Phần 19 bộ câu hỏi thi trắc nghiệm pháp luật đại cương từ câu 400 đến 450

Bộ câu hỏi thi trắc nghiệm pháp luật đại cương

Nếu có vướng mắc trong các câu trả lời các bạn có thể tham khảo lại phần giáo trình Pháp luật đại cương được trình bày cẩn thận tại đây.

Câu 401. Các biện pháp tăng cường pháp chế:

A. Đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật
B. Tổ chức tốt công tác thực hiện pháp luật
C. Tiến hành thường xuyên, kiên trì công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật.
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 402. Khẳng định nào sau đây là đúng:

A. Điều luật là phần tử cấu thành nhỏ nhất của HTPL
B. QPPL là phần tử cấu thành nhỏ nhất của HTPL
C. Cả điều luật và QPPL là phần tử cấu thành nhỏ nhất của HTPL
D. Cả A, B và C đều sai

Câu 403. Ở xã hội CXNT:

A. Chưa xuất hiện chế độ tư hữu, chưa xuất hiện giai cấp nên nhà nước chưa xuất hiện.
B. Xuất hiện chế độ công hữu, xuất hiện các giai cấp khác nhau nhưng nhà nước chưa xuất hiện.
C. Xuất hiện chế độ tư hữu, chưa xuất hiện giai cấp, nhà nước chưa xuất hiện.
D. Chưa xuất hiện chế độ công hữu, chưa xuất hiện giai cấp, nhà nước chưa xuất hiện.

Câu 404. Thành phố nào sâu đây là thành phố trực thuộc trung ương:

A. Thành phố Đà Nẵng
B. Thành phố Cần Thơ
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 405. Cơ quan nào là CQNN:

A. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
B. Hội đồng nhân dân TP.HCM.
C. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 406. Mục đích tồn tại của nhà nước là:

A. Bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
B. Duy trì trật tự và quản lý xã hội
C. Sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 407. Các đặc trưng, dấu hiệu cơ bản của nhà nước:

A. Một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; quản lý dân cư theo lãnh thổ.
B. Kiểm tra, giám sát các đối tượng bị quản lý; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
C. Đề ra các quy tắc quản lý; thực hiện các hoạt động kinh tế.
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 408. Các đặc trưng, dấu hiệu cơ bản của nhà nước:

A. Kiểm tra, giám sát các đối tượng bị quản lý; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
B. Có chủ quyền quốc gia; ban hành pháp luật; quy định các loại thuế.
C. Đề ra các quy tắc quản lý; thực hiện các hoạt động kinh tế.
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 409. Quyền lực nhà nước trong xã hội có giai cấp:

A. Hòa nhập vào xã hội và phục vụ lợi ích cho các thành viên trong xã hội.
B. Đứng trên xã hội, tách khỏi xã hội và phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.
C. Đứng trên xã hội, tách khỏi xã hội và phục vụ lợi ích cho các thành viên trong xã hội.
D. Hòa nhập vào xã hội và phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.

Câu 410. Thuyết “Khế ước xã hội” giải thích về nguồn gốc của sự xuất hiện nhà nước, xuất hiện vàothời kỳ nào:

A. Xã hội CXNT
B. Chiếm hữu nô lệ
C. Phong kiến
D. Cách mạng tư sản

Câu 411. Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, người được bầu vào chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, có thể được làm tối đa mấy nhiệm kỳ:

A. 1 nhiệm kỳ
B. 2 nhiệm kỳ
C. 3 nhiệm kỳ
D. Không giới hạn nhiệm kỳ

Câu 412. Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam:

A. Do Chủ tịch nước giới thiệu
B. Do QH bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước
C. Do nhân dân bầu ra
D. Do ĐCS bầu ra

Câu 413. Nhà nước nào sau đây có hình thức cấu trúc là nhà nước liên bang:

A. Indonesia
B. Philippin
C. Thái Lan
D. Mianma (Miến Điện)

Câu 414. Trong lịch sử, các kiểu nhà nước nào có hình thức cấu trúc nhà nước liên bang:

A. Nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản, nhà nước XHCN
B. Nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản, nhà nước XHCN.
C. Nhà nước tư sản, nhà nước XHCN
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 415. Nhà nước nào sau đây có hình thức cấu trúc là nhà nước đơn nhất:

A. Achentina
B. Braxin
C. Italia
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 416. Nhà nước nào sau đây có hình thức chính thể cộng hòa tổng thống:

A. Hoa Kỳ
B. Nga
C. Ucraina
D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 417. Nước nào sau đây có chính thể quân chủ:

A. Ba Lan
B. Hi Lạp
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 418. Nhà nước nào sau đây có chính thể cộng hòa đại nghị:

