Tổng hợp các bài văn hay môn Tập làm văn lớp 3

Qua thực tế học tập tôi thấy phân môn Tập làm văn 3 là phân môn khó so với các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Do đặt trưng phân môn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: “Hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: Miêu tả, kể chuyện, viết thư, tường thuật, kể lại bản tin, tập tổ chức cuộc họp, giới thiệu về mình và những người xung quanh”.

Trong quá trình tham gia các hoạt động học tập này học sinh với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói. Nếu bắt buộc phải nói, các em thường đọc lại bài viết đã chuẩn bị trước. Do đó giờ dạy thường không đạt hiệu quả cao. Để học tốt hơn các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây dành cho môn tập làm văn lớp 3, ngoài ra các bạn nhỏ có thể xem thêm ở đây.

[toc]

Viết thư cho bạn ở một tỉnh Miền Nam (miền Trung Du, miền Bắc) để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.

Bài làm

Hà Nội,ngày 29 tháng 11 năm 2006

Khánh Linh thân mến!

Lâu rồi chưa được gặp cậu. Tớ nhớ cậu lắm nên tranh thủ ngồi viết thư cho cậu.

Lời đầu thư cho tớ gửi lời hỏi thăm sức khỏe của ông bà, cha mẹ. Còn cậu có khỏe không? còn tớ thì vẫn bình thường. Tớ vẫn nhớ lời giao ước của bọn mình là sẽ học giỏi, ngoan ngoãn. Ngoài ra, tớ còn làm những công việc của lớp của trường nữa.

Thôi thư cũng đã dài. Tớ chào nhé và chúc cậu học giỏi.

Bạn của cậu
Nguyễn Thùy Linh

Em hãy viết một đoạn ngắn (từ 7-10 câu) kể về việc học trong học tập của em trong học kỳ 1

Bài làm

Năm nay em học lớp 3, cô giáa chủ nhiệm của em là Trần Minh Yến, cô dạy hay dạy giỏi và rất tốt với chúng em. Em thích nhất môn văn, còn môn toán thì hơi khó đối với em, do đó em quýêt tâm lập một thời khoá biểu bắt đầu từ môn toán, mẹ và bố luôn giao cho em những bài toán khó. ở lớp có bài nào không hiểu em th¬ờng nhờ cô giáo và các bạn giúp đỡ. Cuối cùng em đạt điểm tốt trong môn thi.

Em rất phấn khởi tr¬ớc thành tích học tập của em, bố mẹ và thầy cô giáo, các bạn đều chúc mừng em.

Em hãy viết một đoạn ngắn (từ 7-10 câu) kể về việc học trong học tập của em trong học kỳ 1

Em là Phạm Nhật Linh học sinh lớp 3E. Cô giáo chủ nhiệm của em tên là Yến. trong quá trình học tập, em thích nhất môn Văn, môn khó nhất đối với em là Toán. Em đã rất cố gắng học môn Toán, hằng ngày tr¬ớc khi đi học, em ôn lại Toán. Về nhà em làm các bài tập Toán mẹ giao cho, nên điểm của em trong tuần vừa qua lên 9, 10.
Cuối cùng, em không sợ môn Toán nữa và kết quả học tập của em rất tốt, đựoc bố mẹ thầy cô khen ngợi nhều. Em Rất vui vì kết quả học tập của em trong học kỳ 1 vừa qua.

Quan sát con vật: “Tả con gà trống” (1).

Đề bài: Quan sát con vật: “Tả con gà trống”.

Nhà bà ngoại em nuôi rất nhiều gà. nhân ngày sinh nhật bà tặng cho em một con đẹp nhất đàn.

