Phần 17 bộ câu hỏi thi trắc nghiệm pháp luật đại cương từ câu 321 đến 350

Bộ câu hỏi thi trắc nghiệm pháp luật đại cương

Nếu có vướng mắc trong các câu trả lời các bạn có thể tham khảo lại phần giáo trình Pháp luật đại cương được trình bày cẩn thận tại đây.

Câu 321. Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam 1992, hệ thống tòa án nhân dân được chia thành mấy cấp:

A. 2 cấp
B. 3 cấp
C. 4 cấp
D. 5 cấp

Câu 322. Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam:

A. Tam quyền phân lập
B. Tập trung dân chủ
C. Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các CQNN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 323. Hệ thống tòa án của nước CHXHCN Việt Nam có bao nhiêu tòa chuyên trách:

A. 4 tòa chuyên trách
B. 5 tòa chuyên trách
C. 6 tòa chuyên trách
D. 7 tòa chuyên trách

Câu 324. Công chức nhà nước có quyền tham gia quản lý:

A. Công ty cổ phần
B. Doanh nghiệp tư nhân
C. Công ty trách nhiệm hữu hạn
D. Hộ kinh doanh cá thể

Câu 325. Xét về độ tuổi, cá nhân được thành lập doanh nghiệp khi:

A. Từ đủ 15 tuổi
B. Từ đủ 16 tuổi
C. Từ đủ 18 tuổi
D. Từ đủ 21 tuổi

Câu 326. Quyền sở hữu tài sản của cá nhân xuất hiện từ lúc:

A. Từ khi được sinh ra
B. Từ đủ 15 tuổi
C. Từ đủ 18 tuổi
D. Từ đủ 21 tuổi

Câu 327. Điều kiện để một tổ chức tham gia vào một QHPL cụ thể:

A. Chỉ cần có NLPL
B. Chỉ cần có NLHV
C. Có năng lực chủ thể pháp luật
D. Cả A, B và C đều sai

Câu 328. Khẳng định nào đúng:

A. Hình thức nhà nước phản ánh cách thức tổ chức quyền lực nhà nước.
B. Hình thức nhà nước là các phương pháp, cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 329. Khẳng định nào sau đây là đúng:

B. Chế độ chính trị phản ánh cách thức tổ chức quyền lực nhà nước.
A. Chế độ chính trị là các phương pháp, cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 330.  Câu nói: “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế thông qua pháp luật” có nghĩa là:

A. Pháp luật chính là sự phản ánh các điều kiện tồn tại khách quan của xã hội.
B. Đường lối, chính sách của đảng cầm quyền bị quy định bởi cơ sở kinh tế.
C. Pháp luật của nhà nước thể chế hóa đường lối, chính sách của đảng cầm quyền.
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 331: Theo HTPL châu Âu lục địa, khẳng định nào là đúng:

READ:  Phân tích khái niệm quan hệ pháp luật? Điều kiện để xuất hiện một quan hệ pháp luật? - PLĐC

A. Công pháp là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh những QHXH liên quan tới lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước
B. Công pháp là lĩnh vực pháp luật điều vừa chỉnh những QHXH liên quan tới lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước, vừa điều chỉnh những QHXH liên quan tới lợi ích của cá nhân, tổ chức.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 332: Theo HTPL châu Âu lục địa, khẳng định nào là đúng:

A. Tư pháp là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh những QHXH liên quan tới lợi ích của cá nhân, tổ chức.
B. Tư pháp là lĩnh vực pháp luật vừa điều chỉnh những QHXH liên quan tới lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước, vừa điều chỉnh những QHXH liên quan tới lợi ích của cá nhân, tổ chức.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 333: Mỗi QPPL:

A. Phải có đầy đủ cả ba yếu tố cấu thành:
B. giả định; quy định; chế tài.
C. Chỉ cần có hai trong ba yếu tố trên.
D. Chỉ cần có một trong ba yếu tố trên.
E. Cả A, B và C đều sai

Câu 334. Quy phạm nào có chức năng điều chỉnh các QHXH:

A. Quy phạm đạo đức
B. Quy phạm tập quán
C. Quy phạm tôn giáo
D. Cả A , B và C đều đúng

Câu 335. Quy phạm nào có chức năng điều chỉnh các QHXH:

A. QPPL
B. Quy phạm tôn giáo
C. Quy tắc quản lý của các TCXH
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 336. SKPL có thể:

A. Làm phát sinh một QHPL cụ thể
B. Làm thay đổi một QHPL cụ thể
C. Làm chấm dứt một QHPL cụ thể
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 337. SKPL có thể:

A. Làm phát sinh một QHPL cụ thể
B. Làm phát sinh, thay đổi một QHPL cụ thể
C. Làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một QHPL cụ thể
D. Cả A, B và C đều sai

Câu 338. Quan điểm về pháp luật tự nhiên là:

A. Pháp luật bảo vệ môi trường.
C. Cả A và B đều đúng.
B. Pháp luật phát sinh từ bản chất tự nhiên của con người.
D. Cả A và B đều sai.

Câu 339. Quan điểm về pháp luật tự nhiên là:

A. Pháp luật do giai cấp thống trị ban hành
C. Cả A và B đều đúng
B. Pháp luật phát sinh từ bản chất tự nhiên của con người
D. Cả A và B đều sai

Câu 340. Trong một nhà nước:

E. NLHV của các chủ thể khác nhau thì khác nhau.
F. NLHV của các chủ thể khác nhau thì giống nhau.
G. NLHV của các chủ thể có thể vừa giống nhau có thể vừa khác nhau.
H. Cả A, B và C đều đúng

Câu 341. Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, khi xét xử:

A. Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
B. Hội thẩm phải phụ thuộc vào Thẩm phán trong quá trình xét xử, và tuân theo pháp luật.
C. Thẩm phán phải phụ thuộc vào Hội thẩm trong quá trình xét xử, và phải tuân theo pháp luật.
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 342. Loại nguồn được công nhận trong hệ thống VBPL Việt Nam:

READ:  Những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước - PLĐC

A. VBPL
B. Tập quán pháp
C. Tiền lệ pháp
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 343. Chức năng công tố của viện kiểm sát có nghĩa là:

A. Xét xử các vụ án
C. Buộc tội (truy tố) người đã bị khởi tố trước tòa án
B. Điều tra các vụ án
D. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật các hoạt động bảo vệ pháp luật

Câu 344. Khẳng định nào là đúng:

A. QPPL là quy phạm xã hội
B. Quy phạm tôn giáo không phải là quy phạm xã hội
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 345. Khẳng định nào là đúng:

A. Quy phạm đạo đức là quy phạm xã hội
B. Quy phạm tập quán không phải là quy phạm xã hội
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 346. Đối với các quy phạm xã hội không phải là QPPL, các chủ thể có phải tuân thủ không khi xử sự theo các quy phạm đó:

A. Phải tuân thủ các quy tắc xử sự đó
B. Không phải tuân thủ các quy tắc sử sự đó
C. Có thể phải tuân thủ hoặc không, tùy theo từng trường hợp cụ thể
D. Cả A, B và C đều sai

Câu 347. Thuộc tính (đặc trưng) nào sau đây là của pháp luật:

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
B. Tính bắt buộc chung (tính quy phạm phổ biến)
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 348. Thuộc tính (đặc trưng) nào sau đây là của pháp luật:

A. Tính bắt buộc chung (tính quy phạm phổ biến)
B. Tính được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 349. Thuộc tính (đặc trưng) nào sau đây là của pháp luật:

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
B. Tính được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 350. Thuộc tính (đặc trưng) nào sau đây là của pháp luật:

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
B. Điều chỉnh các quan hệ xã hội
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai