Phân tích nội dung cơ bản của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất…

Phân tích nội dung cơ bản của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất. Đảng ta đã vận dụng quy luật này như thế nào vào quá trình xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay?

Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Trình độ của lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuấtTrình độ của lực lượng sản xuất ntn, phát triển đến đâu thì quan hệ sản xuất phải tương ứng với nó, có nghĩa là cách thức sở hữu, quản lý và phân phối sp phải tương ứng với nó.

Trình độ của lực lượng sản xuất thay đổi đến mức độ nào thì quan hệ sản xuất phải thay đổi cho phù hợp. lực lượng sản xuất là yếu tố động thường xuyên thay đổi từng ngày từng giờ: trong quá trình lao động, NLĐ không hài lòng với TLLĐ mình đã làm (sức lực bỏ ra ít, NSLĐ thu được nhiều) => phải thay đổi hoặc cải tiến CCLĐ/ trình độ chuyên môn phải thay đổi theo quan hệ sản xuất là yếu tố tĩnh (yếu tố bảo thủ) chậm chạp, ít thay đổi. Vì quan hệ sản xuất liên quan tới chủ sở hữu (ko ông chủ nào muốn thay đổi quyền chủ sở hữu) => họ bảo vệ (có thể dùng bảo lực hoặc hệ tư tưởng PL) quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất: cách thức sở hữu, quản lý phân phối sx sẽ tác động đến tất cả các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất

Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nó sẽ đóng vai trò thúc đẩy làm cho lực lượng sản xuất không ngừng phát triển. Một quan hệ sản xuất được coi là phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quan hệ sản xuất phải tạo điều kiện tối ưu cho việc sử dụng và kết hợp giữa TLSX và người lao động thì quan hệ sản xuất ấy mới được gọi là quan hệ sản xuất tiến bộ.

Quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì sẽ kìm hãm, trói buộc lực lượng sản xuất.

Thể hiện ở 2 trường hợp:

TH1: quan hệ sản xuất quá lạc hậu hơn trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đây là trường hợp thường xảy ra
ở các nước tư bản phát triển. Do lực lượng sản xuất ở các nước TB mang tính chất XH hóa còn quan hệ sản xuất là sở hữu tư nhân TLSX. Các nhà kinh tế TB đã có những điều chỉnh quan hệ sản xuất bằng cách điều chỉnh qhệ sở hữu (bán cổ phần cho người lao động), qhệ quản lý (vai trò của người lao động được xác nhận), qhệ phân phối sản phẩm (đời sống XH được nâng cao)

TH2: quan hệ sản xuất tiên tiến một cách giả tạo, thường xảy ra ở các nước nghèo đang phát triển, chẳng hạn như Việt Nam. lực lượng sản xuất quá thấp kém, QH sở hữu toàn dân, quan hệ phân phối bình quân, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp… làm nền kinh tế chậm phát triển. Khắc phục bằng cách điều chỉnh như giao ruộng đất cho nông dân, bán cổ phần cho người lao động, qhệ quản lý và qhệ phân phối cũng phải điều chỉnh. Có như vậy nó mới là động lực cho nền sản xuất phát triển.

READ:  Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản là gì?

Đảng ta đã vận dụng quy luật này vào quá trình xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay:

Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có tính quy luật mày cũng tác động mạnh mẽ vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta.Lý luận và thực tiễn cho chúng ta thấy rằng, lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triển khi có một quan hệ sản xuất phù hợp với nó.Còn quan hệ sản xuất lạc hậu hơn, hoặc “tiên tiến” (theo ý muốn chủ quan của con người) hơn so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.Do đó, trong công cuộc đổi mới kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), VII (1991), VIII (1996) và lần thứ IX (2001), Đảng ta đã “chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN,đó chính là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”

Đường lối đó xuất phát từ trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta vừa thấp kém, vừa không đồng đều nên chúng ta không thể nóng vội, chủ quan như trước đây để xây dựng một quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu XHCN về tư liệu sản xuất.Như thế sẽ thúc đẩy quan hệ sản xuất vượt quá xa (không phù hợp) so với lực lượng sản xuất vốn có của chúng ta.Vì vậy thực hiện nhất quán và lâu dài nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN mà Đảng ta đã đề ra trong công cuộc đổi mới đất nước là nhằm khơi dậy tiềm năng của sản xuất, khơi dậy năng lực sáng tạo, chủ động, kích thích lợi ích …đối với các chủ thể trong quá trình sản xuất, kinh doanh để thúc đẩy sản xuất phát triển theo đúng mục đích của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta là “Phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân.Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối.

Đối với nước ta, từ một nước nông nghiệp lạc hậu , lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, do vậy, trong sự nghiệp xây dựng CNXH, đi đôi với việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất thì điều cần thiết và có tính quyết định là chúng ta phải phát triển lực lượng sản xuất.Muốn phát triển lực lượng sản xuất thì không có con đường nào khác là phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng ta đã khẳng định : “về thực chất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản ,  toàn diện các hoạt động sản xuất , kinh doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và iến bộ khoa học, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”

READ:  Đánh giá thực trạng và nhận xét về công nhân Việt Nam hiện nay:

Quan niệm ấy về công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) cho thấy vấn đề then chốt của quá trình này ở một nước nông nghiệp lạc hậu là cải biến lao động thủ công thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến trong toàn bộ nền kinh tế để đạt được năng suất lao động xã hội cao.Song, đó không chỉ là sự tăng them một cách giản đơn tốc độ tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, mà còn là cả một quá trình chuyển dịch cơ cấu, gắn liền với đổi mới công nghệ, tạo nền tảng hiệu quả cho sự tăng trưởng bền vững và có hiệu quả cao trong nền kinh tế quốc dân.CNH phải đi đôi với HĐH, kết hợp những bước tiến tuần tự về công nghệ , tận dụng để phát triển chiều rộng , với việc tranh thủ những cơ hội đi tắt đón đầu để phát triển chiều sâu, tạo nên những mũi nhọn theo trình độ tiến triển của khoa học công nghệ trong và khu vực trên thế giới.

Như vậy, có thể nói, CNH, HĐH ở nước ta hiện nay là một quá trình rộng lớn và phức tạp, được triển khai đồng thời với quá trình hiện đại hóa và luôn gắn bó với quá trình HĐH. Sự nghiệp CNH, HĐH ấy phải thật sự lấy phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học và công nghệ làm nền tảng và động lực.Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi về nguồn nhân lực của công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”