Tính đến nay chú vừa tròn năm tháng tuổi, nặng khoảng nửa kg, thuộc giống gà tre (gà cảnh). Trông chú khoé mạnh nhanh nhẹn như một chàng trai mới lớn. Toàn thân chú được phủ một lớp lôngmềm mại, vàng óng trông thật đẹp. Chiếc đuôi có những sợi lông tía vểnh cao, cong lên ròi rủ xuống như những nét hoa văn. Mào gà đỏ tươi, trông nổi bật như chiếc vương miện nhỏ. Đôi mắt chú đen tròn như hai hạt cườm lấp lánh. Cặp mỏ xinh xinh luôn chăm chỉ tìm kiếm thức ăn. Đôi chân có chiếc cựa nhỏ luôn thoăn thoắt chạy nhảy trên sân. Trống tre thường gáy vào lúc sáng sớm. Tiếng gáy te te giòn giã báo hiệu một ngày mới bắt đầu.

Em rất quý chú gà trống của mình, ngày nào em cũng cho nó ăn cơm đầy đủ. Chú là niềm kiêu hãnh của em với các bạn hàng xóm.

Kể về một người trong gia đình

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn(từ 5-7 câu) kể về một người trong gia đình mà em yêu quý nhất.

Bà em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Trên khuôn mặt của bà em có những nếp nhăn rất lạ. Bà có mái tóc bạc phơ như cước, nước da vẫn hồng hào. Đôi mắt bà thật hiền dịu. Tấm lòng của bà chân thật và hiền hậu. Em nhớ có lần em ốm nặng, bà đã đưa em tới bệnh viện. Bà đã thức cả một ngày một đêm để trông nom em.Cứ một canh bà lại thay khăn trườm trán cho em. Sáng hôm sau em đỡ ốm, em lại được bà dẫn đi dạo. Em rất yêu thương bà của mình. Bà như một cô tiên trong sáng và hiền từ của em.

Kể về người hàng xóm

Đề bài: Kể về người hàng xóm mà em thích

Cô Thanh là người hàng xóm thân thiết của nhà em. Cô hai mươi bảy tuổi. Cô là giáo viên dạy lớp một trường Tiểu học Tân Xã. Vì cô nổi tiếng là một giáo viên dạy giỏi cấp thành phố nên rất nhiều bố mẹ học sinh tin tưởng và gửi con mình vào học lớp cô. Cô Thanh rất hiền và dịu dàng, cô thường sang dạy em Ngọc học bài và cho hai chị em bánh kẹo, đôi lúc cô cũng giúp mẹ em nấu ăn và các việc khác. Gia đình em coi cô như một thành viên trong gia đình mình.

Đề bài: Kể về người hàng xóm

Mùa hè năm nay gia đình em chuyển đến nơi ở mới. Người hàng xóm đầu tiên mà em quen là chị Diệp. Chị có dáng người cao cao. Mái tóc của chị dài và luôn được tết gọn gàng. Chị rất vui tính. Mỗi khi chị cười để lộ chiếc răng khểnh trông thật duyên. Buổi chiều nào chị cũng sang nhà em chơi. Lúc đầu em còn rất bỡ ngỡ nhưng nhờ có chị nên em đã làm quen được với rất nhiều bạn mới. Rồi chịị dẫn em ra nhà văn hóa, sân chơi, vườn hoa. Em rất vui được làm bạn với chị Diệp. Em mong chị Diệp mãi mãi ở gần nhà em.

Tả cây hoa trong vườn hoặc trong công viên (02.1).

Đề bài: Ở vườn (hoặc công viên) các luống hoa (chậu hoa) nở bông rất đẹp. Hãy tả một cây hoa mà em thích nhất.

Trong các loài hoa, em thích nhất cây hoa giấy. Cây được trồng trong một chiếc chậu to để ở cạnh lan can trên gác thượng.

