Phân tích các chức năng cơ bản của chính sách xã hội?

Chính sách xã hội của Nhà nước là bộ phận quan trọng của những công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế – xã hội, nó có những chức năng chính như sau:

Chức năng định hướng sự vận động của xã hội:

– Chính sách xã hội xuất phát từ thực tiễn các vấn đề xã hội của một đất nước.

– Chính sách xã hội là công cụ quản lý xã hội, thể hiện ý chí của Đảng, Nhà nước.

=> Chính vì vậy nó là phương tiện quan trọng định hướng mọi hoạt động theo những mục tiêu, phương hướng đã định trước của Nhà nước. Có vai trò thúc đẩy các vấn đề xã hội vận động đúng quy luật kinh tế, xã hội khách quan trong điều kiện toàn cầu hóa.

Khi xây dựng các chính sách xã hội thì các nhà hoạch định chính sách phải dựa trên các chiến lược, đường lối chủ trương của Đảng. Do đó các chính sách của Nhà nước luôn phản ánh đường lối chủ trương của Đảng trong việc phát triển các hoạt động xã hội cũng như mọi hoạt động liên quan nhằm thúc đẩy xã hội phát triển bền vững, công bằng và tiến bộ xã hội.

Chức năng điều chỉnh các vấn đề xã hội:

Trong quá trình phát triển của đất nước, có rất nhiều vấn đề xã hội nảy sinh ảnh hưởng đến đời sống, sự ổn định xã hội.

READ:  Các nguyên tắc phân tích và dự báo phát triển kinh tế xã hội?

Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý xã hội thông qua chính sách giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, điều tiết sự mất cân đối, những hành vi không phù hợp, nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường:

  • Sự bất ổn của nền kinh tế
  • Phân hóa giàu nghèo
  • Thất nghiệp
  • Tệ nạn xã hội
  • Vấn đề môi trường …………..

Nhà nước sử dụng chính sách để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, tác động vào quá trình phân phối thu nhập. Tạo cơ hội phát triển cho các đối tượng yếu thế, bị ảnh hưởng.

Chức năng phát triển con người:

– Chính sách xã hội là loại chính sách liên quan đến con người và bao trùm mọi mặt cuộc sống của con người. Vì vậy đặc trưng bao quát nhất của chính sách xã hội là lấy con người, các nhóm người trong cộng đồng làm đối tượng tác động để hoàn thiện và phát triển toàn diện con người.

– Lấy con người làm trung tâm, coi trọng yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Con người vừa là động lức của sự phát triển xã hội vừ là mục tiêu của quá trình phát triển xã hội.

READ:  Những nội dung chủ yếu trong chính sách thương mại quốc tế của Malaysia

– Con người có quan hệ chặt chẽ với cộng đồng và xã hội.

– Tác động của chính sách xã hội đối với con người ở đây là nhằm hình thành các chuẩn mực, giá trị xã hội.

Chức năng thúc đẩy sự phát triển:

– Chính sách xã hội không phải chỉ nhằm vào giải quyết các hậu quả của các vấn đề xã hội mà nó là công cụ quản lý vĩ mô, có vai trò kính thích, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế và xã hội.

– Các chính sách có vai trò tác động tích cực đến các vấn đề xã hội theo chiều hướng tích cực.

– Khi giải quyết được một vấn đề xã hội thì sẽ tác động đến các vấn đề khác như kinh tế, xã hội góp phần thúc đẩy những nhu cầu mới phát triển.