Nêu và phân tích chế định chủ quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ

– Phương diện quyền lực: Đây là sự tồn tại và phát triển của hệ thống cơ quan nhà nước với các hoạt động nhằm thực hiện quyền lực bao trùm lên tất cả các lĩnh vực của đời sống 1 quốc gia. Quyền lực này mang tính chất hoàn toàn, riêng biệt, không chia sẻ với bất kỳ quốc gia nào khác và là chủ quyền thiêng liêng của từng quốc gia. Tất cả dân cư và hoạt động diễn ra trên lãnh thổ quốc gia đều thuộc về quyền lực này. Quốc gia thực hiện quyền tài phán của mình đối với người và tài sản trong phạm vi lãnh thổ 1 cách không hạn chế ( trừ trường hợp vì lợi ích của toàn thể cộng đồng và lợi ích của 1 số quốc gia nhất định và ý chí chủ quyền của nhân dân). Trên phạm vi lãnh thổ, quốc gia được tiến hành mọi hành động với điều kiện các hành vi đó không bị PL quốc tế cấm

READ:  Câu 17: Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau

– Phương diện vật chất: Theo quan niệm phổ biến nhất, môi trường tự nhiên của quốc gia- đất đai, nước, không gian, rừng, khoáng sản, tài nguyên vùng lòng đất… là nội dụng vật chất của lãnh thổ quốc gia và thuộc về quốc gia trong 1 phạm vi được giới hạn bởi đường biên giới quốc gia. Quốc gia có quyền sở hữu một cách đầy đủ, trọn vẹn trên cơ sở phù hợp với lợi ích cộng đồng dân cư sống trên vùng lãnh thổ đó và phù hợp với các quyền dân tộc cơ bản