Tài liệu hướng dẫn dàn dựng chương trình văn nghệ

Có một buổi văn nghệ hay chương trình diễn ra tốt, được mọi người khen ngợi tán thưởng đòi hỏi ban tổ chức và người dẫn chương trình phải chuẩn bị dàn dựng chương trình văn nghệ công phu. Với những người chuyên nghiệp họ có kinh nghiệm và chuyên môn nên làm cảm thấy nhẹ tênh. Nhưng phần đông chúng ta là người tay mơ, còn nhiều khúc mắc cũng như bỡ ngỡ khi đứng ra tổ chức hay dẫn một chương trình.

Chính vì vậy, trước khi bắt đầu một chương trình văn nghệ bạn nên tham khảo bài viết này, để làm sao dàn dựng chương trình văn nghệ đỡ mất công tốn sức và đem lại hiệu ứng như mong muốn.

[toc]

Các bước dàn dựng chương trình văn nghệ

1. Một số thể loại thông dụng:

–  Đơn ca, song ca, tốp ca, hợp ca, múa, TDND, thời trang, hoạt cảnh…
–  Đối tượng:

2. Đặt tên cho chương trình:

–  Ngắn gọn, giàu hình ảnh, thể hiện trên phông của sân khấu.
– Có thể đặt tên 1 bài hát trong Ct, đặt tên chung có tính khái quát cao về nội dung cho cả Ct.
– Tránh dùng từ hán việt, tiếng nước ngoài.

3. Xắp xếp bố cục chương trình:

– Đối với mầm non: 8-10 tiết mục trong 30 phút.
– Xếp xen kẽ các thể loại.
– Các tiết mục hay, hấp dẫn nên xếp ở phần cuối chương trình.
– Đầu và cuối là tiết mục tập thể.

4. Viết kịch bản cho chương trình:

– Viết cho MC
– Lời dẫn tránh trùng lắp, quá dài, mang tính bay bỗng.
– Sử dụng hình thức văn xuôi, thơ để dẫn.
– Mẫu kịch bản:

Stt    tiết mục       diễn giải      thể hiện sân khấu

      Tên bài hát    MC             ánh sáng, đội hình ntn?

      Tên tác giả

      Tên ca sĩ

5. Các hình thức thể hiện tiết mục tập thể:

–        Hát đồng ca: tất cả cùng hát, cùng cao độ
–        Hát bè: hát thêm giai điệu khác
–        Hát đuổi:
–        Hát đối đáp:
–        Hát hợp xướng: (3-4 bè)
–        Hát nối tiếp:
–        Hát lĩnh xướng: trong khi 1 người hát, người còn lại im lặng.

6. Tổ chức tập luyện:

Đơn ca:

  • Người có giọng hát hay.
  • Thể hiện được cảm xúc.

Hát tập thể:

  • Có giọng hát, có độ vang, mọi người hòa hợp với nhau.
  • Thể hiện được cảm xúc.

Phân công:

  • Phân người hát chính, hát bè.
  • Múa phụ họa: có dáng người, có năng khiếu…
  • Tiến hành tập từng tiết mục, ráp nhạc, nhóm múa phụ họa.
  • Tập diễn xuất sân khấu trước khi công diễn.

7.   Múa phụ họa:

–   Múa thường Là tiết mục độc lập, có tính nghệ thuật cao.
–   Nhạc múa cho trẻ mầm non thường là có lời.
–   Động tác múa đơn giản.
–   Thể hiện được tính hồn nhiên, vui tươi.
–   Múa phụ họa không lấn áp bài hát, chỉ là hình thức minh họa bài hát.

8.   Đánh giá tiết mục:

–   Tiết mục phải bám sát nội dung chương trình.
–   Phong phú về thể loại.
–   Tiết mục độc đáo, mới lạ.
–   Nếu có MC thì đánh giá diễn xuất, diễn giải của MC.
–   Đánh giá cụ thể:

+ Hát:

  • Đúng nhạc, đúng lời, giai điệu.
  • Chất giọng
  • Cảm xúc
  • Hát song ca, tam ca thì phải có bè.
  • Hát tập thể thì phải phối hợp và đồng đều.

