Phân tích mục tiêu và nội dung chính sách đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ

Mục tiêu của chính sách

  • Mở rộng thị trường, khai thác các yếu tố đầu vào với chi phí thấp hơn tại các nước tiếp nhận đầu tư
  • Tăng khả năng thu lợi nhuận cho các nhà sản xuất và kinh doanh Mỹ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
  • Thực hiện chuyển giao công nghệ, hướng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ, những phát minh tại Mỹ
  • Hướng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ, những phát minh tại Mỹ
  • Tăng cường và nâng cao vị thế của Hoa kỳ

Các biện pháp hỗ trợ ĐT ra nước ngoài

Các biện pháp này chủ yếu được thực hiện bởi cty (tổ chức) đầu tư tư nhân hải ngoại của Mỹ gọi tắt là OPIC.

  • Hỗ trợ về vốn: thông qua hình thức cung cấp vốn tín dụng và bảo lãnh vốn vay cho các cty Mỹ khi ĐT ra nước ngoài với tỷ lệ góp từ 70% trở lên.
  • Hỗ trợ thông qua bảo hiểm rủi ro:
    • Bảo hiểm rủi ro đầu tư liên quan đến chuyển đổi ngoại tệ khi các cty MỸ thực hiện ĐT ra nước ngoài do có sự biến động TGHĐ và cs quản lý ngoại hối của nước tiếp nhận
    • Bảo hiểm tước đoạt: khi các nhà ĐT Mỹ có tài sản bị sung công hoặc quốc hữu hóa ở nước ngoài. Mức độ bồi thường từ 80%-100% tài sản.
    • Bảo hiểm rủi ro chính trị: áp dụng khi nước tiếp nhận đầu tư xảy ra tình trạng đảo chính, nội chiến, đình công kéo dài. Rủi ro được bồi thường với múc độ cao nhất tỷ lệ bồi thường từ 90% trở lên và bảo hiểm có thể kéo dài tới 20 năm.
  • Hỗ trợ thông tin về môi trường đầu tư: có thể cung cấp nhưng thông tin tương đối đầy đủ và cập nhật về môi trường đầu tư của hơn 140 nước trên TG
  • Chính phủ Mỹ đàm phán và ký kết các hiệp định hợp tác song phương và đa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà ĐTNN.
    • các hiệp định hợp tác đầu tư song phương: hiện nay chính phủ Mỹ đã ký hiệp định về đảm bảo thuận lợi hóa và tự do hóa đầu tư với khoảng 160 QG trên TG. Trong đó đặc biệt chú trọng đến thỏa thuận tránh đánh thuế 2 lần.
    • Hiệp định hợp tác đầu tư đa phương chính phủ Mỹ đã hậu thuẩn cho NHTG thành lập quỹ bảo hiểm đầu tư đa phương gọi tắt là MIGA.
  • MIGA có chức năng:
    • Hỗ trợ vốn kỹ thuật, bảo hiểm rủi ro cho các hoạt động ĐTNN tại các nước đang phát triển
    • Khuyến khích đầu tư của các công ty vừa và nhỏ
    • Giải quyết tranh chấp trong ĐTQT
READ:  Chính sách đầu tư quốc tế của Trung Quốc từ 1978 đến nay và bài học kinh nghiệm

Ngoài ra, khuyến khích đầu tư vào các nước đang phát triển và chậm phát triển thông qua hình thức hỗ trợ vốn bằng cách mua cổ phần, chỉ hiệu quả nước có thị trường chứng khoán ổn định. Hỗ trợ cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của công ty vừa và nhỏ. Thực hiện giải quyết tranh chấp đầu tư.