Những thành công và hạn chế của Việt Nam khi xuất khẩu hh sang thị trường EU

Thành công

+ Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng mạnh trong các năm, trong 6 tháng đầu năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu vào EU tăng 18% so với cùng kỳ năm 2010. Xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường mới khác ở EU tăng cao, EU là thị trường trọng yếu của Việt Nam, là thị trường lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa kỳ Quan hệ thương mại giữa EU

+ Số lượng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng, có sự chuyển hướng sang các mặt hàng chế biến.

+ Sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam gia tăng, nhiều sản phẩm ‘ made in Việt Nam’ đã có tiếng nói nhất định trên thị trường EU.

+ Đại bộ phận hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng ưu đãi GSP

Hạn chế

Các kết quả nêu trên còn thấp so với tiềm năng và lợi thế:

+ Quy mô xk còn nhỏ, tỷ trọng hàng Việt Nam trong tỷ trọng hàng NK cuae EU còn thấp.

+ Xuất khẩu thông qua trung gian, người thứ 3, các doanh nghiệp chưa trực tiếp xuất khẩu sang EU, nên chưa tạo được thương hiệu.

+ Chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kĩ thuật như SA8000, ISO 14000, ISO 4000

+ Hàng hóa chủ yếu là hàng nông sản, giày da, may mặc có hàm lượng chất xám không cao

READ:  Trình bày cách phân loại và các loại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội?

+ Nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang thi trương EU có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá

Giải pháp

+ Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm tại thị trường EU qua đó tìm kiếm các đơn đặt hàng từ các đối tác trong EU. Tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác qua đó gia tăng tỷ trọng hàng hóa của Việt Nam.

+ Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang thị trường EU cần nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về tiêu chuẩn bị thuật do phía EU đặt ra, Mặt khác do những tiêu chuẩn này Việt Nam cũng đã có nhưng chưa được áp dụng, vì vậy trong khâu quản lý Việt Nam cần phải áp dụng những tiêu chuẩn này, qua đó tạo thói quen cho các doanh nhiệp để dễ dàng áp dụng khi xuất khẩu hàng hóa sang EU

+ Đối phó với kiện chống phá giá, doanh nghiệp phải nỗ lực  giải quyết, không thể trông chờ vào tác động thông qua con đường chính trị. Các doanh nghiệp khi bị khởi kiện chống bán phá giá phải liên kết lại với nhau từ đó  xác định xem doanh nghiệp nào sẽ bị chọn là bị đơn bắt buộc, họ có tham gia vào vụ kiện một cách nghiêm túc để có thể có kết quả tốt có lợi cho họ và cho toàn cục hay không…, trên cơ sở đó đưa ra những bước đi thích hợp. Khi bị kiện, doanh nghiệp không nên hoảng, hãy kiên nhẫn tham khảo ý kiến luật sư, các chuyên gia của Hội đồng Tư vấn về phòng vệ thương mại của VCCI

READ:  Nêu khái niệm, đặc điểm công cụ tài chính, phân loại công cụ tài chính?

+ Nâng cao trình độ người lao động cũng như môi trường làm việc

+ Đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng nâng cao hiệu quả. Tập trung vào  các thị trường và mặt hàng trọng điểm, thị trường và mặt hàng mới.