Thế nào là cơ hội/ điểm mạnh; nguy cơ/ điểm yếu? Các yếu tố cấu thành? Giải pháp phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội?

Điểm mạnh của Doanh nghiệp là tổng hợp tất cả các thuộc tính, yếu tố bên trong làm tăng khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.Nói cách khác đó là tất cả các nguồn lực mà Doanh nghiệp có thể huy động, sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn so với các ĐTCT.

Điểm yếu của Doanh nghiệp là tất cả những thuộc tính làm suy giảm tiềm lực của Doanh nghiệp so với các ĐTCT.(Những gì mà làm năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp giảm xuống thì được gọi là điểm yếu).

Các yếu tố cấu thành điểm mạnh, điểm yếu của Doanh nghiệp thương mại

– Sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của Doanh nghiệp thương mại: thể hiện ở các nội dung: mặt hàng kinh doanh (khối lượng và cơ cấu hàng hoá), tuổi thọ của sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm kinh doanh của Doanh nghiệp…

– Quản trị nhân lực: bao gồm tuyển mộ, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự… Yếu tố này tạo ra nguồn lực về lao động tối ưu (cơ cấu lao động hợp lý, đảm bảo trình độ và năng lực của cán bộ quản lý, trình độ và kỹ năng của các bộ phận lao động trực tiếp) nếu Doanh nghiệp đạt được một mô hình hợp lý.

– Hệ thống thông tin của Doanh nghiệp: đảm bảo cung cấp các thông tin cho lãnh đạo Doanh nghiệp và các bộ phận chức năng, làm cơ sở cho việc ra quyết định trong quản lý và điều hành quá trình kinh doanh của

Doanh nghiệp. Bao gồm hệ thống thông tin bên ngoài Doanh nghiệp và hệ thống thông tin nội bộ Doanh nghiệp…

READ:  Câu hỏi tự luận Chiến lược phát triển kinh tế xã hội

– Hoạt động marketing: tạo ra và duy trì các mối quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá giữa Doanh nghiệp với khách hàng trên cơ sở nguyên tắc các bên cùng có lợi.

– Các yếu tố về tài chính: các chính sách về tài chính ảnh hưởng quan trọng và toàn diện đến các hoạt động khác trong Doanh nghiệp, đến việc xây dựng và thực hiện Chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp. Các yếu tố này tác động mạnh mẽ đến việc hình thành thế mạnh của Doanh nghiệp trong từng chu kỳ kinh doanh.

– Thương hiệu và uy tín của Doanh nghiệp thương mại: thể hiện thế mạnh về sản phẩm và phương thức kinh doanh trên thị trường, tạo ra niềm tin tuyệt đối, bền vững của khách hàng đối với Doanh nghiệp.

– Nề nếp văn hoá kinh doanh của Doanh nghiệp thương mại: thể hiện quan điểm, triết lý kinh doanh của Doanh nghiệp, là toàn bộ giá trị tinh thần có tính chất đặc trưng cho từng Doanh nghiệp. Đây là nguồn lực cốt lõi để tăng cường nội lực Doanh nghiệp, giúp Doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vững.

Thời cơ theo quan điểm của người bán hàng là việc xuất hiện khả năng cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho cho khách hàng nhằm tăng doanh thu, mở rộng thị trường gia tăng lợi nhuận và củng cố vị thế của Doanh nghiệp trên thị trường.

Thời cơ hấp dẫn là thời cơ phù hợp với điều kiện tiềm năng của Doanh nghiệp và Doanh nghiệp có khả năng sử dụng các tiềm năng để khai thác thời cơ đó nhằm đem lại lợi ích cho Doanh nghiệp.

READ:  Cho biết những thành công, hạn chế và giải pháp của Việt Nam trong thu hút FDI từ EU

Nguy cơ là những mối đe doạ nguy hiểm, bất ngờ nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại, tổn thất hoặc mang lại tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp như thiệt hại về hàng hoá, tài sản, thu hẹp thị trường và tổn hại đến uy tín của Doanh nghiệp.

Phương hướng tận dụng thời cơ

– Xác định chính xác thời cơ hấp dẫn trong kinh doanh: cần phân tích mtkd để chỉ ra đc thời cơ hấp dẫn nhất để có thể tận dụng.

– Tạo ra các điều kiện thuận lợi nhất để đón nhận cơ hội: Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, nguồn lực để vượt qua và khai thác cơ hội trên thị trường. (nguồn lực qtrong là nhân lực, tài chính, các hđ mar của Doanh nghiệp).

– Đảm bảo tính đồng bộ giữa các khâu trong quản trị chiến lược: cần đánh giá và điều chỉnh thường xuyên các giai đoạn kế tiếp, lien quan tới nhau trong hđkd.
Đề phòng những nguy cơ đe doạ xấu nhất đế hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp: cần có các biện pháp phòng tránh kịp thời để tránh khỏi gây ra hiểm họa đối với Doanh nghiệp.