Nhu cầu mua sắm của cá nhân thay đổi như thế nào theo tuổi tác và tình trạng gia đình?

Hỏi đáp Marketing căn bản: Nhu cầu mua sắm của cá nhân thay đổi như thế nào theo tuổi tác và tình trạng gia đình?

Lý thuyết đã chia vòng đời gia đình của một cá nhân thành 9 giai đoạn. Ở giai đoạn 1 (trưởng thành, độc thân), người tiêu dùng rất để ý các mặt hàng mới và chi tiêu tương đối hào phóng mặc dù thu nhập chưa cao. Sang giai đoạn 2 (vợ chồng son), việc mua sắm tập trung vào hàng lâu bền. Sang giai đoạn 3 (có con nhỏ hơn 6 tuổi), nhu cầu mua sắm chủ yếu là thực phẩm và dịch vụ cho con.

Trong giai đoạn 4 (con nhỏ nhất hơn 6 tuổi và nhỏ hơn 18 tuổi), nhu cầu mua sắm chủ yếu là dịch vụ giáo dục và gia sư cho con. Ở giai đoạn 5 (con nhỏ nhất hơn 18 tuổi, sống chung) và giai đoạn 6 (con sống riêng, chủ gia đình đi làm), tình hình tài chính là mạnh nhất so với các giai đoạn khác trong vòng đời gia đình và thời gian của những người chủ gia đình rảnh rỗi hơn. Do đó, nhu cầu mua sắm rất đa dạng, từ nâng cấp đồ đạc trong nhà, sửa nhà, mua đất tới du lịch, giải trí, thể thao, mỹ phẩm.

READ:  Thuộc tính Giá trị của hàng hóa là gì?

Chuyển sang giai đoạn 7 (con sống riêng, chủ gia đình nghỉ hưu), thu nhập giảm mạnh và tuổi già ập đến, nhu cầu mua sắm giảm và tập trung cho dược phẩm và dịch vụ y tế. Ở giai đoạn 8 (người goá bụa làm việc) và giai đoạn 9 (người goá bụa nghỉ hưu), do người vợ (hoặc người chồng) đã mất và con cái đã trưởng thành, xuất hiện nhu cầu bán nhà để ở một chỗ khác yên tĩnh hơn. Người goá bụa già cũng cần nhiều dược phẩm, dịch vụ y tế và giải trí tuổi già.