Phân tích chức năng và vai trò của chính sách kinh tế đối ngoại đối với sự phát triển của một quốc gia

a. Khái niệm: chính sách kinh tế đối ngoại là một hệ thống các quan điểm, nguyên tăc, công cụ và biện pháp của nhà nước để quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại trong một thời gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia đó

b. Chức năng của chính sách kinh tế đối ngoại (3 Chức năng)

+ Chức năng kích thích sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Vd: chính sách thu hút đầu tư quốc tế tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia…

+ Chức năng bảo hộ(bảo vệ) nền sản xuất trong nước, doanh nghiệp trong nước, sản phẩm trong nước Vd: trong chính sách TMQT có sử dụng công cụ hạn ngạch, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm hạn chế lượng hàng hoá nhập khẩul, bảo vệ doanh nghiệp sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu hoặc các ngành công nghiệp non trẻ trong nước

READ:  Quy trình của hoạch định chính sách xã hội được xây dựng trên những nội dung nào?

+ Chức năng phối hợp và điều chỉnh: chính sách kinh tế đối ngoại có thể sử dụng kết hợp với các chính sách # của nhà nước để có thể đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Vd: Chính sách tỷ giá hối đoái có thể kết hợp với chính sách tiền tệ nhằm quản lý lượng ngoại tệ trong nước đồng thời quản lý tỷ giá hối đoái ở mức mong muốn.

c. Vai trò của chính sách kinh tế đối ngoại (3 vai trò)

+ Thông qua việc xây dựng và thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại đúng đắn sẽ góp phần thực hiện quá trình huy động và phân bổ nguồn lực của quốc gia như tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực: Vd : Chính sách khuyến khích xuất khẩu mặt hàng chế biến đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng đủ cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu …

READ:  Các bộ phận cấu thành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

+ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia tốt hơn vào quá trình phân công lao động quốc tế: có thể thực hiện quá trình chuyên môn hoá sâu hơn đồng thời tăng khả năng mở rộng sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu, mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác với đối tác nước ngoài

+ Góp phần vào việc xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp, các lĩnh vực kinh tế mới với trình độ công nghệ và sức cạnh tranh ngày càng cao, phát huy tốt hơn lợi ích của quốc gia.