Từ xa trông cây thật mảnh mai, yếu đuối. Cây hơi cao, thân cây thẳng cành cây vươn dài ra tới ngoài lan can. Những bông hoa mọc thành chùm. Cánh hoa màu hồng nhạt như một tờ giấy mỏng rất dễ bị rách. Bên trong lớp cánh hoa mỏng manh là những cái nhị hoa màu nâu. Hàng ngày em tưới nước, bắt sâu cho cây tươi tốt. Có lần bố hỏiem tại sao lại thích cây hoa giấy, em cũng không biết phải trả lời làm sao, cũng có lẽ vẻ mảnh mai của nó đã làm em thích chăng? Hoa kkhông có mùi thơm nhưng những chú bướm vẫn bay về nô đùa cùng hoa. Khi rụng, hoa cũng không muốn héo tàn để giữ trong lòng người một vẻ đẹp tươi tắn.

Em rất thích cây hoa giấy. Đối với em thì cây hoa giấy là đẹp nhất. Em sẽ cố gắng chăm bón thật tốt cho cây để cây mãi mãi giữ được vẻ đẹp duyên dáng đó.

Viết thư cho bạn thân.

Đề bài: Một bạn thân của em đã theo gia đình chuyển đi nơi khác. Em hãy viết thư thăm hỏi và kể cho bạn nghe về tình hình học tập của lớp em.

Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2005

Thanh thân mến!

Đã lâu rồi chưa gặp cậu, tớ nhớ cậu quá. Hôm nay tớ viết thư hỏi thăm sức khoẻ của cậu và gia đình, cũng để báo cho cậu về tình hình học tập của lớp tớ.

Cậu có khoẻ không? Thi giữa học kỳ tốt chứ? Hồi lớp ba, lớp bốn, cậu toàn được điểm 10, chắc chắn năm nay cũng thế. Bố mẹ cậu có khoẻ không? Cho tớ gửi lời hỏi thăm sức khoẻ bố mẹ cậu nhé! Năm nay chị Phương học hết cấp III đúng không? Cậu bảo chị ấy rằng tớ chúc chị ấy thi được vào trường Đại học tốt nhé! Cả cậu nữa, cố mà thi vào được cấp II tốt. Lớp cậu có ngoan không? Các bạn trong lớp học tốt chứ. Cậu biết không, lớp tớ học khá lắm, để tớ kể cho cậu nghe.

READ:  Viết một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ lòng thân ái

Lớp tớ có 44 bạn, hai mươi hai bạn trai và hai mươi hai bạn gái. Vì lớp tớ lớp chọn nên các bạn trong lớp tớ học khá lắm. Tớ thì chỉ mới theo kịp được thôi chứ học vẫn bình thường thôi. Trong giờ học, thỉnh thoảng các bạn ấy cũng đùa nghịch, những vẫn học đều. Lớp trưởng lớp tớ, bạn Huyền và hai bạn lớp phó, Thái và Yến rất gương mẫu. Các bạn ấy chỉ cho bọn tớ cách học tốt để khi cô hỏi bài, bạn nào cũng thuộc. Các bạn ấy học rất giỏi và chăm, luôn luôn được chọn đi thi học sinh giỏi Toán- Tiếng Việt. Tuy lớp tớ chưa được là lớp xuất sắc nhưng lớp vẫn là lớp tiên tiến- xuất sắc của trường.

Mấy hôm trước, tớ, cái Linh và cái Trúc Anh đi ăn chè. Cả buổi bọn tớ chỉ nói về cậu thôi. Cậu vốn hiền lành, dễ mến, lại còn “Hào phóng” nữa chứ! Lần nào đi ăn chè cậu cũng xung phong bao. Những ngày vui vẻ ấy sao trôi qua nhanh quá. Bây giờ, cậu ở Mỹ, tớ ở Việt Nam, ít nhất phải hai năm nữa mới được gặp lại người bạn thân thiết năm nào.

Ôi! thư đã dài thế này rồi ư? Thôi tớ phải dứng bút đây. Tớ chúc cậu xinh xắn, học giỏi và luôn luôn là bạn tốt của tớ.

