Trình bày khái niệm, ưu nhược điểm của chiến lược hướng ngoại trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội?

Khái niệm chiến lược hướng ngoại:

– Ngược lại với chiến lược hướng nội, chiến lược hướng ngoại là chiến lược được hoạch định theo các yếu tố bên ngoài của sự phát triển.

* KN: Chiến lược hướng ngoại là dựa vào bên ngoài để phát triển, dựa vào sự khai thác và huy động các nhân tố bên ngoài cho thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

– Đặc trưng của chiến lược hướng ngoại:

+ Không đề cao mục tiêu độc lập, tự chủ trong hệ thống mục tiêu chính trị.

+ Chấp nhận cơ cấu kinh tế không hoàn chỉnh, chỉ phát triển những ngành có điều kiện.

+ Chủ thể kinh tế chủ yếu là bên ngoài.

Ưu điểm của chiến lược hướng ngoại trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.

2.1. Về ưu điểm:

– Tranh thủ được nguồn lực bên ngoài: vốn, nguyên liệu, công nghệ,..

READ:  Phân tích mô hình và nội dung chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế của Nhật Bản?

– Tận dụng các cơ hội hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế – xã hội và các vấn đề toàn cầu khác.

– Tạo ra nền kinh tế năng động, thích nghi cao với kinh tế quốc tế.

2.2. Nhược điểm:

Khó khăn trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia. Tác động tiêu cực đến bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái. Gia tăng các tệ nạn xã hội, lối sống cá nhân, phi văn hóa và các tiêu cực khác.

2.3. Thực tế tồn tại của chiến lược hướng ngoại:

Mặc dù có những nhược điểm căn bản, song trong thực tế phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia vẫn tồn tại chiến lược này, bởi do các lý do sau:

– Quốc gia đang là thuộc địa: trong điều kiện này, tất yếu kinh tế phải phụ thuộc vào chính quốc và các nước đồng minh.

READ:  Nêu khái niệm, đặc điểm công cụ tài chính, phân loại công cụ tài chính?

– Quốc gia bị xâm lược.

– Quốc gia thiếu các nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là thiếu nguyên liệu, chất xám.