+ Múa:

  • Nhạc phù hợp
  •  Trang phục
  •    Động tác
  •  Diễn xuất
  •   Đội hình

+ Aerobic:

  • Đội hình đều
  • Động tác đẹp
  • Trang phục đẹp

+ thời trang:

  • Sáng tạo
  • Màu sắc
  • Phạm vi sử dụng

+ Ca cảnh- hoạt cảnh:

  • Thể hiện tính cách của nhân vật
  • Diễn xuất

+ Đọc thơ:

+ Biểu diễn nhạc cụ:

Cách dàn dựng chương trình nghệ thuật quần chúng

Để dàn dựng một chương trình nghệ thuật quần chúng thành công đòi hỏi phải có những yếu tố cần thiết và quyết định trong quá trình thực hiện. Xin giới thiệu đến bạn đọc đang có mong muốn tổ chức, xây dựng các chương trình ca múa nhạc tổng hợp các phương pháp dàn dựng chương trình thành công.

1. Các phương pháp biên tập chương trình

Muốn biên tập chương trình thành công, bạn phải học tập, trải nghiệm thực tế qua mỗi lần các chương trình được tổ chức ở các hội thi, hội diễn, ca múa nhạc, sự kiện, … Kinh nghiệm tổng hợp được qua thử thách sẽ mang lại kết quả mong muốn, mang lại những ý tưởng, kinh nghiệm cho đơn vị tổ chức của mình, giúp tạo ra những chương trình có tính nghệ thuật cao.

Khi biên tập chương trình, bạn cần:

  • Đọc kĩ chủ trương, mục đích của chương trình nghệ thuật đó, xác định chương trình tổ chức với mục đích nào.
  • Tính toán kinh phí: Kinh phí chính là yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công của chương trình, tính toán kinh phí hợp lý sẽ giúp ta định hướng được chương trình phải tổ chức theo hướng nào.
  • Nên tổ chức xem qua khả năng biểu diễn của diễn viên, đơn vị đó, chọn lọc tiết mục phù hợp, khai thác các bài hát hay, điệu múa đẹp, hợp với cảnh quan, môi trường.
  • Phải sắp xếp tiết mục hài hòa, hợp lý khi chuyển biến sao cho tránh đối lập về hình thức, nội dung. Phải có tiết mục mở đầu, kết thúc, cao trào, tránh làm chết hoặc cháy chương trình, làm người xem cảm giác hụt hẫng.
READ:  Kịch bản màn chào hỏi hội thi nông thôn mới tuyệt hay

2. Phương pháp dàn dựng các chương trình ca múa nhạc

Để tổ chức chương trình văn nghệ thành công, người chịu trách nhiệm dàn dựng phải biết cách tập trung lực lượng để dàn dựng chương trình hiệu quả, bố trí thời gian phù hợp.

  • Chọn lựa những tiết mục phù hợp với chương trình, biểu hiện được tình cảm, tâm tư với nội dung tiết mục.
  • Đặc biệt phần phối khí, phối âm cho các tiết mục phải được chú trọng. Âm thanh phải vang xa, không rè, … Khi phối bè phải lồng ghép những âm hưởng, mô típ đúng giọng.
  • Các phần ca, múa nhạc sau khi hoàn chỉnh phải chạy chương trình đê rút kinh nghiệm, chỉnh sửa thiếu sót còn thiếu khi chạy thử. Các tiết mục tập thể phải có đội hình hợp lý, tránh rối loạn đội hình.
  • Điều chỉnh những cái chưa được cho các chuyên môn, lãnh đạo để đưa ra biện pháp khắc phục, giúp chương trình được tốt hơn và đạt hiệu quả mong muốn.

Trên đây là một số tip nhỏ cho dàn dựng chương trình nghệ thuật quần chúng thành công, tuy nhiên, nhiều đơn vị đã tìm đến cho mình một công ty chuyên tổ chức sự kiện, giúp chương trình của công ty, đơn vị thêm hoàn hảo.

Phương pháp biên tập và dàn dựng chương trình văn nghệ

Nhằm giới thiệu cho học viên những hiểu biết cơ bản trong lĩnh vực tổ chức Đội văn  nghệ quần chúng, phương pháp biên tập và dàn dựng chương trình. Qua đó giúp cho học viên biết cách tổ chức, xây dựng những chương trình biểu diễn theo từng  chủ đề… hội thi, hội diễn tại cơ sở.