Nhớ viết thư cho tớ nhé! Bạn thân của cậu

Tập viết thư và phong bì thư

Hà Nội, ngày 9 tháng 11 năm 2006.

Bà kính yêu!

Lâu lắm rồi chưa được gặp bà, cháu nhớ bà lắm.

Dạo này bà có khỏe không? Bà có ăn uống đượckhông?

Gia đình cháu ngoài này vẫn khỏe. Từ đầu năm đến giờ, cháu được mười bốn điểm mười rồi đấy, bà ạ. Ngày nghỉ mẹ thường cho chơi, lúc thì công viên, dạop hố, lúc thì đi siêu thị ạ. Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về quê xem múa sư tử cùng anh Tùng, chịVân, chị Hằng, chị Thảo, anh Việt Anh và anh Sơn. Và đêm đêm ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích.

Cháu hứa với bà sẽ học thật giỏi để bà vui, luôn chăm ngoan để bà vui hơn.

Cháu kính chúc bà mạnh khỏe, sống lâu.

Cháu của bà, Nguyễn Thùy Linh – 3G

Dựa vào bài văn miệng tuần trước hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.

Tổ em gồm tám bạn: ba bạn nam và năm bạn nữ. Các bạn đều là dân tộc Kinh. Ngồi đầu bàn thứ hai là bạn Khánh, bạn học rất giỏi. Ngồi dưới bạn Khánh là bạn Hà, bạn rất hăng hái giơ tay phát biểu. Cuối cùng là bạn Hương, bạn hay giúp đỡ các bạn trong tổ. Trong tháng 12 hiện này, tổ chúng em đang tích cực tham gia hoạt động để chào mừng ngày thành lập Quân Đội Nhân dân Việt Nam 22/12.Về học tập, trong tháng này, tổ em không có 1 bạn nào nghỉ, không đi học muộn. Tất cả đêu giúp đỡ nhau như một gia đình đầm ấm.

Tả hình dáng, hoạt động con mèo nhà em (02.3).

Đề bài: Em hãy tả hình dáng và hoạt động của con mèo nhà em (Hoặc con mèo em thường thấy).

“Meo ! Meo !” Các ban ơi ! Đó là tiếng kêu của chú mèo mun Lu Lu nhà tôi đấy ! Chú ta vừa tròn 10 tuổi.

Lu Lu chắc nịch như chú Báo nhỏ và rất khôn. Nó có thân hình bằng quả bí đao xanh. Lông chú rất mịn, mượt như nhung và có màu đen tuyền. Đầu nó chỉ bằng quả cam nhổ nhưng rất bướng. Hai tai như 2 lá mít luôn dựng đứng lên để nghe nghóng. Cái mũi nhỏ, xinh màu hồng hồng. Đôi mắt như 2 hòn bi ve, sáng long lanh như hạt sương buổi sớm. Hai bên mép của chú lưa thưa những sợi ria trắng như cước, vểnh ra và luôn luôn động đậy. Miệng chú nhỏ xinh, có nanh sắc nhọn. Bốn chân nó mập, ngắn, có đệm thịt và vuốt sắc. Đuôi Lu Lu cong như dấu hỏi, giúp chú giữ thăng bằng, khi nhảy từ trên cao xuống. Sở thích của nó là nằm sưởi nắng. Khi đó, nó lim dim đôi mắt như đang ngủ. Lu Lu còn rất tài bắt chuột. Mỗi khi bắt chuột, nó áp mình vào tường, đôi tai dựng đứng. Bỗng tôi nghe thấy một tiếng động. Lu Lu mở to con mắt để quan sát. Nó phát hiện ra một chú chuột nhắt. Nó chờ cho con chuột lại gần rồi phóng ra nhanh như chớp, dùng những cái vuốt sắc nhọn vồ con chuột. Tên chuột bị bất ngờ, không kịp chạy, đành chịu chết. Lu Lu cắn vào cổ con chuột rồi đem khoe vơí em, vẻ mặt hãnh diện.
Lu Lu không chỉ bắt chuột, gián mà còn là một người bạn thân thiết của em. Em rất yêu quí chú mèo cả em.

Tập làm văn

Dựa vào mẫu tập đọc Thư gửi bà, em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân:

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2004

Chú Tiến yêu quý!

Lâu rồi, chú không về Việt Nam cháu nhớ chú lắm! Dạo này gia đình chú có khoẻ không ạ? Gia đình cháu ở Việt Nam vẫn khoẻ! Năm nay, cháu học lớp ba rồi, từ đầu năm học đến giờ cháu được nhiều điểm chín, mười lắm chú ạ! Anh Tuấn học ở bên Đức có giỏi không? Cháu mong chú sớm về Việt Nam với cháu! Cháu hứa sẽ học thật giỏi để chú vui lòng. Chú cho cháu gửi lời hỏi thăm đến cô Thuỷ và em bé nhé.

Dựa vào mẫu tập đọc Thư gửi bà, em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân:

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2004

Chú Năm thân mến!

Lâu rồi, cháu chưa về quê, cháu rất nhớ chú. Gia đình cháu ngoài này vẫn bình thường, năm nay, cháu học lớp ba. Hôm vừa rồi, cháu đã thi giữa học kỳ một và đạt điểm tốt. những ngày nghỉ, cháu vẫn đến câu lạc bộ đánh cờ vua. Cháu hứa sẽ cố gắng học chăm hơn nữa để đến kì nghỉ hè cháu được về thăm chú.

Dựa vào mẫu tập đọc Thư gửi bà, em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân:

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2004

Tú thân mến!

Hôm nay anh vừa thi giữa học kỳ xong nên không có bài tập. Anh tranh thủ viết cho Tú mấy dòng.

Dạo này Tú có sức khoẻ thế nào? Có được nhiều điểm tốt không?

Gia đình anh ngoài này vẫn bình thường. Sức khoẻ của anh vẫn tốt, nhất là từ khi anh tập thể dục vào buổi tối một tuần hai lần.

Viết về thành thị, nông thôn

Đề bài: Hãy viết một bức thư ngắn khoảng 10 câu cho bạn, kể những điểu em biết về thành thị hoặc nông thôn.

Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2008

Huy thân mến!

Tớ là Tùng đây, lâu rồi tớ chưa được về thăm cậu, thế gia đình cậu và cậu có khỏe không? Gia đình tớ vẫn khỏe. Chắc cậu chưa được ra thành phố Hà Nội, nới tớ sinh ra và lớn lên. Bây giờ, tớ sẽ kể cho cậu nghe. Hà Nội là một thành phố rất văn minh, hiện đại. Đường phố ở Hà Nội tấp nập xe cộ, người qua lại nhất là vào những ngày giáp tết. Hà Nội có nhiều ngôi nhà cao tầng. Khách sạn ở đây được xây rất cao. Và có những siêu thị tuyệt đẹp. Chỗ vui nhất là công viên. Ở đây có rất nhiều cây, có những trò chơi bổ ích và có cả một cái hồ lớn. Đẹp hơn nữa là Hồ Gươm. Quanh hồ là những hàng liễu rủ xuống mặt nước trong xanh. Và ở Hà Nội, còn có rất nhiều danh lam thắng cảnh và những di tích lịch sử mà tớ còn chưa biết.

Tớ rất yêu Hà Nội, thành phố có rất nhiều cảnh đẹp non sông.

Bạn thân Tùng, Nguyễn Công Tùng

Viết về cảnh đẹp non sông

Bức tranh vẽ cảnh biển Phan Thiết. Cảnh bờ biển Phan Thiết rất đẹp. Có những hàng dừa xanh ngắt nằm dọc bờ biển. Giữa biển có một bãi cát trắng rộng dẫn vào các tòa nhà nghỉ của khách du lịch, sau tòa nhà là những dãy núi tim tím. Trên mặt biển, có những chiếc thuyền chở khách du lịch đi thăm quan đang trôi bồng bềnh trên mặt n¬ước. Cảnh vật ở biển Phan Thiết thật yên bình.

