Nêu khái niệm, đặc điểm và phân loại tài sản tài chính

Khái niệm Tài sản tài chính: Tài sản tài chính là 1 tài sản vô hình mà giá trị của nó phát sinh từ 1 quan hệ hợp đồng. Ví dụ: chứng chỉ tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, cố phiếu,…Tài sản tài chính thường có tính lỏng cao hơn so với TSCĐ hữu hình và được giao dịch trên thị trường tài chính.

Đặc điểm của Tài sản tài chính:

  • Tài sản tài chính không có hình dạng vật chất cụ thể (thường chỉ là các bút toán ghi sổ hay là các giấy tờ);
  • Giá trị của Tài sản tài chính không phụ thuộc vào giá trị sử dụng mà phụ thuộc và cung cầu trên thị trường.
  • Giá trị của Tài sản tài chính có sự biến động theo thời gian.
  • Tài sản tài chính không tham gia trực tiếp trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ như TSCĐ hay hàng tồn kho.
  • Tài sản tài chính là loại tài sản có tính lỏng cao, hỗ trợ cho các quyết định tài chính của nhà quản lý như việc quyết định giữ lại tỷ lệ tiền mặt là bao nhiêu, lựa chọn các phương án đầu tư từ tiền mặt nhàn rỗi…

Phân loại Tài sản tài chính:

Theo IAS39, Tài sản tài chính được chia làm 4 loại dựa trên mục đích mua và nắm giữ tài sản:

READ:  Nêu Quỹ Bảo hiểm xã hội và mục đích sử dụng quỹ

Nhóm 1: Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo KQKD, gồm:

  • Tài sản tài chính nắm giữ phục vụ cho mục đích kinh doanh (loại này cứ được giá là bán)
  • Công cụ tài chính phái sinh phục vụ cho mục đích kinh doanh
  • Các Tài sản tài chính khác mà doanh nghiệp phân loại vào nhóm này

Nhóm 2: Các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

Đây là các khoản đầu tư mà doanh nghiệp có chủ đích và khả năng nắm giữ chúng đến ngày đáo hạn. Các khoản đầu tư này phải thỏa mãn 2 điều kiện sau để được xếp vào nhóm này:

  • Số tiền thu về tại ngày đáo hạn được xác định 1 cách chắc chắn.
  • Thời điểm thu tiền về được xác định 1 cách chắc chắn.

Ví dụ: trái phiếu, tiền gửi có kỳ hạn,..

Nhóm 3: Khoản cho vay và phải thu:

Các khoản cho vay và phải thu không được niêm yết, việc chuyển nhượng mua bán khó khăn nên có tính thanh khoản thấp hơn nhóm Tài sản tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý. Khác với các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn, các khoản cho vay và phải thu có đặc điểm là số tiền và thời điểm thu tiền về không được xác định chắc chắn.

READ:  Phân tích mô hình và nội dung chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế của Nhật Bản?

VD: khoản Phải thu KH, Phải trả NB, Khách hàng ứng trước, phải thu khác, ký cược, ký quỹ…

Nhóm 4: Tài sản tài chính không thuộc 3 nhóm trên, gồm:

  • Ngoại tệ, vàng bạc: không phục vụ cho mục đích kinh doanh mà phục vụ cho hoạt động sản xuất. Loại này được ghi nhận theo giá trị hợp lý.
  • Công cụ tài chính phái sinh sử dụng cho mục đích phòng ngừa rủi ro.
  • Đầu tư tài chính khác, gồm:
    • Góp vốn liên doanh ngắn hạn (loại này không được niêm yết, nên không xác định được giá trị hợp lý 1 cách chính xác)
    • Đầu tư vào các doanh nghiệp với mục đích chiến lược, dài hạn, không phải với mục đích tìm kiếm LN trong ngắn hạn, loại này cũng không xác định được giá trị hợp lý 1 cách chính xác.
    • Khoản phải thu KH có gốc ngoại tệ (được ghi nhận theo giá trị hợp lý).