Trong những năm qua, phong trào văn hoá văn nghệ ở cơ sở đã có những phát triển đáng phấn khởi. Tuy vậy, kết quả đạt được còn chưa phản ánh hết tiềm năng của phong trào, nhất là về mặt phương pháp biên tập, xây dựng và dàn dựng chương trình. Hạn chế này một phần do lực lượng dàn dựng phong trào phần lớn do chưa được học tập, tiếp xúc nhiều, chủ yếu vẫn xuất phát từ lòng nhiệt tình, tình yêu nghề hoặc tinh thần trách nhiệm khi được phân công; kết quả đạt được chủ yếu do tìm tòi, tự học trên kinh nghiệm là chính.

Vì vậy, qua bài giảng này nhằm cung cấp cho cán bộ làm công tác văn hoá thôn, buôn, xã, phường, thị trấn… những hiểu biết về phương pháp biên tập, xây dựng và dàn dựng chương trình cho phong trào văn hoá, văn nghệ cơ sở.

1. Khái niệm chung.

1.1. Khái niệm đơn giản.

Chương trình là sự tập hợp các tiết mục, cứ sắp xếp các tiết mục bất kỳ  lại với nhau thì thành chương trình.

  • Chỉ hình dung ra một phương pháp chung chung cho tất cả các chương trình các  nội dung … do đó tạo cách làm hết sức công thức, cứng  nhắc.
  • Coi việc sắp xếp, xây dựng chương trình là sự ngẫu nhiên, không thấy hết tác dụng và hiệu quả của việc sắp xếp, xây dựng chương trình.

1.2. Khái niệm đúng.

  • Biên tập, xây dựng chương trình là một nghệ thuật…
  • Có nhiều nguyên tắc, nhiều cách làm sinh động tạo ra những hiệu quả hoàn toàn khác nhau của cả chương trình hoặc từng đoạn chương trình. (Lấy một số ví dụ tương phản nhau).

2. Phương pháp biên tập chương trình.

Qua mỗi lần hội thi, hội diễn cấp tỉnh, khu vực và Trung ương là một lần chúng ta học tập ở các đơn vị bạn được nhiều điều hay trong phương pháp biên tập và dàn dựng chương trình văn nghệ, từ đó rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu để xây dựng cho đơn vị mình những chương trình mang tính nghệ thuật cao, đạt kết quả như mong muốn khi tham gia hội thi, hội diễn.

Muốn đạt được những kết quả như trên, khi biên tập chúng ta cần tuân thủ một số điểm sau :

  • Đọc kỹ thông báo của ban tổ chức, xem chủ trương, mục đích, ý nghĩa của cuộc thi đó, xác định rõ chương trình được tổ chức với mục đích gì? (Thể loại, thời gian, quy chế, yêu cầu).
  • Dự trù kinh phí: Đây cũng là yêu tố quyết định sự thành công của chương trình, dựa trên kinh phí để chúng ta xây dựng chương trình hoành tráng hay bình thường. (Dẫn chứng kinh phí bồi dưỡng tập luyện, xăng xe đi lại của diễn viên, mua sắm trang phục, đạo cụ v.v.)
  • Nếu được thì tổ chức xem và nghe qua khả năng sẵn có của diễn viên cơ sở, đơn vị đó (Xác định số lượng diễn viên, giọng hát, khả năng múa, diễn xuất…), tìm chọn những tiết mục phù hợp với chủ đề, khai thác các tiết mục có chất liệu dân tộc địa phương, chọn các bài hát hay, những điệu múa đẹp phù hợp với nội dung và chủ đề chương trình, chú ý các tiết mục tự biên, nghĩ ngay đến môi trường, cảnh quan (bám vào những nội dung cụ thể của giai đoạn hiện thực lúc đó). Ví dụ: Sự kiện chuẩn bị tiến tới Đại hội Đảng, hoặc dịp lễ kỷ niệm gần đó.
  • Khi biên tập chú ý sắp xếp các tiết mục phải hợp lý hài hoà, chuyển biến nội dung gần gũi, tránh đối lập nhau về nội dung, hình thức, các tiết mục mở đầu, kết thúc, phải có cao trào, tránh các tiết mục hiệu quả thấp, đứng sau các tiết mục hiệu quả cao, nên đặt ở vị trí gần giữa hoặc trên một tý, tuyệt đối không sắp xếp gần cuối sẽ làm “chết” chương trình, tránh sự hụt hẫng cho người xem.
READ:  Lời dẫn văn nghệ của trường học tuyệt hay