Yêu cảnh vật ở Phan Thiết em càng yêu thêm đất n¬ước Việt Nam.

Hãy kể về người bạn mà em yêu quý

Năm tháng cứ thế trôi đi, chỉ có thời gian là thước đo tốt nhất cho tình cảm bạn bè. Trong suốt thời gian đó, có lẽ Diệp Anh là người bạn mà em yêu mến nhất, người bạn đã học với em từ suốt năm học lớp ba.

READ:  Luyện nói kể truyện

Dáng người Diệp Anh dong dỏng cao, khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy đáng yêu. Nước da ngăm ngăm đen. Mái tóc dài óng ả. Cặp mắt đen láy lúc nào cũng mở to, tròn xoe như hai hòn bi ve. Chiếc mũi hếch và cái miệng rộng luôn tươi cười để lộ hai hàm răng trắng bóng. Ở Diệp Anh khi nào cũng toát lên vẻ năng động, tự tin, hóm hỉnh và hài hước nên rất dễ mến.

Diệp Anh rất hiếu động, không lúc nào yên nghỉ chân tay. Trong giờ ra chơi, chỗ nào sôi động nhất là ở đó có Diệp Anh. Chúng em thường tụ tập nhóm ba, nhóm bảy ngồi xung quanh bạn Diệp Anh để nghe bạn kể chuyện. Mở đầu câu chuyện, Diệp Anh vẫn thường hay kể: “Cái hồi xưa ấy, đấy, cái hồi ấy, cái hồi mà bà tớ chưa sinh ra mẹ tớ ấy …”. Chỉ nghe có đến thế thôi là chúng em đã thấy buồn cười đến nỗi không thể nhịn được rồi mà cái mặt Diệp Anh vẫn cứ tỉnh như bơ. Đặc biệt, Diệp Anh có một trí nhớ rất tốt. Những câu truyện đã đọc hay đã nghe, Diệp Anh đều nhớ như in và kể lại bằng đúng giọng nhân vật nên rất cuốn hút và sinh động. Một mình Diệp Anh đóng đủ các vai, kết hợp với điệu bộ khôi hài khiến bọn em lăn lóc cười đến vỡ bụng.

Diệp Anh luôn luôn làm ra những trò chơi thú vị. Bạn thường hay chơi cùng với chúng em trò bịt mắt bắt dê hay bó khăn. Vừa chạy lại vừa kêu tiếng dê be be nghe rất ngộ nghĩnh. Diệp Anh thường biểu diễn tiếng hát, tiếng ngựa hí và con sóc nâu hay leo trèo. Mỗi tiết mục, Diệp Anh đều được hoan nghênh nhiệt liệt và gây ra những trận cười nứt nẻ.

Không chỉ là các bạn gái mà cả các bạn trai ngoài và trong lớp đều yêu mến bạn Diệp Anh. Nhưng thật không may, hai tuần trước đây, một tai nạn giao thông đã cướp đi tính mạng của người bạn mà chúng em yêu quý. Dù biết bạn đã khuất nhưng chúng em vẫn cứ coi như bạn vẫn sống và làm việc cùng chúng em, bây giờ bạn đang thi đỗ vào trường Amsterdam và đi du học rồi. Cô giáo vẫn gọi bạn đứng lên đọc bài và vẫn cứ lấy cơm, lấy gối cho bạn ăn học.

Rồi mai đây phải xa mái trường thân yêu, em cũng sẽ mang theo nhiều kỷ niệm cùng với những yêu mến của cả lớp với bạn Diệp Anh.

