Quy trình của hoạch định chính sách xã hội được xây dựng trên những nội dung nào?

Hoạch định chính sách là một quá trình bao gồm tập hợp các công việc được thực hiện theo một trình tự như sau:

  • 1. Xác định vấn đề chính sách.
  • 2. Xác định mục tiêu của chính sách.
  • 3. Xây dựng các phương án chính sách.
  • 4. Lựa chọn phương án chính sách tối ưu.
  • 5. Thông qua và quyết định chính sách.

Quy trình hoạch định chính sách xã hội được thể hiện qua sơ đồ sau đây:

Cụ thể các bước hoạch định chính sách xã hội.

1. Xác định và lựa chọn vấn đề xã hội

Cụ thể, trong xác định và lựa chọn các vấn đề xã hội để hoạch định chính
sách xã hội, cần phải quan tâm các nội dung sau:

– Vấn đề của chính sách xã hội ( được hiểu là những mâu thuẫn nảy sinh
trong đời sống xã hội, sự xuất hiện một nhu cầu cần thay đổi hoặc giữ nguyên
hiện trạng đòi hỏi cần có sự tác động của nhà nước)

– Căn cứ để lựa chọn vấn đề của các chính sách xã hội.

  • Mang tính phổ biến trong một phạm vi rộng lớn, thường là toàn xã hội.
  • Xuất hiện một cách thường xuyên, liên tục trong một giai đoạn lịch sử.
  • Gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển xã hội trên nhiều lĩnh vực.
  • Là mối quan tâm lo lắng đối với đa số nhân dân.

– Phân tích “cơ sở của chính sách xã hội”

  • Cơ sở đường lối của Đảng, nhà nước trong giải quyết vấn đề xã hội.
  • Nghiên cứu và dự báo các vấn đề xã hội.

2. Xác định mục tiêu của chính sách xã hội

Cơ sở xác định mục tiêu

– Mục tiêu của một chính sách xã hội là cái đích mà chính sách xã hội đó phải đạt tới.

– Cơ sở các mục tiêu: Là đường lối của đảng, khuôn khổ pháp luật của nhà nước và những kết quả của công tác nghiên cứu, dự báo về mọi lĩnh vực liên quan.

READ:  Tăng trưởng kinh tế là gì? Quan niệm về lượng và chất lượng của tăng trưởng kinh tế?

Nguyên tắc xác định mục tiêu

– Xác định các mục tiêu trong hệ thống thuộc chính sách xã hội.

– Lựa chọn các mục tiêu ưu tiên cho chính sách xã hội.

3. Xây dựng các phương án chính sách xã hội

– Xác định các phương án chính sách có thể thực hiện được mục tiêu:

Nghiên cứu đưa ra được toàn bộ các phương án chính sách xã hội mà mỗi phương án đều có khả năng giải quyết được vấn đề xã hội theo mục tiêu chính sách xã hội đã xác định.

– Đối với một số phương án phải xác định các giải pháp thực hiện mục tiêu, trả lời những câu hỏi: làm gì để thực hiện mục tiêu? Làm như thế nào để thực hiện mục tiêu? Thực hiện mục tiêu bằng những công cụ nguồn lực nào?

– Việc đưa ra những phương án chính sách xã hội đòi hỏi nhà hoạch định phải dựa trên cơ sở lý luận vững chắc, ý kiến của các chuyên gia và cơ sở thực tiễn.

– Xây dựng các phương án chính sách phải dựa trên cơ sở:

  • Mục tiêu của chính sách
  • Khả năng của nguồn lực có thể huy động
  • Các mô hình lý thuyết về xây dựng chính sách xã hội.
  • Nghiên cứu kinh nghiệm trong và ngoài nước về việc hoạch định cách chính sách tương tự
  • Ý kiến của người không trong ban hoạch định chính sách ( để có cái nhìn tổng quan hơn )

– Khi giải quyết vấn đề bất kì của chính sách xã hội cần có nhiều phương án để lựa chọn, phải xác định được các điều kiện khách quan và chủ quan chi phối nó để đảm bảo chấp nhận được.

– Xác định giải pháp, công cụ thực hiện chính sách xã hội phải tuân theo nguyên tắc sau:

  • Giải pháp, công cụ phải nhằm vào thực hiện mục tiêu của chính sách và
    phải phù hợp với định hướng chính trị của xã hội.
  • Giải pháp, công cụ của chính sách xã hội phải hợp lý và hiện thực.
  • Các giải pháp công cụ thực hiện chính sách xã hội phải mang tính hệ
    thống.
READ:  Trình bày những nội dung cơ bản về bảo hiểm xã hội

– Phương pháp xác định các giải pháp công cụ:

  • Trước tiên căn cứ vào mục tiêu cụ thể của chính sách .
  • Tiếp theo từ danh mục các giải pháp đã có, các chuyên gia sẽ phân tích tầm quan trọng của mỗi giải pháp bằng phương pháp cho điểm hoặc các kỹ thuật chuyên môn khác, phân tích khả năng thực thi của các giải pháp.

4. Lựa chọn phương án chính sách xã hội tối ưu

Kết quả của bước ba thường là có nhiều phương án chính sách xã hội khác nhau cùng được liệt kê, nhưng chưa có sự lựa chọn. Vì vậy, đây là khâu rất quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách xã hội để làm ra một (hoặc một số) phương án tối ưu hợp lý nhất.

5. Thông qua quyết định chính sách

Việc thông qua chính sách xã hội ở các nước tư bản thường do các chính đảng cầm quyền quyết định, thể hiện ý chí của đảng điều hành xã hội. Do đó, quá trình thông qua chính sách xã hội ở những nước này thực chất là quá trình đấu tranh giữa các đảng phái và sự vận động hành lang để đấu tranh giành sự ủng hộ cho chính sách của đảng phái mình.

Ở nước ta, việc dự thảo chính sách xã hội thường do các cơ quan chức năng nhà nước tiến hành đảm bảo đi đúng định hướng, đường lối của Đảng.