A. Ixrael
B. Thổ Nhĩ Kỳ
C. Ấn Độ
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 419. Nhà nước nào sau đây là nhà nước có chính thể quân chủ hạn chế (quân chủ đại nghị):

READ:  Bộ câu hỏi thi trắc nghiệm pháp luật đại cương cực độc dành điểm 9

A. Pháp
B. Bỉ
C. Anh
D. Cả B và C đều đúng

Câu 420. Tên gọi nào không phải là tên gọi bộ của bộ máy quản lý hành chính của Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay:

A. Bộ du lịch
B. Bộ thương nghiệp
C. Bộ thông tin
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 421. Tên gọi nào không phải là tên gọi bộ của bộ máy quản lý hành chính của Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay:

A. Bộ giáo dục và đào tạo
B. Bộ khoa học và công nghệ
C. Bộ thủy sản
D. Bộ nội vụ

Câu 422. Theo quy định pháp luật về bầu cử của Việt Nam, muốn tham gia ứng cử, ngoài các điều kiện khác, về độ tuổi được quy định:

A. Từ đủ 18 tuổi
B. Từ đủ 21 tuổi
C. Không quy định độ tuổi chung mà quy định theo các dân tộc khác nhau
D. Không quy định về độ tuổi cụ thể mà quy định theo giới tính

Câu 423. Theo quy định pháp luật về bầu cử của Việt Nam, muốn tham gia ứng cử, ngoài các điều kiện khác, về độ tuổi được quy định:

A. Từ đủ 18 tuổi
B. Từ đủ 21 tuổi
C. Không quy định về độ tuổi cụ thể mà quy định theo giới tính
D. Không quy định độ tuổi chung mà quy định theo các vùng miền khác nhau

Câu 424. Kiểu nhà nước nào sử dụng phương pháp cưỡng chế để cai trị và quản lý xã hội:

A. Nhà nước chủ nô
B. Nhà nước phong kiến
C. Nhà nước tư sản
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 425. Kiểu nhà nước nào sử dụng phương pháp cưỡng chế để cai trị và quản lý xã hội:

A. Nhà nước chủ nô
B. Nhà nước phong kiến
C. Nhà nước XHCN
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 426. Theo Điều 17 Hiến pháp Việt Nam 1992, quy định về chế độ sở hữu đối với đất đai, thì:

A. Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác chỉ có quyền sử dụng đối với đất đai.
B. Tổ chức có quyền sở hữu đối với đất đai, còn cá nhân, hộ gia đình tổ hợp tác chỉ có quyền sử dụng đối với đất đai.
C. Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác có quyền sở hữu đối với đất đai.
D. Cả A, B và C đều sai

Câu 427. Ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp tồn tại trong kiểu nhà nước nào:

A. Nhà nước XHCN; Nhà nước tư sản
B. Nhà nước phong kiến
C. Nhà nước chủ nô
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 428. Bản Hiến pháp đang có hiệu lực của Nhà nước CHXHCN Việt Nam:

A. Hiến pháp 1992
B. Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 1980
C. Hiến pháp 1992, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1959
D. Hiến pháp 1992, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1946

Câu 429. Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, thì cán bộ, công chức, viên chức một tuần làm việc mấy ngày:

A. 4 ngày
B. 5 ngày
C. 6 ngày
D. 7 ngày

Câu 430. Theo quy định Hiến pháp Việt Nam 1992, cơ quan nào sau đây có chức năng xét xử:

A. Chính phủ
B. Quốc hội
C. Tòa án nhân dân
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 431. Pháp luật là:

A. Đại lượng đảm bảo sự công bằng trong xã hội.
B. Chuẩn mực cho xử sự của cá nhân, tổ chức trong xã hội.
C. Hiện tượng khách quan xuất hiện trong xã hội có giai cấp.
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 432. Ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp tồn tại trong kiểu nhà nước nào:

A. Nhà nước XHCN, nhà nước tư sản.
B. Nhà nước XHCN, nhà nước tư sản, nhà nước phong kiến.
C. Nhà nước XHCN, nhà nước tư sản, nhà nước phong kiến và nhà nước chủ nô.
D. Cả A, B và C đều sai

Câu 433. Tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo nguyên tắc:

A. Tập trung dân chủ
B. Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các CQNN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
C. Tập quyền nhưng có vận dụng những hạt nhân hợp lý của học thuyết “Tam quyền phân lập”.
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 434. Tổ chức và hoạt động của bộ máy NNCHXHCN Việt Nam không theo nguyên tắc nào:

A. Tập trung dân chủ
B. Tam quyền phân lập
C. Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các CQNN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
D. Tập quyền nhưng có vận dụng những hạt nhân hợp lý của học thuyết “Tam quyền phân lập”.

