Trình bày kinh tế kháng chiến giai đoạn 1951-1954

Bối cảnh lịch sử:

-Khi công cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn tổng phản công, nhu cầu về vật chất gia tăng nhanh trong khi đó tình hình tài chính, tiền tệ rất khó khăn: thu ngân sách không đủ chi tiêu, tiền tệ mất giá, hàng hoá khan hiếm. Trước tình hình đó, đại hội II của Đảng đã đề ra chủ trương chấn chỉnh toàn diện về công tác KT – tài chính.

-Cuộc kháng chiến dần đi đến thắng lợi, yêu cầu đẩy mạnh cải cách dân chủ (gắn kết nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến).

ảnh minh họa kinh tế kháng chiến giai đoạn 1951-1954
Ảnh minh họa: kinh tế kháng chiến giai đoạn 1951-1954

1. Chấn chỉnh công tác KT – tài chính.

a. Công tác tài chính:

-Phương châm: tăng thu, giảm chi, thống nhất quản lý.

-Chính sách, biện pháp:

+Tập trung, thống nhất nguồn thu để tránh thu chồng chéo giữa trung ương và địa phương. Chính phủ đề ra 7 loại thuế, trong đó thuế NNcó vai trò quan trọng nhất

+Giảm biên chế khu vực hành chính

+Chi tiêu tiết kiệm, tập trung chi cho kháng chiến (chi quốc phòng).

-Kết quả: khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách. Năm 1950 thu chỉ đáp ứng 23% chi, ,1953 ở miền Bắc và Bắc trung bộ thu đã vượt chi 16%, 1954 thu vượt chi 12%.

b.Công tác ngân hàng:

-Thành lập ngân hàng quốc gia VN (6/5/1951) có nhiệm vụ phát hành và quản lý lưu thông tiền tệ, quản lý ngoại hối, huy động vốn và cho vay hỗ trợ lãi suất…

-Trong giai đoạn này, ngân hàng còn có nhiệm vụ quan trọng là đấu tranh về tiền tệ với địch, hình thức đấu tranh thay đổi tuỳ theo từng vùng.

READ:  Nội Dung Công Nghiệp Hóa Và XHCN ở Liên Xô 1926 - 1937

=>kết quả: phát hành tiền ngân hàng, hỗ trợ vốn cho sx.

c.Công tác mậu dịch:

-Thành lập cơ quan mậu dịch quốc doanh (14/5/1951) với nhiệm vụ cung cấp hàng hoá phục vụ các cơ quan, bộ đội…; điều hoà thị trường, ổn định giá cả; đấu tranh với địch trên lĩnh vực lưu thông tiền tệ…

=>kết quả: ổn định thị trường, giá cả, đáp ứng phần nào nhu cầu của kháng chiến và dân sinh.

2. Thực hiện kế hoạch sx và tiết kiệm, củng cố các doanh nghiệp quốc gia.

* Đầu năm 1952, Đảng và Chính phủ đề ra kế hoạch sx và tiết kiệm, đây được coi là công tác trung tâm của toàn Đảng, toàn dân cho tới khi kết thúc cuộc Kháng chiến .

* Kết quả thực hiện:

-Nông nghiệp: trong kháng chiến được coi là ngành chủ yếu.

+ Nhà nước khuyến khích nông dân xây dựng các công trình thuỷ lợi, củng cố phát triển hợp tác để bảo vệ sx.

+ Đến năm 1953, liên khu III và IV có nhiều công trình thuỷ lợi, hệ thống tưới tiêu lớn.. vùng tự do từ liên khu IV trở ra đã thu hoạch được 2.757.700 tấn thóc, hoa màu thu hoạch tăng gấp 2 lần so với năm 1945

-CN và tiểu thủ CN: đều phát triển trong đó có nhiều cơ sở CN, thủ CN tự nhân. Năm 1953 CN quốc phòng tăng 35,5 lần so với năm 1946.

READ:  Sau khi đã nghiệm thu hợp đồng nhà thầu trúng thầu và đưa một phong trong thời gian vừa qua?

-Giao thông vận tải: từ 1950-1954 chỉnh phủ đã sửa 458km đường sắt, nhiều bến đò và xây dựng nhiều tuyến đường mới

3. Triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất:

-Phát động quần chúng thực hiện phòng trào đòi triệt để giảm tô, giảm tức và thực hiện thoái tô nhằm giảm khó khăn cho nông dân, có thêm lương thực, đánh 1 đòn mạnh vào tiềm lực KT địa chủ.

-Tiến hành cải cách ruộng đất ở 1 số vùng (270 xã thuộc Thanh Hoá, Thái Nguyên, Bắc Giang) từ đầu năm 1954, sau khi quốc hội thông qua luật Cải cách ruộng đất (4/12/1953)

=>kết quả: tịch thu được 44.500 ha đất, 1 vạn trâu, bò chia cho nông dân, có tác dụng to lớn động viên tinh thần của nông dân và bộ đội

Tóm lại, việc thực hiện chủ trương chấn chỉnh toàn diện về KT tài chính đã có ý nghĩa quan trọng,làm cho KT kháng chiến của ta mạnh hơn ,thăng bằng thu chi ngân sách , ổn định tiền tệ ,phát triển sx , đời sống nhân dân được cải thiện. Làm suy yêu KT của địch ,góp phần vào thắng lợi của kháng chiến và tạo tiền đề cho công cuộc xd XHCN sau này.