Môi Trường Hoạt Động Của Tổ Chức Là Gì ? Có Bao Nhiêu Cấp Độ ?

Hỏi/Đáp: Môi Trường Hoạt Động Của Tổ Chức Là Gì ? Có Bao Nhiêu Cấp Độ ? Ý Nghĩa Nghiên Cứu Môi Trường Trong Công Tác Quản Trị Của Nhà Doanh Nghiệp ?

1. Môi trường hoạt động của tổ chức:

Môi trường là khái niệm dùng để chỉ các yếu tố, các lực lượng, các thể chế tồn tại bên ngoài của tổ chức mà các nhà quản trị khó hoặc không kiểm soát được chúng nhưng chúng lại ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức. Mục đích của việc nghiên cứu môi trường là để giúp đỡ những nhà quản trị có thể nhận diện được những cơ hội và các mối đe doạ mà môi trường có thể đem lại cho tổ chức.

2. Phân loại: Gồm :

– Môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát) – Môi trường vi mô (môi trường đặc thù)

3. Môi trường vĩ mô:

* Đặc điểm :

– Các yếu tố của môi trường vĩ mô thường tác động 1 cách gián tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức.

– Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khác nhau có thể có chung 1 môi trường vĩ mô, cho nên người ta hay gọi môi trường này là môi trường tổng quát.

– Các yếu tố của môi trường vĩ mô có mối quan hệ tương tác với nhau để cùng tác động lên 1 tổ chức.

* Các yếu tố cơ bản:

– Kinh tế (là yếu tố quan trọng nhất)

READ:  Hãy Chứng Minh Quản Trị Vừa Có Tính Khoa Học, Vừa Có Tính Nghệ Thuật

– Chính trị – chính phủ

– Xã hội – dân cư

– Tự nhiên

– Kỹ thuật – công nghệ

4. Môi trường vi mô:

* Đặc điểm :

– Các yếu tố của môi trường vi mô thường tác động 1 cách trực tiếp đến hoạt động vàa kết quả hoạt động của tổ chức.

– Mỗi 1 tổ chức dường như có 1 môi trường vi mô đặc thù của mình. – Các yếu tố của môi trường vi mô thường đơn lẻ tác động đến mỗi tổ chức.

* Các yếu tố cơ bản :

– Đối thủ cạnh tranh

– Khách hàng

– Người cung cấp

– Đối thủ tiềm ẩn

– Sản phẩm thay thế

– Các nhóm áp lực

5. Ý nghĩa nghiên cứu :

– Nhóm các yếu tố môi trường vĩ mô là những yếu tố bên ngoài có tác động gián tiếp đến DN. Mặc dù không tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, nhưng mỗi khi có sự biến đổi về nhân khẩu, về thu nhập dân cư, cơ sở hạ tầng hay sự ra đời của 1 công nghệ mới….đều có những tác động dây chuyền đến DN. Đồng thời sự khan hiếm hay dồi dào tài nguyên, sự cởi mở hay bảo thủ của luật pháp đều là những yếu tố mà nhà quản trị phải quan tâm khi ra quyết định quản trị. – Nhóm các yếu tố môi trường vi mô luôn có những tác động trực tiếp đến sự tồn tại của DN, bởi 1 DN sẽ không thể tồn tại được nếu không có người tiêu thụ sản phẩm, người cung cấp nguyên vật liệu hay không duy trì được vị thế cạnh tranh so với đối thủ. Đồng thời thông qua việc bảo vệ quyền lợi riêng, các nhóm có quyền lợi trong QN luôn tìm cách tác động trực tiếp đến các quyết định QT. Thêm vào đó, sự can thiệp của các cơ quan Chính phủ nhằm duy trì hiệu lực của luật pháp sẽ có những tác động nhất định, thậm chí có thể làm cho DN phải đóng cửa.

READ:  So Với Trường Phái Khoa Học Của Taylor Thì Trường Phái Quản Trị Tổng Quát Của Henry Fayol Có Điểm Giống Và Khác Nhau?

– Như vậy, tất cả các yếu tố trên tác động vào DN dù dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp đều đem lại những hệ quả nhất định đối với hoạt động QT. Mặc khác các yếu tố này luôn luôn biến đổi không ngừng, do đó đòi hỏi các nhà quản trị phải có sự sáng tạo trong mỗi quyết định quản trị.