Câu 435. Cơ quan nào sau đây có chức năng quản lý hành chính:

A. Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân
B. Chính phủ
C. UBND các cấp
D. Cả B và C đều đúng

Câu 436. Đâu không phải là chức năng của nhà nước:

A. Lập hiến và lập pháp
B. Quản lý các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội
C. Xét xử đều sai
D. Cả A, B và C

Câu 437. Cơ quan nào không phải là cơ quan ngang bộ của Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay:

READ:  Phần 7 bộ câu hỏi thi trắc nghiệm pháp luật đại cương từ câu 121 đến 140

A. Đài truyền hình Việt Nam
B. Học viện chính trị – hành chính quốc gia HCM
C. Ủy ban dân tộc
D. Cả A và B đều đúng

Câu 438. Theo pháp luật Việt Nam, chủ thể kinh doanh bao gồm:

A. Tất cả các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
B. Tất cả các pháp nhân theo pháp luật Việt Nam
C. Tất cả các tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh
D. Cá nhân, tổ chức có quyền thực hiện hành vi kinh doanh

Câu 439. Xét về địa điểm, người đầu tư được thành lập doanh nghiệp:

A. Tại nơi có hộ khẩu thường trú
B. Tại nơi được cấp chứng minh nhân dân
C. Theo sự lựa chọn của người đầu tư trên lãnh thổ VN
D. Tại nơi có đăng ký tạm trú dài hạn

Câu 440. Độ tuổi tối thiểu mà cá nhân có thể phải chịu trách nhiệm hành chính là:

A. Từ đủ 14 tuổi
B. Từ đủ 16 tuổi
C. Từ đủ 18 tuổi
D. Từ đủ 21 tuổi

Câu 441. Phần giả định của QPPL:

A. Bộ phận nêu lên địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế để QPPL có thể áp dụng. C. Cả
A và B đều đúng
B. Bộ phận nêu lên môi trường tác động của QPPL.
D. Cả A và B đều sai

Câu 442. Khẳng định nào đúng:

A. Hình thức chính thể là cách thức tổ chức, trình tự thành lập và quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước tối cao cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này.
B. Hình thức chính thể là sự cấu tạo (tổ chức) nhà nước thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ và tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước với nhau, giữa các CQNN ở trung ương với các CQNN ở địa phương.
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai

Câu 443. Khẳng định nào đúng:

A. Hình thức cấu trúc là cách thức tổ chức, trình tự thành lập và quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước tối cao cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này.
B. Hình thức cấu trúc là sự cấu tạo (tổ chức) nhà nước thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ và tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước với nhau, giữa các CQNN ở trung ương với các CQNN ở địa phương.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 444. Khẳng định nào đúng:

A. Hiến pháp là đạo luật nhằm hạn chế quyền lực
B. Hiến pháp là đạo luật nhằm mở rộng quyền lực.
C. Hiến pháp là đạo luật cơ bản quy định cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
D. Cả A và C đều đúng.

Câu 445. Khẳng định nào đúng:

A. Hiến pháp là đạo luật nhằm hạn chế quyền lực.
B. Hiến pháp là đạo luật cơ bản quy định cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
C. Cả A và C đều đúng.
D. Cả A và B đều sai

Câu 446. Chủ thể pháp luật là khái niệm để chỉ chủ thể pháp luật:

A. Một cách chung chung, không chỉ ra chủ thể cụ thể trong các trường hợp cụ thể
B. Một cách cụ thể, trong các trường hợp cụ thể
C. Có thể là cụ thể hoặc là chung chung, tùy từng trường hợp.
D. Cả A, B và C đều sai

Câu 447. Trong mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, thì:
A. Pháp luật là yếu tố quyết định kinh tế.
B. Kinh tế là yếu tố quyết định pháp luật.
C. Pháp luật là yếu tố quyết định kinh tế, nhưng kinh tế có tính độc lập tương đối, tác động trở lại pháp luật.
D. Kinh tế là yếu tố quyết định pháp luật, nhưng pháp luật có tính độc lập tương đối, tác động trở lại kinh tế.

Câu 448. Năng lực pháp luật là:

A. Khả năng của chủ thể có được các quyền chủ thể và mang các nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước thừa nhận.
B. Khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận, bằng các hành vi của mình thực hiện các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý, tham gia vào các QHPL.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai

Câu 449. Đạo luật điều chỉnh việc ban hành VBQPPL:

A. Luật tổ chức chính phủ
B. Hiến pháp
C. Luật tổ chức quốc hội
D. Luật ban hành VBQPPL

Câu 450. Hành vi là:

A. Những hiện tượng của đời sống khách quan xảy ra không phụ thuộc vào ý chí con người.
B. Những sự kiện xảy ra phụ thuộc trực tiếp vào ý chí con người.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai98