tạo ra tính đa hình về di truyền.
  3. các cá thể giao phối tự do nên đã tạo điều kiện cho đột biến được nhân lên.
  4. quần thể là đơn vị tiến hoá của loài nên phải có tính đa hình về di truyền.
  5. Quần thể I và II. B. Quần thể I và III.  C. Quần thể I và IV.  D. Quần thể II và IV.

Câu 14: Một quần thể có cấu trúc di truyền: 0,4 AA + 0,4 Aa + 0,2 aa = 1. Quần thể đạt trạng thái cân bằng qua mấy thế hệ ngẫu phối?

  1. 1 thế hệ. B. 2 thế hệ.                B. 3 thế hệ.                D. 4 thế hệ.

CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

BÀI 18. CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP

Câu 1: Khâu đầu tiên của nhà chọn giống cần làm để tạo giống mới là

  1. tạo dòng thuần. B. tạo nguồn biến dị di truyền.
  2. chọn lọc bố mẹ. D. tạo môi trường thích hợp cho giống mới.

Câu 2: Biến dị tổ hợp là

  1. những kiểu hình khác P xuất hiện ở thế hệ lai thứ nhất do sự tổ hợp lại hay tương tác của các gen ở P.
  2. những kiểu hình khác P chỉ xuất hiện ở thế hệ lai thứ hai do sự tổ hợp lại hay tương tác của các gen ở P.
  3. những kiểu hình khác P xuất hiện ở các thế hệ lai do sự tổ hợp lại hay tương tác của các gen ở P.
  4. những kiểu hình khác P chỉ xuất hiện ở thế hệ lai thứ ba do sự tổ hợp lại hay tương tác của các gen ở P.

Câu 3: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối gần nhằm mục đích gì?

  1. Tạo dòng thuần mang các đặc tính mong muốn. B. Tạo ưu thế lai so với thế hệ bố mẹ.
  2. Tổng hợp các đặc điểm quý từ các dòng bố mẹ. D. Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống.

Câu 4: Giả thiết siêu trội trong ưu thế lai là gì?

  1. Cơ thể dị hợp tốt hơn thể đồng hợp, do hiệu quả bổ trợ giữa 2 alen khác nhau về chức phận trong cùng một lôcut trên 2 NST của cặp tương đồng.
  2. Các alen trội thường có tác dụng có lợi nhiều hơn các alen lặn, tác động cộng gộp giữa các gen trội có lợi dẫn đến ưu thế lai.
  3. Trong cơ thể dị hợp, alen trội có lợi át chế sự biểu hiện của các alen lặn có hại, không cho các alen này biểu hiện.
  4. Cơ thể lai nhận được các đặc tính tốt ở cả bố và mẹ nên tốt hơn bố mẹ.

Câu 5: Phương pháp nào dưới đây tạo ưu thế lai tốt nhất?

  1. Lai khác nòi. B. Lai khác dòng.     C. Lai khác loài.       D. Lai khác thứ.

Câu 6: Trong quần thể, ưu thế lai chỉ cao nhất ở F1 và giảm dần ở các thế hệ sau vì

  1. tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng. B. tỉ lệ dị hợp tăng, tỉ lệ đồng hợp giảm.
  2. tỉ lệ phát sinh biến dị tổ hợp giảm nhanh. D. tần số đột biến tăng.

Câu 7: Phương pháp nào sau đây đạt hiệu quả tốt nhất trong việc duy trì ưu thế lai ở một giống cây trồng?

  1. Cho tự thụ phấn bắt buộc. B. Nhân giống vô tính bằng giâm cành.
  2. Nuôi cấy mô. D. Trồng bằng hạt đã qua chọn lọc.

BÀI 19. TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Câu 1: Mục đích của việc gây đột biến ở vật nuôi và cây trồng là

  1. làm tăng khả năng sinh sản của cá thể. B. tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống.
  2. làm tăng năng suất ở vật nuôi, cây trồng. D. loại bỏ tính trạng không mong muốn.

Câu 2: Điều nào dưới đây không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến?

  1. Tạo dòng thuần chủng của thể đột biến. B. Lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu.
  2. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. D. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.

Câu 3: Chất cônsixin thường được dùng để gây đột biến thể đa bội ở thực vật, do nó có khả năng

  1. tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ.
  2. cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho bộ nhiễm sắc thể không phân li.
  3. kích thước cơ quan sinh dưỡng phát triển.
  4. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào.

Câu 4: Dạng đột biến nào dưới đây là rất quý trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, phẩm chất tốt, không có hạt?

  1. Đột biến gen. B. Đột biến lệch bội. C. Đột biến đa bội.   D. Đột biến tam nhiễm.

Câu 5: Bằng kĩ thuật nào có thể tạo được con lai giữa 2 loài?

  1. Kĩ thuật di truyền. B. Gây đột biến nhân tạo.
  2. Lai tế bào xôma. D. Lai tế bào xôma và kĩ thuật di truyền.

Câu 6: Trong lai tế bào, nuôi cấy 2 dòng tế bào xôma khác loài trong môi trường dinh dưỡng, chúng có thể kết hợp lại với nhau thành tế bào lai chứa bộ gen của 2 loài bố mẹ. Từ đây phát triển thành cây lai thể

  1. sinh dưỡng. B. đa bội.                   C. song nhị bội.         D. tứ bội.

Câu 7: Điều nào không đúng với quy trình nuôi cấy hạt phấn?

  1. Các hạt phấn riêng lẻ có thể mọc trên môi trường nuôi nhân tạo trong ống nghiệm thành dòng tế bào đơn bội.
  2. Các dòng tế bào đơn bội có các kiểu gen khác nhau, biểu hiện sự đa dạng của các giao tử do giảm phân tạo ra.
  3. Các dòng tế bào có bộ gen đơn bội nên alen lặn được biểu hiện thành kiểu hình, cho phép chọn lọc in vitro (trong ống nghiệm) ở mức tế bào những dòng có đặc tính mong muốn.
  4. Lưỡng bội hoá dòng tế bào 1n thành 2n rồi cho mọc thành cây lưỡng bội là cách duy nhất để tạo thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh.

Câu 8: Nguyên tắc của nhân bản vô tính là

  1. chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.
  2. chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào xôma, kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.
  3. chuyển nhân của tế bào xôma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.
  4. chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.

Câu 9: Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung của nhiều cá thể được áp dụng để nhân giống nhanh chóng nhiều động vật quý hiếm được gọi là phương pháp

  1. nuôi cấy hợp tử. B. cấy truyền phôi.
  2. kĩ thuật chuyển phôi. D. nhân giống đột biến.

BÀI 20. TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN

Câu 1: Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường

  1. chuyển nhân từ tế bào cho sang tế bào nhận.
  2. chuyển một đoạn ADN bất kì từ loài này sang loài khác bằng lai tế bào xôma.
  3. chuyển một gen từ loài này sang loài khác bằng thể truyền.
  4. chuyển plasmit từ tế bào cho sang tế bào nhận.

Câu 2: Các đoạn ADN được cắt ra từ hai phân tử ADN (cho và nhận) được nối với nhau theo nguyên tắc bổ sung nhờ enzim

  1. ADN – pôlimeraza. B. ADN – restrictaza.
  2. ADN – ligaza. D. ARN – pôlimeraza.

Câu 3: Enzim giới hạn (restrictaza) dùng trong kĩ thuật chuyển gen có tác dụng gì?

  1. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
  2. Cắt và nối ADN của plasmit ở những điểm xác định.
  3. Mở vòng plasmit và cắt phân tử ADN tại những điểm xác định.
  4. Nối đoạn gen cho vào plasmit.

Câu 4: Tế bào nhận ADN tái tổ hợp thường là

  1. tế bào động vật. B. vi khuẩn E.coli.    C. tế bào thực vật.    D. tế bào người.

Câu 5: Đặc điểm quan trọng của plasmit để được chọn làm vật liệu chuyển gen là gì?

  1. Gồm 8000 đến 200000 cặp nuclêôtit.
  2. Có khả năng nhân đôi độc lập đối với hệ gen của tế bào.
  3. Chỉ tồn tại trong tế bào chất của tế bào nhân sơ.
  4. Dễ đứt và dế nối.

Câu 6: Làm thế nào để nhận biết việc chuyển phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận đã thành công?

  1. Chọn thể truyền có các dấu chuẩn (gen đánh dấu) dễ nhận biết.
  2. Dùng CaCl2 làm dãn màng tế bào hoặc xung điện.
  3. Dùng xung điện làm thay đổi tính thấm của màng sinh chất.
  4. Dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ.

Câu 7: Ưu thế nổi bật của kĩ thuật chuyển gen so với các phương pháp lai truyền thống khác là gì?

