Nhà nước là gì?

Nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của giai cấp khác.

Ví dụ về giai cấp thống trị và giai cấp bị trị: giai cấp thống trị là nhà nước, gia cấp bị trị là nhân dân lao động

Tại sao nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị: vì nhà nước ra đời là để duy trì sự thống trị giai cấp, để bảo vệ quyền lực của giai cấp thống trị, giai cấp thống trị lập ra nhà nước để giữ vững vai trò của mình, chính vì vậy nhà nước mang bản chất của giai cấp thống trị.

Nguồn gốc ra đời của nhà nước

Quan điểm của Mac- Le Nin khẳng định : “Nhà nước là một phạm trù lich sử, nhà nước chỉ ra đời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa”.

Cụ thể nhà nước ra đời có nguồn gốc sau:

Lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng, thành mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được . Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội . Để thảm họa đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt ra đời, đó là nhà nước. Như vậy, nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhà nước là mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được .

READ:  quyền tài phán là gì

Bản chất của nhà nước

Nhà nước là của giai cấp thống trị tổ chức ra để thực hiện quyền lực chính trị và lợi ích của giai cấp thống trị. Cho nên bản chất của nhà nước chính là bản chất của giai cấp đang thống trị và không có nhà nước chung chung phi giai cấp .

Đặc trưng của nhà nước

Bất kì nhà nước nào cũng có 3 đặc trưng cơ bản sau:

  • Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định.
  • Nhà nước có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội như quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tu.. và bộ máy hành chính quan liêu.
  • Nhà nước hình thành hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị.

Chức năng của nhà nước

Bất kì nhà nước nào trong lịch sử cũng có hai chức năng. Tùy theo góc độ khác nhau, chức năng của nhà nước được phân chia khac nhau.

READ:  Từ đồng kết là gì? Từ lưỡng vị là gì?

Dưới góc độ tính chất của quyền lực chính trị nhà nước có chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội:

  • Chức năng thống trị của giai cấp: Thực hiện quyền lực của giai cấp thống trị với xã hội
  • Chức năng xã hội : Nhà nước làm các nghĩa vụ duy trì giải quyết các mối quan hệ xã hội như quản lý vĩ mô nên fkinh tế điều chỉnh các quan hệ theo pháp luật, đàn áp sự chống đối của các giai cấp khác hoặc bảo vệ tổ quốc .