3. Phương pháp dàn dựng chương trình.

Người chịu trách nhiệm dàn dựng chương trình văn nghệ quần chúng đầu tiên phải chú ý ngay đến yếu tố con người, phải biết tập hợp lực lượng để dàn dựng có hiệu quả, bố trí thời  gian hợp lý (Xem có ổn định về mặt thời gian không). Họp diễn viên lại, thông báo mục đích đề cương của tổng thể chương trình, lên kế hoạch thời gian tập luyện từng ngày, phân công cụ thể và giao nhiệm vụ cho từng nhóm ca, múa, nhạc, tập vỡ bài các tốp ca, các phần bè, các điệu múa đông người…

Nắm vững khả năng diễn viên, phát huy thế mạnh từng người, đừng bắt diễn viên quần chúng làm giống như chuyên nghiệp, hãy hướng cho họ hồn nhiên, trong sáng và làm theo khả năng của bản thân và cũng đừng khen họ sẽ bị “ngủ quên”. Các động tác, bước đi, ánh mắt, nụ cười, thể hiện tình cảm phải phù hợp với nội dung tiết mục.

Các tiết mục có minh hoạ cần phải tập kỹ, nhuần nhuyễn giữa ca và múa, đừng lạm dụng quá nhiều phần minh hoạ, làm người xem không phân biệt được cái nào là chính, dẫn đến phá hỏng tiết mục được dàn dựng.

Những tiết mục múa độc lập, nên chọn nhạc hoặc sáng tác mới có phần phối chất lượng, thu âm trước cho nhóm múa tập để diễn viên có độ ngấm, cảm nhận tốt về âm nhạc, qua đó thể hiện tốt được tâm tư, tình cảm của mình với nội dung tiết mục. Điều đặc biệt chú ý là người dàn dựng múa không nên “bắt” diễn viên là các động tác quá khả năng dẫn đến các đông tác vụng về, khiên cưỡng… gây phản cảm với người xem.

Chú ý: Khi dàn dựng chương trình cho thiếu nhi, tránh những bài hát, trang phục, động tác giao lưu giống như người lớn, làm như thế sẽ đánh mất sự hồn nhiên trong sáng của các em (như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn về mặt suy nghĩ, vô tư trong các em).

Một việc rất quan trọng trong dàn dựng chương trình là phần phối âm, phối khí cho tiết mục được chọn phải phù hợp với nội dung, tiết tấu của bài hát hay nhạc múa. Khi phối bè cho quần chúng, có thể lồng ghép những âm hưởng cùng mô típ, không nhất thiết phải bè quãng ba và nên thiên về giai điệu (làm sao đạt được tính dung dị, nhưng có thẩm mỹ), các phần bè phải hát đúng giọng.

Trang phục, đạo cụ  phải gắn liền với tiết mục, tạo nên sự hài hoà cho chương trình: lời dẫn ngắn gọn, xúc tích, phù hợp với nội dung, chủ đề mang lại hiệu quả và lôi cuốn người xem.

Khi các phần ca, múa, nhạc đã hoàn chỉnh sẽ tổ chức chạy chương trình để rút kinh nghiệm và để chỉnh các tiết mục còn yếu, thiếu sót trong biểu diễn, đặc biệt chú ý để các tiết mục tập thể đông người, hát múa phải nhuần nhuyễn, đồng đều, các đội hình ca, múa trên sân khấu phải di chuyển hợp lý, tránh chồng chéo, che lấp, tạo ra sự rối loạn đội hình.

Cuối cùng là công tác tổng duyệt, báo cáo chương trình với lãnh đạo và điều chỉnh lại những cái chưa được theo ý của lãnh đạo, các nhà chuyên môn cho chương trình tốt hơn và tham gia đạt hiệu quả như mong muốn.