  1. Dễ thực hiện, thao tác nhanh, ít tốn thời gian.
  2. Tổng hợp được các phân tử ADN lai giữa loài này và loài khác.
  3. Sản xuất các sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp.
  4. Lai giữa các loài xa nhau trong hệ thống phân loại không giao phối được.

Câu 8: Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen không mong muốn trong hệ gen là ứng dụng quan trọng của

  1. công nghệ gen. B. công nghệ tế bào.
  2. công nghệ sinh học. D. kĩ thuật vi sinh.

CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

BÀI 21. DI TRUYỀN Y HỌC

Câu 1: Di truyền y học là

  1. một bộ phận của Di truyền học người, chuyên nghiên cứu và chữa các bệnh di truyền.
  2. một bộ phận của Di truyền học người, chuyên nghiên cứu và phát hiện các cơ chế gây bệnh di truyền và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, cách chữa trị các bệnh di truyền ở người.
  3. một bộ phận của Di truyền học người, chuyên nghiên cứu và ngăn ngừa hậu quả của các bệnh di truyền.
  4. một bộ phận của Di truyền học người, chuyên nghiên cứu chữa các bệnh di truyền.

Câu 2: Di truyền y học giúp được y học những gì?

  1. Biện pháp chữa được mọi bệnh lây lan.
  2. Tìm hiểu nguyên nhân, chẩn đoán, đề phòng một số bệnh di truyền trên người.
  3. Phương pháp nghiên cứu y học.
  4. Biện pháp chữa được mọi bệnh di truyền.

Câu 3: Di truyền học tư vấn không dựa trên cơ sở nào?

  1. Cần xác minh bệnh, tật có di truyền hay không.
  2. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hoá sinh.
  3. Chuẩn đoán trước sinh.
  4. Kết quả của phép lai phân tích.

Câu 4: Bệnh, tật di truyền là

  1. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh chỉ do sai sót trong bộ gen hoặc do sai sót trong quá trình hoạt động của gen.
  2. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể, bộ gen hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của gen.
  3. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của gen.
  4. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể và bộ gen.

Câu 5: Bệnh phêninkêtô niệu là do

  1. đột biến gen trên NST giới tính.
  2. đột biến cấu trúc NST thường.
  3. đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin.
  4. đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá tirôzin thành phêninalanin.

Câu 6: Bệnh nào dưới đậy không phải là bệnh di truyền phân tử ở người?

  1. Các bệnh về hêmôglôbin (Hb). B. Các bệnh về prôtêin huyết thanh.
  2. Các bệnh về các yếu tố đông máu. D. Ung thư máu.

Câu 7: Cơ chế gây bệnh di truyền phân tử là

  1. alen đột biến có thể hoàn toàn không tổng hợp được prôtêin, tăng hoặc giảm số lượng prôtêin hoặc tổng hợp ra prôtêin bị thay đổi chức năng dẫn đến làm rối loạn cơ chế chuyển hoá của tế bào và cơ thể.
  2. đột biến đảo đoạn NST phát sinh làm ảnh hưởng tới prôtêin mà nó mang gen mã hoá như prôtêin không được tạo thành nữa, mất chức năng prôtêin hay làm cho prôtêin có chức năng khác thường và dẫn đến bệnh.
  3. đột biến mất đoạn nhỏ NST phát sinh làm ảnh hưởng tới prôtêin mà nó mang gen mã hoá như prôtêin không được tạo thành nữa, mất chức năng prôtêin hay làm cho prôtêin có chức năng khác thường và dẫn đến bệnh.
  4. đột biến lặp đoạn NST phát sinh làm ảnh hưởng tới prôtêin mà nó mang gen mã hoá như prôtêin không được tạo thành nữa, mất chức năng prôtêin hay làm cho prôtêin có chức năng khác thường và dẫn đến bệnh.

Câu 8: Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lồng bị bạch tạng. Từ hiện tượng này có thể rút ra kết luận

  1. Nếu sinh con tiếp, đứa trẻ sẽ lại bị bạch tạng.
  2. Muốn đứa con tiếp không bị bệnh phải có chế độ ăn kiêng thích hợp.
  3. Muốn đứa con thứ hai không bị bệnh, phải nghiên cứu di truyền tế bào của thai nhi.
  4. Cả bố và mẹ đều mang gen bệnh.

Câu 9: Yếu tố nào dưới đây được di truyền nguyên vẹn từ bố hoặc mẹ sang con?

  1. Alen. B. kiểu hình.              C. Kiểu gen.               D. Tính trạng.

Câu 10: Người mắc hội chứng Đao thường

  1. thấp bé, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày và hay thè ra, dị tật tim và ống tiêu hoá.
  2. thấp bé, má phệ, cổ dài, khe mắt xếch, lưỡi dày và hay thè ra, dị tật tim và ống tiêu hoá.
  3. thấp bé, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi mỏng và hay thè ra, dị tật tim và ống tiêu hoá.
  4. thấp bé, má lõm, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày và hay thè ra, dị tật tim và ống tiêu hoá.

Câu 11: Người mắc hội chứng Đao trong tế bào có

  1. 3 NST số 21. B. 3 NST số 13.         C. 3 NST số 18.         D. 3 NST số 15.

Câu 12: Cơ chế hình thành thể đột biến NST XXX (hội chứng 3X) ở người diễn ra như thế nào?

  1. Cặp NST XX không phân li trong giảm phân.
  2. Có hiện tượng không phân li của cặp NST XY trong nguyên phân.
  3. Cặp NST XY không phân li trong giảm phân
  4. NST XX không phân li trong nguyên phân.

BÀI 22. BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC

Câu 1: Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp bảo vệ vốn gen con người?

  1. Tư vấn di truyền y học.
  2. Sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khoẻ vị thành niên.
  3. Tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh.
  4. Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.

Câu 2: Để tư vấn di truyền có kết quả cần sử dụng phương pháp nào?

  1. Phương pháp phả hệ. B. Phương pháp tế bào.
  2. Phương pháp phân tử.             D. Phương pháp nghiên cứu quần thể.

Câu 3: Liệu pháp gen là

  1. một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử và tế bào bằng cách thay thế gen bệnh (gen đột biến) bằng gen lành (gen bình thường).
  2. một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử bằng cách loại bỏ gen bệnh (gen đột biến).
  3. một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử bằng cách thay thế gen bệnh (gen đột biến) bằng gen lành (gen bình thường).
  4. một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử và tế bào bằng cách sửa chữa gen bệnh (gen đột biến) thành gen lành (gen bình thường).

Câu 4: Chỉ số IQ được xác định bằng

  1. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi sinh học chia cho tuổi khôn và nhân với 100.
  2. số trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi sinh học chia cho tuổi khôn và nhân với 100.
  3. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân với 100.
  4. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học.

Câu 5: Vì sao virut HIV làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể?

  1. Vì nó tiêu diệt tế bào tiểu cầu.
  2. Vì nó tiêu diệt tế bào hồng cầu.
  3. Vì nó tiêu diệt tất cả các loại tế bào bạch cầu.
  4. Vì nó tiêu diệt tế bào bạch cầu Th, làm rối loạn chức năng của đại thực bào, bạch cầu đơn nhân.

Câu 6: Chu kì nhân lên của virut HIV diễn ra theo trật tự nào?

  1.   Virut xâm nhậptổng hợp mạch đơn ARNhình thành ADN ARN mạch kép ADN kép tích hợp vào ADN tế bào chủtổng hợp ARN viruttổng hợp prôtêin virutHIV được tạo thành và phóng thích ra ngoài.
  2. Virut xâm nhập tổng hợp mạch đơn ADN  hình thành ARN kép  ARN kép tích hợp vào ADN tế bào chủ  tổng hợp ARN virut  tổng hợp prôtêin virut  HIV được tạo thành và phóng thích ra ngoài.
  3. Virut xâm nhập tổng hợp mạch đơn ADN  hình thành ADN mạch kép  ADN kép tích hợp vào ADN tế bào chủ  tổng hợp ARN virut  tổng hợp prôtêin virut  HIV được tạo thành và phóng thích ra ngoài.
  4. Virut xâm nhập tổng hợp mạch đơn ARN  hình thành ADN mạch kép  ADN kép tích hợp vào ADN tế bào chủ  tổng hợp ARN virut  tổng hợp prôtêin virut  HIV được tạo thành và phóng thích ra ngoài

TIẾN HOÁ

CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ

BÀI 24. CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ

Câu 1: Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là

  1. những cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cất tạo giống nhau.
  2. những cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dầu hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện chức năng rất khác nhau.
  3. những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
  4. những cơ quan nằm ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi.

Câu 2: Cơ quan tương tự là những cơ quan

  1. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
  2. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
  3. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
  4. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

Câu 3: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng?

  1. Cánh sâu bọ và cánh dơi.
  2. Tuyết nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác.
  3. Mang cá và mang tôm.
  4. Chân chuột chũi và chân dế dũi.

Câu 4: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự?

  1. Cánh dơi và tay người.
  2. Cánh chim và cánh côn trùng.
  3. Tua cuốn của dây bầu, bí và gai xương rồng.
  4. Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng.

Câu 5: Các cơ quan tương đồng là kết quả của quá trình tiến hoá theo hướng

  1. vận động. B. hội tụ.                    C. đồng quy.              D. phân nhánh.

Câu 6: Các cơ quan thoái hoá là cơ quan

  1. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
  2. thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới (ví dụ, tay người chuyển sang cầm nắm, không còn làm nhiệm vụ vận chuyển cơ thể).
  3. thay đổi cấu tạo (như bàn chân chỉ còn một ngón ở loài ngựa).
  4. biến mất hoàn toàn (như vượn người hiện nay không có đuôi).

Câu 7: Ruột thừa ở người

  1. tương tự manh tràng ở động vật ăn cỏ.
  2. là cơ quan tương đồng với manh tràng ở động vật ăn cỏ.
  3. là cơ quan thoái hoá ở động vật ăn cỏ.
  4. có nguồn gốc từ manh tràng ở động vật ăn cỏ.

Câu 8: Học thuyết tế bào cho rằng

  1. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
  2. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
  3. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, nấm đều được cấu tạo từ tế bào.
  4. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến nấm, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.

Câu 9: Ý nào không phải là bằng chứng sinh học phân tử?

  1. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mọi gen của các loài.
  2. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của prôtêin của các loài.
  3. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN của các loài.
  4. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền của các loài.

BÀI 25. HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN

Câu 1: Điều nào không đúng với suy luận của Đacuyn?

  1. Tất cả các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản.
  2. Phần nhiều biến dị cá thể được di truyền lại cho thế hệ sau.
  3. Quần thể sinh vật có xu hướng luôn thay đổi kích thước trước biến đổi bất thường của môi trường.
  4. Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi ngoại trừ khi có biến đổi bất thường về môi trường.

Câu 2: Nội dung nào sau đây là phù hợp nhất với quan niệm của Đacuyn về nguồn nguyên liệu của chọn lọc và tiến hoá?

  1. Chỉ các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản.
  2. Những biến dị cá thể xuất hiện riêng lẻ trong quá trình sinh sản.
  3. Chỉ đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản.
  4. Những biến dị xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.

Câu 3: Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hoá là

A các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của sinh vật đều di truyền.

  1. các biến dị nhỏ, riêng rẽ tích luỹ thành những sai khác lớn và phổ biến dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
  2. sinh vật biến đổi dưới tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của điều kiện ngoại cảnh.
  3. sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.

Câu 4: Theo Đacuyn, chọn lọc nhân tạo là

  1. tích luỹ những biến dị có lợi cho con người.
  2. đào thải những biến dị bất lợi cho con người.
  3. vừa đào thải những biến dị bất lợi (kém thích ứng) vừa tích luỹ những biến dị có lợi (thích ứng) cho con người.
  4. tích luỹ những biến dị có lợi cho con người và bản thân sinh vật.

Câu 5: Nhân tố quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng là

  1. chọn lọc nhân tạo.
  2. chọn lọc tự nhiên.
  3. các biến dị cá thể xuất hiện vô cùng đa dạng và phong phú ở vật nuôi, cây trồng.
  4. sự phân li tính trạng từ một dạng ban đầu.

Câu 6: Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình

  1. đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật.
  2. tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật.
  3. vừa đào thải những biến dị bất lợi (không thích nghi) vừa tích luỹ những biến dị có lợi (thích nghi) cho sinh vật.
  4. tích luỹ những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật.

Câu 7: Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tiến hoá là

  1. cá thể. B. quần thể.               C. giao tử.                  D. Loài.

Câu 8: Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên có vai trò

  1. hình thành tập quán hoạt động ở động vật.
  2. đào thải những biến dị bất lợi và tích luỹ những biến dị có lợi đối với sinh vật trong quá trình đấu tranh sinh tồn.
  3. là nhân tố chính hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
  4. sự biến đổi của cơ thể sinh vật thích ứng với những đặc điểm của ngoại cảnh.

Câu 9: Trong tác phẩm “Nguồn gốc các loài”, Đacuyn vẫn chưa làm sáng tỏ được điều gì?

  1. Vai trò của chọn lọc tự nhiên.
  2. Tính thích nghi của sinh vật với điều kiện của môi trường.
  3. Nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
  4. Sự hình thành loài bằng con đường phân li tính trạng.

BÀI 26. HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

Câu 1: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề nào sau?

  1. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi.
  2. Nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
  3. Vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên.
  4. Nguồn gốc chung của các loài.

Câu 2: Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá là

  1. biến dị đột biến. B. biến dị tổ hợp.      C. thường biến.         D. đột biến gen tự nhiên.

Câu 3: Nội dung cơ bản của quá trình tiến hoá nhỏ theo quan niệm tiến hoá tổng hợp hiện đại là gì?

  1. Quá trình hình thành các quần thể giao phối từ một quần thể gốc ban đầu.
  2. Quá trình tích luỹ biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
  3. Quá trình biến đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
  4. Quá trình tiến hoá ở cấp phân tử.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hoá nhỏ?

  1. Diễn ra trong phạm vi của một loài, với quy mô nhỏ.
  2. Diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn.
  3. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
  4. Diễn ra trong thời gian lịch sử rất lâu dài.

Câu 5: Tiến hóa lớn là

  1. quá trình hình thành các nhóm phân loại như loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành.
  2. quá trình hình thành các nhóm phân loại như nòi, loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành.
  3. quá trình hình thành các nhóm phân loại như loài phụ, chi, họ, bộ, lớp, ngành.
  4. quá trình hình thành các nhóm phân loại như chi, họ, bộ, lớp, ngành.

Câu 6: Các nhân tố tiến hoá làm phong phú vốn gen của quần thể là

  1. đột biến, di nhập gen. B. đột biến, biến động di truyền.
  2. di nhập gen, CLTN. D. giao phối không ngẫu nhiên, CLTN.

Câu 7: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở ở các loài giao phối là

  1. cá thể. B. quần thể.               C. loài.                                    D. Nòi.

Câu 8: Kết quả của chọn lọc tự nhiên theo quan điểm hiện đại là

  1. Sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
  2. Sự phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn.
  3. Sự sống sót của những cá thể sinh sản tốt nhất.
  4. Sự sống sót của những cá thể phát triển mạnh nhất.

Câu 9: Mặt chủ yếu (thực chất) của chọn lọc tự nhiên theo quan niem hien dai là

  1. duy trì kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình có lợi đối với môi trường.
  2. đảm bảo sự sống sót của cá thể.
  3. tạo ra những cá thể khoẻ mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu được các điều kiện bất lợi.
  4. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể (kết đôi giao phối, khả năng đẻ con, độ mắn đẻ).

Câu 10: Nhân tố tiến hoá có khả năng làm thay đổi tần số các alen thuộc một gen trong quần thể theo hướng xác định là

  1. đột biến. B. di nhập gen. C. chọn lọc tự nhiên.            D. biến động di truyền.

BÀI 27. LOÀI

Câu 1: Loài sinh học là gì?

  1. Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.
  2. Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có những tính trạng chung, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.
  3. Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có kiểu gen riêng biệt, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.
  4. Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể sống trong một không gian nhất định, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.

Câu 2: Hai quần thể được xem là hai loài khi

  1. cách li địa lí với nhau. B. cách li sinh sản với nhau trong tự nhiên.
  2. cách li sinh thái với nhau. D. cách li tập tính với nhau.

Câu 3: Dạng cách li không thuộc cách li trước hợp tử là

  1. cách li địa lí. B. cách li sinh thái.  C. Cách li tập tính.   D. cách li cơ học.

Câu 4: Không giao phối được do chênh lệch về mùa sinh sản như thời kì ra hoa, đẻ trứng thuộc dạng cách li nào?

  1. Cách li sinh thái. B. Cách li địa lí. C. Cách li tập tính.   D. Cách li cơ học.

Câu 5: Không giao phối được do không tương hợp về cơ quan giao cấu thuộc dạng cách li nào?

  1. Cách li sinh thái. B. Cách li địa lí. C. Cách li tập tính.   D. Cách li cơ học.

Câu 6: Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới?

  1. Cách li sinh thái. B. Cách li địa lí. C. Cách li sinh sản.  D. Cách li cơ học.

Câu 7: Điều nào không thuộc cách li sau hợp tử?

  1. Giao tử đực và giao tử cái không kết hợp với nhau được khi thụ tinh.
  2. Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển.
  3. Hợp tử tạo thành và phát triển thành con lai sống được đến khi trưởng thành nhưng không có khả năng sinh sản.
  4. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non.

BÀI 28. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng với quá trình hình thành loài mới?

  1. Là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể ban đầu.
  2. Là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi và cách li sinh sản với các quần thể thuộc loài khác.
  3. Là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng xác định, tạo ra nhiều cá thể mới có kiểu hình mới cách li sinh sản với quần thể ban đầu.
  4. Là một quá trình lịch sử dưới tác động của môi trường tạo ra những quần thể mới cách li sinh sản với quần thể ban đầu.

Câu 2: Sự xuất hiện loài mới được đánh dấu bằng

  1. cách li cơ học. B. cách li sinh sản (cách li di truyền).
  2. cách li tập tính. D. cách li sinh thái.

Câu 3: Sự tiến hoá của các loài thường diễn ra

  1. theo đường thẳng. B. theo kiểu phân nhánh.
  2. theo kiểu hội tụ. D. theo kiểu phóng xạ.

Câu 4: Phương thức hình thành loài khác khu thể hiện ở con đường hình thành loài nào?

  1. Con đường cách li tập tính.
  2. Con đường địa lí.
  3. Con đường sinh thái.
  4. Con đường lai xa và đa bội hoá (đa bội khác nguồn).

Câu 5: Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong các kiểu gen?

  1. Cách li sinh thái. B. Cách li địa lí. C. Cách li cơ học.     D. Cách li tập tính.

Câu 6: Đặc điểm của hệ động, thực vật ở đảo là bằng chứng cho sự tiến hoá dưới tác dụng của quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tố nào sau đây?

  1. Cách li địa lí. B. Cách li sinh thái.  B. Cách li sinh sản.  D. Cách li di truyền.

Câu 7: Trong quá trình tiến hoá, sự cách li địa lí có vai trò

  1. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.
  2. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài.
  3. là điều kiện làm biến đổi kiểu hình của sinh vật theo hướng thích nghi.
  4. tác động làm biến đổi kiểu gen của cá thể và vốn gen của quần thể.

Câu 8: Vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí là

  1. Tích luỹ những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại dần dần hình thành nòi mới.
  2. Tích luỹ những đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau, dần dần tạo thành nòi địa lí rồi tới các loài mới.
  3. Nhân tố gây ra sự phân ly tính trạng tạo ra nhiều nòi mới.
  4. Nhân tố gây ra sự biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lí)

  1. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.
  2. Trong những điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau.
  3. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí thường gặp ở cả động vật và thực vật.
  4. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo ra loài mới.

Câu 10: Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên Trái Đất?

  1. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong điều kiện môi trường đặc trưng của đảo qua một thời gian dài.
  2. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán sang nơi khác.
  3. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng.
  4. Do trong cùng điều kiện tự nhiên, chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau.

Câu 11: Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường được thấy ở

  1. thực vật. B. động vật di chuyển xa.
  2. động vật ít di chuyển xa. D. động vật kí sinh

CHƯƠNG II. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT     

BÀI 32. NGUỒN GÓC SỰ SỐNG

Câu 1: Sự phát sinh và phát triển của sự sống bao gồm những giai đoạn chính

  1. tiến hoá học và tiến hoá tiền sinh học.
  2. tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học.
  3. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học.
  4. tiến hoá hoá học và tiến hoá sinh học.

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng về giai đoạn tiến hoá hoá học?

  1. Đầu tiên hình thành những phân tử hữu cơ đơn giản rồi đến những phân tử hữu cơ phức tạp, những đại phân tử và hệ đại phân tử.
  2. Chất hữu cơ được tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên trong điều kiện khí hậu và địa chất của địa cầu nguyên thuỷ.
  3. Chất hữu cơ được tổng hợp từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học.
  4. Cho điện thế cao phóng qua một hỗn hợp hơi nước, CO2, CH4, NH3… người ta thu được một số loại axit amin.

Câu 3: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã

  1. tổng hợp những chất hữu cơ từ những chất vô cơ theo phương thức hoá học.
  2. hình thành mần mống những cơ thể đầu tiên.
  3. tạo thành các côaxecva.
  4. xuất hiện các enzim.

Câu 4: Theo quan niệm hiện đại, nguồn năng lượng để tổng hợp nên các đại phân tử hữu cơ hình thành sự sống là

  1. ATP. B. năng lượng hoá học.
  2. năng lượng sinh học. D. năng lượng tự nhiên.

Câu 5: Theo quan điểm của Oparin thì nơi xuất hiện và phương thức dinh dưỡng của vật thể sống đầu tiên là

  1. môi trường đất; dị dưỡng. B. môi trường nước; dị dưỡng.
  2. môi trường nước; tự dưỡng. D. môi trường đất; tự dưỡng.

Câu 6: Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là

  1. cacbohyđrat và lipit. B. prôtêin và cacbohyđrat.
  2. prôtêin và axit nuclêic. D. axit nuclêic và cacbohyđrat.

Câu 7: Trong cơ thể sống, axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào sau đây?

  1. Sinh sản và di truyền. B. Nhân đôi NST và phân chia tế bào.
  2. Tổng hợp và phân giải các chất. D. Nhận biết các vật thể lạ xâm nhập.

Câu 8: Từ thí nghiệm của Milơ và những thí nghiệm tương tự, ta có thể rút ra được nhận định nào?

  1. Cho tia tử ngoại chiếu qua một hỗn hợp hơi nước, cacbon – ôxit, mêtan, amôniac… người ta thu được một số loại axit amin.
  2. Chất hữu cơ phức tạp được tổng hợp từ các chất đơn giản trong điều kiện của địa cầu nguyên thuỷ.
  3. Cơ thể sống có tính phức tạp, đa dạng và đặc thù.
  4. Các vật thể sống tồn tại trên quả đất là những hệ mở, cấu tạo bởi prôtêin và axit nuclêic đặc trưng.

Câu 9: Chất hữu cơ đầu tiên có khả năng tự tái bản và xúc tác là

  1. ARN. B. lipit. C. prôtêin.                  D. ADN.

Câu 10: Trong quá trình phát sinh sự sống trên trái đất, sự kiện nào không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học?

  1. Các axtamin liên kết nhau tạo thành chuỗi polipeptit đơn giản
  2. Các nucleotit liên kết nhau tạo nên các phân tử axit nucleic
  3. Hình thành nên các tế bào sơ khai 9 tế bào nguyên thủy)
  4. Từ các chất vô cơ hình thành các chất hữu cơ đơn giản

BÀI 33. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT

Câu 1: Hoá thạch có ý nghĩa trong nghiên cứu sinh học và địa chất học như thế nào?

  1. Hoá thạch chỉ là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái Đất và lịch sử diệt vong của sinh vật.
  2. Hoá thạch chỉ là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái Đất.
  3. Hoá thạch là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái Đất và lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của sinh vật.
  4. Hoá thạch chỉ là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử phát sinh, phát triển của sinh vật.

Câu 2: Để xác định tuổi tuyệt đối của các hoá thạch có độ tuổi khoảng 50000 năm người ta xử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ nào?

  1. Người ta thường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ cacbon 14.
  2. Người ta thường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ nitơ 14.
  3. Người ta thường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ urani phôtpho 32.
  4. Người ta thường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ urani 238.

Câu 3: Sắp xếp đúng thứ tự các đại địa chất là

  1. đại Nguyên Sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh.
  2. đại Cổ sinh, đại Thái cổ, đại Nguyên Sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.
  3. đại Thái cổ, đại Nguyên Sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.
  4. đại Nguyên Sinh, đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.

Câu 4: Sự kiện đáng chú ý nhất trong đại cổ sinh là gì?

  1. Thực vật có hạt xuất hiện.
  2. Sự chinh phục đất liền của thực vật và động vật.
  3. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng.
  4. Sự xuất hiện bò sát.

Câu 5: Thực vật có hạt xuất hiện ở kỉ nào?

  1. Pecmi. B. Xilua.                     C. Đêvôn.                   D. Than đá.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây xuất hiện ở kỉ Đệ Tứ?

  1. Ổn định hệ thực vật. B. Ổn định hệ động vật.
  2. Sâu bọ phát triển mạnh. D. Xuất hiện loài người.

Câu 7: Loài người xuất hiện vào đại nào sau đây?

  1. Đại Cổ sinh. B. Đại Tân sinh.
  2. Đại Trung sinh. D. Đại Nguyên sinh, Thái cổ.

Câu 8: Các bằng chứng hoá thạch cho thấy loài người xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là loài

  1. Homo erectus. B. Homo habilis.
  2. Homo neanderthalensis. D. Homo sapien.

BÀI 34. SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI

Câu 1: Những điểm giống nhau gữa người và thú chứng minh cho

  1. vượn người và người có quan hệ thân thuộc gần gũi.
  2. quan hệ về nguồn gốc giữa người và động vật có xương.
  3. vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người.
  4. người và vượn người ngày nay phát sinh từ một nguồn gốc chung là vượng người hoá thạch.
READ:  Soạn bài Tự do - Ê Luy a

Câu 2: Dạng vượn người hiện đại nào dưới đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?

