Quyền miễn trừ của tàu chiến và tàu nhà nước phục vụ mục đích công cộng trong luật biển quốc tế

Khái niệm “tàu chiến” (xem cho biết) (Đ. 29 Công ước Biển):

“tàu chiến” là mọi tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia và mang dấu hiệu bên ngoài đặc trưng của các tàu thuyền quân sự thuộc quốc tịch nước đó; do một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên trong danh sách các sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương; và đoàn thủy thủ phải tuân theo các điều lệnh kỷ luật quân sự.

Các quy định của Công ước Biển 1982 liên quan đến quyền miễn trừ với tàu chiến và tàu nhà nước phục vụ mục đích công cộng: (xem cho biết)

– Điều 32: Các quyền miễn trừ của các tàu chiến và các tàu khác của Nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại (tàu nhà nước phục vụ mục đích công cộng) (Phần II – Lãnh hải)

Không một quy định nào của Công ước đụng chạm đến các quyền miễn trừ mà các tàu chiến và các tàu khác của Nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại được hưởng, ngoài những ngoại lệ ở Tiểu mục A (Quy tắc chung với tất cả tàu thuyền trong việc thực hiện “đi qua không gây hại trong lãnh hải”) và ở các điều 30 (về trường hợp tàu chiến không tuân thủ các luật và quy định của quốc gia ven biển) và 31 (về trách nhiệm của quốc gia mà tàu mang cờ đối với hành động của một tàu chiến hay một tàu khác của Nhà nước),

READ:  Chế độ pháp lý dành cho những người làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao

– Điều 95: Quyền miễn trừ của các tàu chiến trên biển cả:

Các tàu chiến trên biển cả được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài phán của bất kỳ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu mang cờ.

– Điều 96: Quyền miễn trừ của các tàu thuyền chỉ dùng cho một cơ quan Nhà nước không có tính chất thương mại (tức tàu nhà nước phục vụ mục đích công cộng):

Các tàu thuyền của Nhà nước hay do Nhà nước khai thác và chỉ dùng cho một cơ quan Nhà nước không có tính chất thương mại (tức tàu nhà nước phục vụ mục đích công cộng) trên biển cả được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài phán của bất kỳ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu mang cờ.

– Điều 236: Việc miễn trừ có tính chất chủ quyền (Phần XII – Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển)

Các quy định của Công ước liên quan đến việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển không áp dụng đối với các tàu chiến, các tàu thuyền công vụ không có tính chất thương mại (tức tàu nhà nước phục vụ mục đích công cộng).

READ:  Lịch sử pháp triển của chế độ bảo vệ quyền con người trong luật quốc tế

Tổng kết:

– Tàu chiến và tàu nhà nước phục vụ mục đích công cộng trên biển cả được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài phán của bất kỳ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu mang cờ. (Đ. 95 + 96)

– Tàu chiến và tàu nhà nước phục vụ mục đích công cộng không bị áp dụng quy định của Công ước liên quan đến việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. (Đ. 236)

– Ngoại lệ: Tàu chiến và tàu nhà nước phục vụ mục đích công cộng khi đi qua lãnh hải quốc gia khác bị áp dụng “Quy tắc chung với tất cả tàu thuyền trong việc thực hiện đi qua không gây hại trong lãnh hải”, quy định về “Trường hợp tàu chiến không tuân thủ các luật và quy định của quốc gia ven biển” và về “Trách nhiệm của quốc gia mà tàu mang cờ đối với hành động của một tàu chiến hay một tàu khác của Nhà nước”. (Đ. 32)