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu đi học của em

Đã hơn hai năm rồi mà hình ảnh của buổi đi học đầu tiên không phai mờ trong kí ức của em. Sáng đó, em dậy sớm lắm, sau khi tập thể dục và vệ sinh cá nhân xong. Em liền ngồi vào bàn ăn sáng. Đúng 7h30 phút, mẹ đưa em đến trường bằng xe máy. Cô giáo ra và mỉm cười với mẹ con em. Rồi cô và mẹ nói chuyện. Mẹ nói với em:”Con ở đây đến trưa, bố hoặc mẹ sẽ đón con về”. Em túm lấy áo mẹ như không muốn rời xa. Cô giáo vỗ về em rồi mới bỏ tay ra. Em đứng nhìn cho đến khi chiếc xe máy khuất đi. Rồi em vào chỗ ngồi của mình và tự nhiên những giọt nước mắt ứa ra, lăn dài trên má. Một cảm giác buồn vui lẫn lộn đang dâng lên trong nước mắt em.

Buổi học đầu tiên là thế đó !

Đề bài: Kể về một ngày hội mà em biết

Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bứng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000 m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nổi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

Đề bài: Kể về một ngày hội mà em biết

Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: “Dù ai buốn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu”. Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.
Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.

Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật

Đề bài: Viết một đoạn văn (7 đến 10 câu) về một buổi biểu diễn nghệ thuật.

Thứ bảy vừa rồi, bố mẹ đưa em đến rạp xiếc Trung ương để xem những tiết mục ngộ nghĩnh độc đáo.

Buổi biểu diễn thu hút rất nhiều khán giả, các chỗ ngồi đều chật kín người. Mở đầu buổi biểu diễn, người dẫn chương trình xuất hiện gửi lời chào thân ái và lời giới thiệu chương trình tới khán giả. Có rất nhiều những tiết mục hay, hấp dẫn. Nhưng em thích nhất tiết mục ảo thuật cưa đôi người để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Một cô gái rất xinh đẹp bước vào trong hòm gỗ, cô gái ấy tên là Thảo Hiền. Nhà ảo thuật tên là Lê Minh, chú ấy đóng hòm vào rồi dùng một chiếc cưa thật sắc cưa hòm thành ba phần, người của cô gái cũng bị cưa ra. Nhưng thật kì lạ, sau khi ghép cái hòm đó lại nhà ảo thuật phù phép làm cho cô gái trở lại bình thường. Cô duyên dáng bước ra ngoài trong tiếng reo hò và tràng pháo tay giòn giã của khán giả.

Khán giả ra về trong niềm vui phấn khởi, hân hoan. Em rất khâm phục những nghệ sĩ tài tình đã cống hiến những tiết mục vô cùng hấp dẫn cho khán giả.

Đề bài: Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem

Ngày 20-11 vừa qua, trường em lại tổ chức buổi biểu diễn văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Hôm ấy đúng 7h30 phút học sinh toàn trường đã có mặt đông đủ. Các cô giáo thì mặc áo dài truyền thống Việt Nam. Còn các bạn học sinh mặc bộ đồng phục trông thật dễ thương. Đầu tiên thầy Hiệu trưởng lên phát biểu khai mạc. Tiếp theo là những tiết mục văn nghệ đặc sắc: múa, hát, kể chuyện, đọc thơ và đàn vi-ô- lông. Tiết mục đàn vi-ô-lông của bạn Lân lớp em là hay nhất. Bạn chơi bài Mừng Giáng Sinh. Tiếng đàn nổi lên, lúc trầm lúc bổng cả trường em im lặng lắng nghe như bị thôi miên. Tiếng đàn vừa dứt những tràng vỗ tay vang lên. Có những anh lớp năm còn đứng dậy hô to:”Chơi nữa đi!Chơi nữa đi!”

Em vui lắm, em mong nhà trường tổ chức nhiều buổi biểu diễn như thế này nữa để chúng em có cơ hội thể hiện tài năng nghệ thuật của mình.