  1. Vượn. B. Tinh tinh.              C. Gôrila.                   D. Đười ươi.

Câu 3: Số axit amin trên chuỗi  – hêmôglôbin của loài nào trong bộ khỉ không khác so với người?

  1. Gôrila. B. Khỉ Rhesut.                       C. Tinh tinh.              D. Vượn.

Câu 4: Đặc điểm của người khéo léo (H.habilis) là

  1. não bộ khá phát triển và biết sử dụng công cụ bằng đá.
  2. não bộ khá phát triển và chưa biết sử dụng công cụ bằng đá.
  3. não bộ kém phát triển và biết sử dụng công cụ bằng đá.
  4. não bộ kém phát triển và chưa biết sử dụng công cụ bằng đá.

Câu 5: Dáng đứng thẳng của người được củng cố dưới tác dụng của

  1. việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động.
  2. việc chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất trống trải.
  3. việc dùng lửa để nấu chín thức ăn.
  4. đời sống tập thể.

Câu 6: Dáng đứng thẳng đã dẫn đến thay đổi quan trọng nào trên cơ thể người?

  1. Giải phóng 2 chi trước khỏi chức năng vận chuyển.
  2. Lồng ngực chuyển thành dạng uống cong.
  3. Bàn chân có dạng vòm.
  4. Bàn tay được hoàn thiện.

Câu 7: Nhân tố chính chi phối quá trình phát triển loài người ở giai đoạn người hiện đại là

  1. thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu ở kỉ Đệ tam.
  2. lao động, tiếng nói, tư duy.
  3. việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích.
  4. quá trình biến dị di truyền và chọn lọc tự nhiên.

Câu 8: Con người thích nghi với môi trường sống chủ yếu qua

  1. lao động sản xuất, cải tạo hoàn cảnh. B. biến đổi hình thái, sinh lí cơ thể.
  2. sự phân hoá và chuyển hoá các cơ quan. D. sự phát triển lao động và tiếng nói.

Câu 9: Loài người ngày nay khó biến thành các loài khác do

  1. con người không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
  2. con người hiện đại đã phát triển toàn diện.
  3. giữa các quần thể người hiện nay gần như không có cơ chế cách li.
  4. người hiện đại đã ở bậc thang tiến hoá cao nhất.

SINH THÁI HỌC

CHƯƠNG I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

BÀI 35. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

Câu 1: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?

  1. Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp tới sinh vật.
  2. Môi trường bao gồm tất cả các nhân tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
  3. Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.
  4. Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật.

Câu 2: Các nhân tố sinh thái là

  1. tất cả các yếu tố xung quanh sinh vật, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật.
  2. tất cả các nhân tố vật lí và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật (nhân tố vô sinh).
  3. những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh (nhân tố hữu sinh).
  4. những tác động của con người đến môi trường.

Câu 3: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật như thế nào?

  1. Thay đổi theo từng môi trường và không thay đổi theo thời gian.
  2. Không thay đổi theo từng môi trường và thay đổi theo thời gian.
  3. Không thay đổi theo từng môi trường và thời gian.
  4. Thay đổi theo từng môi trường và thời gian.

Câu 4: Giới hạn sinh thái là gì?

  1. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
  2. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một hoặc một số nhân tố sinh thái của môi trường; nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
  3. Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
  4. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường; nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

Câu 5: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái

  1. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.
  2. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
  3. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
  4. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

Câu 6: Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,60C đến 420C. Điều giải thích nào dưới đây là đúng?

  1. nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên.
  2. nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, > 420C gọi là giới hạn trên.
  3. nhiệt độ < 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên.
  4. nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn trên, 420C gọi là giới hạn dưới.

Câu 7: Nơi ở là

  1. địa điểm cư trú của sinh vật. B. địa điểm dinh dưỡng của sinh vật.
  2. địa điểm thích nghi của sinh vật. D. địa điểm sinh sản củaấtinh vật.

Câu 8: Ổ sinh thái của một loài là

  1. một không gian sinh thái được hình thành bởi một giới hạn sinh thái mà ở đó nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài.
  2. một không gian sinh thái được hình thành bởi tổ hợp các giới hạn sinh thái mà ở đó loài tồn tại và phát triển lâu dài.
  3. một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
  4. một vùng địa lí mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài.

BÀI 36. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây là cơ bản nhất đối với quần thể?

  1. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài.
  2. Các cá thể trong quần thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định.
  3. Các cá thể trong quần thể cùng tồn tại ở một thời điểm nhất định.
  4. Quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ mới.

Câu 2: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

  1. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh. B. Đàn cá rô đồng trong ao.
  2. Cây trong vườn. D. Cây cỏ ven bờ hồ.

Câu 3: Ví dụ nào sau đây là quần thể?

  1. Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.
  2. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao.
  3. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
  4. Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.

Câu 4: Những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật?

  1. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.
  2. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.
  3. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.
  4. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.
  5. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.
  6. Quần thể có thể có khu vực phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như song, núi, eo biển…

Tổ hợp câu đúng là

  1. 1, 2, 3. B. 2, 3, 6.                    C. 3, 4, 5.                    D. 4, 5, 6.

Câu 5: Điều nào sau đây không đúng đối với vai trò của quan hệ hỗ trợ?

  1. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.
  2. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
  3. Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể.
  4. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của quần thể.

Câu 6: Vai trò của quan hệ hỗ trợ trong quần thể được hiểu đầy đủ là

  1. đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường.
  2. đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể, thích ứng với những biến đổi của ôi trường.
  3. đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
  4. đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót của các cá thể.

Câu 7: Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?

  1. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nẩy chồi mới sớm hơn và tốt hơn cây không liền rễ.
  2. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nẩy chồi mới sớm hơn và tốt hơn cây không liền rễ.
  3. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nẩy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ.
  4. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nẩy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

Câu 8: Ý nào không đúng đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên?

  1. Có lợi trong việc tìm kiếm thức ăn. B. Phát hiện kẻ thù nhanh hơn.
  2. Tự vệ tốt hơn. D. Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh.

Câu 9: Vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể là

  1. tạo cho số lượng tăng hợp lí và sự phân bố của các cá thể trong quần thể theo nhóm trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
  2. tạo cho số lượng giảm hợp lí và sự phân bố của các cá thể trong quần thể theo nhóm trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
  3. tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
  4. tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ tối đa, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

Câu 10: Điều nào sau đây không đúng đối với vai trò của quan hệ cạnh tranh?

  1. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể.
  2. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
  3. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
  4. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.

 BÀI 37,38. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

Câu 1: Đặc trưng nào sau đây chi phối các đặc trưng khác của quần thể?

  1. Khả năng sinh sản. B. Tỉ lệ đực, cái.
  2. Mật độ cá thể. D. Mức tử vong của cá thể.

Câu 2: Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu

  1. theo lứa tuổi của cá thể. B. do nguồn thức ăn.
  2. do nhiệt độ môi trường. D. do nơi sinh sống.

Câu 3: Tỉ lệ giới tính thay đổi, không chịu ảnh hưởng của yếu tố nào sau đây?

  1. Điều kiện sống của môi trường.
  2. Mật độ cá thể của quần thể.
  3. Mùa sinh sản, đặc điểm sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật.
  4. Điều kiện dinh dưỡng.

Câu 4: Quần thể thông thường có những nhóm tuối nào?

  1. Nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản.
  2. Nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản.
  3. Nhóm còn non và nhóm trưởng thành.
  4. Nhóm trước sinh sản, nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản.

Câu 5: Không có khái niệm tuổi nào sau đây?

  1. Tuổi loài là tuổi trung bình của các cá thể trong loài.
  2. Tuổi quần thể là tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.
  3. Tuổi sinh thái là khoảng thời gian sống của cá thể cho đến khi chết vì những nguyên nhân sinh thái.
  4. Tuổi sinh lí là khoảng thời gian tồn tại của cá thể từ lúc sinh cho đến khi chết vì già.

Câu 6: Trong tháp tuổi của quần thể trẻ có

  1. nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn các nhóm tuổi còn lại.
  2. nhóm tuổi trước sinh sản bằng các nhóm tuổi còn lại.
  3. nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại.
  4. nhóm tuổi trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản.

Câu 7: Trong tháp tuổi của quần thể ổn định có

  1. nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn các nhóm tuổi còn lại.
  2. nhóm tuổi trước sinh sản bằng nhóm tuổi sinh sản và lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản.
  3. nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại.
  4. nhóm tuổi trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản.

Câu 8: Trong tháp tuổi của quần thể già có

  1. nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn các nhóm tuổi còn lại.
  2. nhóm tuổi trước sinh sản bằng các nhóm tuổi còn lại.
  3. nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại.
  4. nhóm tuổi trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản.

