Trình bày khái niệm và quy chế pháp lý của thềm lục địa

Khái niệm thềm lục địa: Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và long đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn.

Quy chế pháp lý:

– Các quốc gia ven biển thực hiện các quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Đây là đặc quyền, các quốc gia khác ko đc xâm phạm

– Các quyền của các quốc gia ven biển đối với thềm lục địa ko phụ thuộc vào sự chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ rang nào

READ:  Câu 33. Các trường hợp chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế

– Các quốc gia ven biển ko chỉ có quyền đối với các tài nguyên của thềm lục địa mà còn có quyền đối với cả chính thềm lục địa. Có quyền cho phép khoan ở chính thềm lục địa với bất kỳ một mục đích gì.

– Có quyền tài phán với các đảo nhân tạo, các thiết bị công trình trên thềm lục địa, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.

– Trong khi thực hiện quyền của mình, các quốc gia ven biển có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các quốc gia khác.

– Quy chế pháp lý của thềm lục địa khẳng định các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên hay vùng trời trên vùng nước này. Do đó, quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền và các tự do khác của các quốc gia khác đã được luật biển thừa nhận.