Nguyên tắc tổ chức, hoạt động, các cơ quan cấu thành Việt Nam theo Hiến pháp 1992

Bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam theo quy định của Hiến pháp 1992 sửa đổi (Nguyên tắc tổ chức và hoạt động, các cơ quan cấu thành)

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

– Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với bộ máy nhà nước.
– Tập trung dân chủ.
– Nguyên tắc pháp chế XHCN.
– Bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc. Thu hút nhân dân tham gia ngày càng đông đảo vào bộ máy Nhà nước.

Các cơ quan trong bộ máy nhà nước VN theo HP 1992

a) Các cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.

– Quốc hội: là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân trực tiếp bầu ra với nhiệm kì 5 năm, chịu trách nhiệm trước ND. Chức năng QH là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề trọng đại nhất của quốc gia, bầu ra các cơ quan nhà nước khác ở TW và giám sát toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước.

READ:  Điều kiện để các tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể quan hệ pháp luật? - PLĐC

– HĐND: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương được tổ chức ở 3 cấp, tỉnh huyện, xã.

b) Chủ tịch nước: là người đứng đầu nhà nước thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại do QH bầu ra trong số các đại biểu QH.

c) Các cơ quan quản lý nhà nước: gồm chính phủ và các UBND.

+ Chính phủ: là cơ quan chấp hành của QH, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CH XHCN VN.

– Đứng đầu là thủ tướng chính phủ do QH bầu trong số các đại biểu QH.
– Cơ cấu tổ chức: CP bao gồm các bộ và cơ quan ngang bộ là các cơ quan chuyên môn quản lý từng ngành, lĩnh vực cụ thể.

+ UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được tổ chức ở 3 cấp, tỉnh huyện, xã.

d) Cơ quan xét xử:

– Thay mặt nhà nước xét xử các vụ việc.
– Đứng đầu là Tòa án nhân dân tồi cao, thấp hơn về phía dân sự thì là TAND cấp tỉnh --> TAND cấp huyện, còn về phía quân sự là TA quân sự TW --> TA quân sự quân khu và tương đương --> TA quân sự khu vực.

READ:  Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay - PLĐC

e) Các cơ quan kiểm sát

– Chức năng: các cơ quan kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hiện quyền công tố.
– Đứng đầu là Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thấp hơn về phía dân sự là VKSND cấp tỉnh --> VKSND cấp huyện, còn về phía quân sự là VKS quân sự TW --> VKS quân sự quân khu và tương đương --> VKS quân sự khu vực.