Câu 9: Quần thể bị diệt vong khi mất đi một số nhóm trong các nhóm tuổi

  1. đang sinh sản và sau sinh sản. B. đang sinh sản.
  2. trước sinh sản và sau sinh sản. D. trước sinh sản và đang sinh sản.

Câu 10: Phân bố ngẫu nhiên là

  1. dạng ít gặp, xuất hiện trong môi trường đồng nhất, nhưng các cá thể không cạnh tranh gay gắt.
  2. dạng thường gặp, xuất hiện trong môi trường đồng nhất, nhưng các cá thể không có tính lãnh thổ và cũng không sống tụ họp.
  3. dạng ít gặp, xuất hiện trong môi trường không đồng nhất, nhưng các cá thể không có tính lãnh thổ và cũng không sống tụ họp.
  4. dạng ít gặp, xuất hiện trong môi trường đồng nhất, nhưng các cá thể không có tính lãnh thổ và cũng không sống tụ họp.

Câu 11: Phân bố theo nhóm (hay điểm) là

  1. dạng phân bố ít phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể thích sống tụ họp với nhau.
  2. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể sống tụ họp với nhau ở những nơi có điều kiện tốt nhất.
  3. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể thích sống tụ họp với nhau.
  4. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể không thích sống tụ họp với nhau.

Câu 12: Phân bố đều cá thể trong quần thể là

  1. thường gặp trong điều kiện môi trường đồng nhất và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
  2. dạng ít gặp trong tự nhiên, chỉ xuất hiện trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao.
  3. dạng thường gặp trong tự nhiên, chỉ xuất hiện trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao.
  4. dạng ít gặp trong điều kiện tự nhiên, chỉ xuất hiện trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể không có tính lãnh thổ cao.

Câu 13: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

  1. Các cá thể hỗ trợ nhau chóng chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.
  2. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường.
  3. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
  4. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống

BÀI 39. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

Câu 1: Vì sao có sự biến động số lượng cá thể trong quần thể theo chu kì?

  1. Do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường.
  2. Do sự tăng giảm nguồn dinh dưỡng có tính chu kì.
  3. Do sự thay đổi thời tiết có tính chu kì.
  4. Do sự sinh sản có tính chu kì.

Câu 2: Điều nào không đúng đối với sự biến động số lượng có tính chu kì của các loài ở Việt Nam?

  1. Sâu hại xuất hiện nhiều vào các mùa xuân, hè.
  2. Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hàng năm.
  3. Muỗi thường có nhiều khi thời tiết ấm áp và độ ẩm cao.
  4. Ếch nhái có nhiều vào mùa khô.

Câu 3: Biến động không theo chu kì về số lượng cá thể của quần thể là

  1. sự tăng một cách đột ngột do điều kiện bất thường của các nhân tố môi trường tạo nên.
  2. sự giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường của các nhân tố môi trường tạo nên.
  3. sự tăng hoặc giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường của các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên.
  4. sự tăng hoặc giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường của các nhân tố môi trường tạo nên.

Câu 4: Số lượng cá thể của quần thể biến động là do

  1. chu kì của điều kiện môi trường.
  2. quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể.
  3. các cá thể trong quần thể luôn cạnh tranh nhau ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, tử vong của quần thể.
  4. những thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh của môi trường.

Câu 5: Điều nào không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự biến động số lượng cá thể trong quần thể?

  1. Mức sinh sản. B. Mức cạnh tranh.
  2. Mức tử vong. D. Mức xuất cư và nhập cư.

Câu 6: Các nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ của quần thể là

  1. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt.
  2. ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.
  3. sức sinh sản và mức độ tử vong.
  4. sự xuất nhập của các cá thể trong quần thể.

Câu 7: Ví dụ nào dưới đây không phản ánh nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể?

  1. Ở chim, sự cạnh tranh giành nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và đẻ trứng.
  2. Những loài động vật ít có khả năng bảo vệ vùng sống như cá, hươu, nai… thì khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.
  3. Đối với những loài có khả năng bảo vệ vùng sống như nhiều loài thú (hổ, báo…) thì khả năng cạnh tranh để bảo vệ vùng sống có ảnh hưởng lớn tới số lượng cá thể trong quần thể.
  4. Lối sống bầy đàn làm hạn chế nguồn dinh dưỡng ảnh hưởng tới sức sống của các cá thể trong quần thể.

Câu 8: Sự điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể theo xu hướng nào?

  1. Quần thể luôn có xu hướng tăng số lượng cá thể ở mức tối đa tạo thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển trước những tai biến của tự nhiên.
  2. Quần thể luôn có xu hướng giảm số lượng cá thể tạo thuận lợi cho sự cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
  3. Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh tăng hoặc giảm số lượng cá thể tuỳ thuộc vào khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
  4. Quần thể luôn có xu hướng điều chỉnh về trạng thái cân bằng: số lượng cá thể ổn định và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

CHƯƠNG II. QUẦN XÃ SINH VẬT

BÀI 40. QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ SINH VẬT

Câu 1: Quần xã sinh vật là

  1. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau có mối quan hệ tương hỗ và gắn bó nhau như một thể thống nhất.
  2. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau được hình thành trong một quá trình lịch sử cùng sống trong một khu vực có liên hệ dinh dưỡng với nhau.
  3. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau. Các quần thể đó phải có mối quan hệ tương hỗ và gắn bó nhau như một thể thống nhất trong một sinh cảnh.
  4. tập hợp nhiều quần thể sinh vật khác loài được hình thành trong một quá trình lịch sử cùng sống trong một không gian xác định gọi là sinh cảnh, nhờ các mối liên hệ sinh thái tương hỗ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Câu 2: Ốc sống dưới đáy hồ thuộc về

  1. quần thể sinh vật. B. quần xã sinh vật.
  2. đàn ốc. D. một tập hợp cá thể ngẫu nhiên.

Câu 3: Điều nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của quần xã?

  1. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang.
  2. Thành phần loài trong quần xã biểu thị qua nhóm các loài ưu thế, loài đặc trưng, số lượng cá thể của loài.
  3. Quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài, các cá thể trong quần xã được chia ra thành các nhóm: nhóm sinh vật sản xuất, nhóm sinh vật tiêu thụ và nhóm sinh vật phân giải.
  4. Quan hệ giữa các loài luôn luôn đối kháng nhau.

Câu 4: Mức độ đa dạng của quần xã biểu thị đầy đủ là

  1. sự biến động hay suy thoái của quần xã.
  2. sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã.
  3. sự biến động hay ổn định của quần xã.
  4. sự ổn định hay suy thoái của quần xã.

Câu 5: Loài ưu thế trong quần xã là loài

  1. chỉ có ở một quần xã. B. có nhiều hơn hẵn các loài khác.
  2. đóng vai trò quan trọng trong quần xã. D. phân bố ở trung tâm quần xã.

Câu 6: Loài đặc trưng trong quần xã là loài

  1. chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẵn các loài khác.
  2. có nhiều ảnh hưởng đến các loài khác.
  3. đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
  4. phân bố ở trung tâm quần xã.

Câu 7: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do

  1. số lượng cá thể nhiều.
  2. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
  3. có khả năng tiêu diệt các loài khác.
  4. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

Câu 8: Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?

  1. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng. B. Do nhu cầu sống khác nhau.
  2. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài. D. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài.

Câu 9: Sự phân bố của một loài trên một vùng có liên quan tới

  1. lượng thức ăn mà loài sinh vật có thể tìm kiếm từ môi trường.
  2. diện tích vùng phân bố của loài đó.
  3. số lượng sinh vật sống trên một vùng nhất định.
  4. tất cả các yếu tố trên.

Câu 10: Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu, số lượng sâu không thật dồi dào. Khả năng nào dưới đây không phải là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại?

  1. Mỗi loài ăn một loài sâu khác nhau.
  2. Mỗi loài kiếm ăn ở một vị trí khác nhau trong rừng.
  3. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.
  4. Các loài chim cùng ăn một loài sâu, vào thời gian và địa điểm như nhau.

Câu 11: Quan hệ giữa hai (hay nhiều) loài sinh vật, trong đó tất cả các loài đều có lợi, song mỗi bên chỉ có thể tồn tại được dựa vào sự hợp tác của bên kia là mối quan hệ nào?

  1. Quan hệ hãm sinh. B. Quan hệ cộng sinh.
  2. Quan hệ hợp tác. D. Quan hệ hội sinh.

Câu 12: Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau đây là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp.

  1. Hợp tác. B. . Kí sinh.                C. Cộng sinh.             D. Vật ăn thịt – con mồi.

BÀI 41. DIỄN THẾ SINH THÁI

Câu 1: Diễn thế sinh thái là

  1. quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
  2. quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
  3. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
  4. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, từ lúc khởi đầu đến khi kết thúc.

Câu 2: Câu nào sau đây là sai khi nói về sự biến đổi của các chỉ số sinh thái trong quá trình diễn thế?

  1. Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm.
  2. Số lượng loài giảm, nhưng số lượng cá thể của mỗi loài tăng.
  3. Lưới thức ăn trở nên phức tạp, thức ăn mùn bã sinh vật ngày càng quan trọng và quan hệ giữa các loài trở nên căng thẳng.
  4. Kích thước và tuổi thọ của các loài đều tăng lên.

Câu 3: Điều nào không đúng đối với diễn thế nguyên sinh?

  1. Có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định, tuy nhiên rất nhiều quần xã bị suy thoái.
  2. Khởi đầu từ môi trường trống trơn.
  3. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng.
  4. Hình thành quần xã tương đối ổn định.

Câu 4: Diễn thế ở một đầm nước nông diễn ra như thế nào?

  1. Một đầm nước mới xây dựng trong đầm có nhiều loài thuỷ sinh ở các tầng nước khác nhau đáy đầm bị nông dần có cỏ và cây bụi  vùng đất trũng có các loài thực vật sống  rừng cây bụi và cây gỗ.
  2. Một đầm nước mới xây dựng trong đầm có nhiều loài thuỷ sinh ở các tầng nước khác nhau đáy đầm bị nông dần có cỏ và cây bụi  vùng đất trũng có cỏ và cây bụi  rừng cây bụi và cây gỗ.
  3. Một đầm nước mới xây dựng trong đầm có nhiều loài thực vật sống đáy đầm bị nông dần có nhiều loài thuỷ sinh ở các tầng nước khác nhau  vùng đất trũng có cỏ và cây bụi rừng cây bụi và cây gỗ.
  4. Một đầm nước mới xây dựng trong đầm có nhiều loài thuỷ sinh ở các tầng nước khác nhau đáy đầm bị nông dần có các loài thực vật sống  vùng đất trũng có cỏ và cây bụi  rừng cây bụi và cây gỗ.

Câu 5: Điều nào không đúng đối với diễn thế thứ sinh?

  1. Trong điều kiện thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
  2. Trong thực tế thường bắt gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần xã bị suy thoái.
  3. Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
  4. Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị huỷ diệt.

Câu 6: Quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng, tĩnh Lạng Sơn như thế nào?

  1. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết cây gỗ nhỏ và cây bụi  rừng thưa cây gỗ nhỏ  cây bụi và cỏ chiếm ưu thế  Trảng cỏ.
  2. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết rừng thưa cây gỗ nhỏ  cây bụi và cỏ chiếm ưu thế  cây gỗ nhỏ và cây bụi  Trảng cỏ.
  3. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết cây bụi và cỏ chiếm ưu thế  rừng thưa cây gỗ nhỏ  cây gỗ nhỏ và cây bụi  Trảng cỏ.
  4. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết rừng thưa cây gỗ nhỏ  cây gỗ nhỏ và cây bụi  cây bụi và cỏ chiếm ưu thế  Trảng cỏ.

Câu 7: Diễn thế nguyên sinh khác với diễn thế thứ sinh ở đặc điểm

  1. diễn thế nguyên sinh có giai đoạn khởi đầu và có giai đoạn cuối.
  2. điều kiện sống thuận lợi của diễn thế nguyên sinh khác với điều kiện sống của diễn thế thứ sinh.
  3. nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong là khác nhau.
  4. diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật, còn diễn thế thứ sinh xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

Câu 8: Những nguyên nhân bên ngoài có ảnh hưởng như thế nào đến quần xã trong diễn thế sinh thái?

  1. Chỉ làm cho quần xã trẻ lại.
  2. Chỉ huỷ hoại hoàn toàn quần xã.
  3. Quần xã bị huỷ hoại không khôi phục lại từ đầu.
  4. Làm cho quần xã huỷ diệt, làm cho quần xã được khôi phục lại từ đầu.

Câu 9: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân của diễn thế sinh thái?

  1. Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã.
  2. Do thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu.
  3. Do chính hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của con người.
  4. Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.

Câu 10: Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái như thế nào?

  1. Có thể kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật, con người.
  2. Có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  3. Có thể chủ động điều khiển diễn thế sinh thái hoàn toàn theo ý muốn của con người.
  4. Có thể hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã xuất hiện trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai.

CHƯƠNG III. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

BÀI 42. HỆ SINH THÁI

Câu 1: Hệ sinh thái bao gồm

  1. các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau.
  2. quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã (môi trường vô sinh của quần xã).
  3. các loài quần tụ với nhau tại một không gian xác định.
  4. các tác động của các nhân tố vô sinh lên các loài.

Câu 2: Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?

  1. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.
  2. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.
  3. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau.
  4. Vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.

Câu 3: Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống như thế nào?

  1. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã.
  2. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng.
  3. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa quần xã với sinh cảnh của chúng.
  4. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần thể và giữa quần thể với sinh cảnh của chúng.

Câu 4: Một hệ thưc nghiệm có đầy đủ các nhân tố môi trường vô sinh, nhưng người ta chỉ cấy vào đó tảo lục và vi sinh vật phân huỷ. Hệ đó được gọi đúng là

  1. quần thể sinh vật. B. quần xã sinh vật.
  2. hệ sinh thái. D. một tổ hợp sinh vật khác loài.

Câu 5: Trong hệ sinh thái, thành phần hữu sinh bao gồm các yếu tố nào?

  1. Sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ.
  2. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
  3. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, các chất hữu cơ.
  4. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ.

Câu 6: Về nguồn gốc hệ sinh thái được phân thành các kiểu

  1. Các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo. B. Các hệ sinh thái rừng và biển.
  2. Các hệ sinh thái lục địa và đại dương. D. Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.

Câu 7: Khu sinh học nào là lá phổi xanh của hành tinh?

  1. Khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa và rừng hỗn tạp ôn đới Bắc Bán Cầu.
  2. Khu sinh học rừng xanh nhiệt đới.
  3. Khu sinh học rừng lá kim phương bắc.
  4. Khu sinh học đồng rêu.

Câu 8: Một hệ sinh thái có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và số lượng loài hạn chế. Đó là

  1. Hệ sinh thái biển. B. Hệ sinh thái thành phố.
  2. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. D. Hệ sinh thái nông nghiệp.

Câu 9: Các hệ sinh thái trên cạn nào có tính đa dạng sinh học nghèo nàn nhất?

  1. Các hệ sinh thái hoang mạc.
  2. Các hệ sinh thái thảo nguyên.
  3. Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim).
  4. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng.

Câu 10: Các hệ sinh thái trên cạn nào có vai trò quan trọng đối với sự cân bằng sinh thái của Trái Đất?

  1. Các hệ sinh thái hoang mạc.
  2. Các hệ sinh thái thảo nguyên.
  3. Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim).
  4. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng.

Câu 11: Các hệ sinh thái trên cạn nào có vai trò quan trọng cần bảo vệ trước tiên?

  1. Các hệ sinh thái hoang mạc.
  2. Các hệ sinh thái thảo nguyên.
  3. Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim).
  4. Các hệ sinh thái núi đá vôi.

Câu 12: Hoang mạc, đồng cỏ, đồng ruộng, rừng cây bụi, rừng rậm nhiệt đới là

  1. các ví dụ về hệ sinh thái.
  2. các ví dụ về sự tương tác giữa các sinh vật.
  3. các giai đoạn của diễn thế sinh thái.
  4. những quần xã có cùng đầu vào và đầu ra của chu trình dinh dưỡng.

BÀI 43. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI

Câu 1: Trao đổi chất trong quần xã được biểu hiện qua

  1. trao đổi vật chất giữa các sinh vật và giữa quần xã với sinh cảnh.
  2. trao đổi vật chất giữa các sinh vật trong quần xã qua chuỗi và lưới thức ăn.
  3. trao đổi vật chất giữa quần xã với môi trường vô sinh.
  4. chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.

Câu 2: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về

  1. nguồn gốc. B. nơi chốn. C. dinh dưỡng.          D. sinh sản.

Câu 3: Một chuỗi thức ăn gồm

  1. nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, mỗi mắt xích là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
  2. nhiều loài sinh vật có quan hệ cạnh tranh về dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
  3. nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước.
  4. nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.

Câu 4: Lưới thức ăn là

  1. tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc những loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.
  2. tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc chỉ một loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.
  3. tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc một loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.
  4. tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một số loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc những loài làm thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.

Câu 5: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái?

  1. Quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật.
  2. Quan hệ giữa thực vật với động vật ăn thực vật.
  3. Quan hệ giữa động vật ăn thịt bậc 1 với động vật ăn thịt bậc 2.
  4. Quan hệ giữa động vật ăn thịt với con mồi.

Câu 6: Những sinh vật nào sau đây không thuộc sinh vật tiêu thụ?

  1. Động vật ăn côn trùng. B. Động vật ăn thực vật.
  2. Loài người. D. Nấm, vi khuẩn.

Câu 7: Trật tự nào sau đây là không đúng với chuỗi thức ăn?

  1. Cây xanh Chuột  Mèo  Diều hâu.
  2. Cây xanh Chuột  Cú  Diều hâu.
  3. Cây xanh Rắn  Chim  Diều hâu.
  4. Cây xanh Chuột  Rắn  Diều hâu.

Câu 8: Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không dài?

  1. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng.
  2. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp.
  3. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất.
  4. Do năng lượng mất quá lớn qua các bậc dinh dưỡng.

Câu 9: Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái ở nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì

  1. hệ sinh thái ở nước có đa dạng sinh học hơn.
  2. môi trường nước không bị năng lượng ánh sáng mặt trời đốt nóng.
  3. môi trường nước có nhiệt độ ổn định.
  4. môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn.

BÀI 44. CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ VÀ SINH QUYỂN

Câu 1: Chu trình sinh địa hoá là

  1. chu trình chuyển hoá các chất vô cơ và hữu cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ đó truyền trở lại môi trường.
  2. chu trình chuyển hoá các chất vô cơ và hữu cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường.
  3. chu trình chuyển hoá các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, rồi truyền trở lại môi trường.
  4. chu trình chuyển hoá các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường.

Câu 2: Một chu trình sinh địa hoá gồm có các phần nào?

  1. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ.
  2. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.
  3. Tổng hợp các chất, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.
  4. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.

Câu 3: Chu trình sinh địa hoá có vai trò

  1. duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.
  2. duy trì sự cân bằng năng lượng trong sinh quyển.
  3. duy trì sự cân bằng vật chất và năng lượng trong sinh quyển.
  4. duy trì sự cân bằng trong quần xã.

Câu 4: Điều nào dưới đây không đúng đối với chu trình cacbon?

  1. Cacbon trao đổi trong quần xã: trong quần xã, hợp chất cacbon trao đổi thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
  2. Cacbon đi từ môi trường vô cơ vào quần xã: khí cacbon trong khí quyển được thực vật hấp thu, thông qua quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ có cacbon.
  3. Cacbon trở lại moi trường vô cơ: quá trình hô hấp ở thực vật, động vật và quá trình phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ ở trong đất của vi sinh vật thải ra một lượng lớn khí cacbônic vào bầu khí quyển.
  4. Tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.

Câu 5: Chu trình cacbon trong sinh quyển là

  1. quá trình phân giải mùn bã hữu cơ trong đất.
  2. quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái.
  3. quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.
  4. quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái.

Câu 6: Điều nào dưới đây không đúng đối với chu trình nitơ?

  1. Vòng tuần hoàn được khép kín qua hoạt động của một số vi khuẩn phản nitrat, các vi khuẩn này phân giải đạm trong đất, nước… và giải phóng nitơ vào không khí.
  2. Khí quyển là nơi dự trữ nitơ chủ yếu. Phần chính của chu trình nitơ là là các sinh vật phân giải đã biến prôtêin trong xác sinh vật thành các hợp chất đạm amôn, nitrat.
  3. Các hợp chất nitơ luôn trao đổi theo vòng tuần hoàn kín.
  4. Thực vật hấp thụ các dạng đạm ở dạng muối amôn () và nitrat () cấu tạo nên cơ thể sống. Trong quần xã, ni tơ được luân chuyển qua lưới thức ăn. Khi sinh vật chết, prôtêin xác sinh vật lại tiếp tục được phân giải thành đạm của môi trường.

Câu 7: Chu trình nitơ

  1. liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái.
  2. là quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái.
  3. là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.
  4. là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái.

Câu 8: Điều nào dưới đây không đúng với chu trình nước?

  1. Trong khí quyển, nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống lượng lớn ở đại dương.
  2. Trong tự nhiên, nước luôn vận động tạo nên chu trình nước toàn cầu.
  3. Trong khí quyển, nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống lượng lớn ở lục địa.
  4. Sự bốc hơi nước diễn ra từ đại dương, mặt đất và thảm thực vật.

Câu 9: Chu trình nước

  1. chỉ liên quan tới các nhân tố vô sinh của hệ sinh thái.
  2. không có ở sa mạc.
  3. là một phần của chu trình tái tạo vật chất trong hệ sinh thái.
  4. là một phần của tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái.

Câu 10: Ý nào không đúng với hiệu quả việc thay đổi các loại cây trồng hợp lí (trồng luân canh và xen kẽ)?

  1. Tăng năng xuất cây trồng.
  2. Tăng sự hỗ trợ giữa các loại cây trồng.
  3. Tận dụng được hiệu suất sử dụng đất.
  4. Làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng.

Câu 11: Sinh quyển được chia thành nhiều khu sinh học, đó là

  1. các khu rừng nhiệt đới, rừng rụng lá ôn đới, rừng lá kim và vùng đại dương.
  2. toàn bộ các khu sinh học trên cạn, khu sinh học nước ngọt và khu sinh học biển.
  3. toàn bộ các khu sinh học trên cạn phân bố theo vĩ độ và mức khô hạn của các vùng trên Trái Đất.
  4. toàn bộ các hồ, ao… và các khu nước chảy là các sông, suối

BÀI 45. DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI

Câu 1: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái diễn ra như thế nào?

  1. bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành quang năng, sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường.
  2. bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hoá học, sau đó năng lượng được truyền hết qua các bậc dinh dưỡng.
  3. từ sinh vật sản xuất hình thành năng lượng hoá học, sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường.
  4. bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hoá học, sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường.

Câu 2: Điều nào sau đây không đúng với dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

  1. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng tăng dần.
  2. Năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng từ thấp lên cao.
  3. Năng lượng bị thất thoát dần qua các bậc dinh dưỡng.
  4. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng giảm dần.

Câu 3: Điều nào không phải là nguyên nhân của sự thất thoát năng lượng lớn khi quan các bậc dinh dưỡng?

  1. Do một phần năng lượng được động vật sử dụng, nhưng không được đồng hoá mà thải ra môi trường dưới dạng các chất bài tiết.
  2. Do một phần năng lượng của sinh vật làm thức ăn không sử dụng được (rễ. Lá rơi rụng, xương, da, lông…)
  3. Do một phần năng lượng mất đi qua sự huỷ diệt sinh vật một cách ngẫu nhiên.
  4. Do một phần năng lượng mất đi qua hô hấp và tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Câu 4: Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ từ A đến E. trong đó:

A = 500 kg;   B = 600 kg;    C = 5000 kg;                        D = 50 kg;      E = 5 kg.

  1. A B  C  D.                                  B. E  D  A  C.
  2. E D  C  B.                                  D. C  A  D  E.

Câu 5: Hiệu suất sinh thái là

  1. tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng đầu tiên và cuối cùng trong hệ sinh thái.
  2. tổng tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
  3. tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng của sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ bậc một trong hệ sinh thái.
  4. tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

Câu 6: Trong rừng, hổ không có vật ăn thịt chúng là do

  1. hổ có vuốt chân và răng rất sắc chống trả lại kẻ thù.
  2. hổ có sức mạnh không loài nào địch nổi.
  3. hổ chạy rất nhanh, vật ăn thịt khó lòng đuổi được.
  4. hổ có số lượng ít, sản lượng thấp, không thể tạo nên một quần thể vật ăn thịt dù nó đủ số lượng tối thiểu để tồn tại.

Câu 7: Hoạt động nào của con người gây hậu quả phá hoại môi trường lớn nhất?

  1. Săn bắt động vật hoang dã. B. Khai thác khoáng sản.
  2. Đốt rừng lấy đất trồng trọt. D. Chăn thả gia súc.

Câu 8: Biện pháp nào không có tác dụng hạn chế ô nhiễm môi trường?

  1. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp ở xa khu dân cư.
  2. Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông.
  3. Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây.
  4. Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng.

Câu 9: Biện pháp nào không có tác dụng hạn chế ô nhiễm nguồn nước?

  1. Tạo bể lắng và lọc nước thải.
  2. Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng gió, mặt trời).
  3. Chôn lấp và đốt ác một cách khoa học..
  4. Xây dựng nhà máy xử lí rác.

Câu 10: Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở Trái Đất là

  1. do động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.
  2. do bùng nổ dân số nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.
  3. do thảm thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp vì có sự thay đổi khí hậu.
  4. do đốt quá nhiều nhiên liệu hoá thạch và thu hẹp diện tích rừng.

Câu 11: Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm thuỷ ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất?

  1. Tảo đơn bào động vật phù du  cá người.
  2. Tảo đơn bào động vật phù du  giáp xác  cá  chim người.
  3. Tảo đơn bào cá  người.
  4. Tảo đơn bào thân mềm  cá  người.