Trình bày Quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển nền văn hóa của Đảng thời kỳ đổi mới. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế, nguyên nhân?

* Quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển nền văn hóa

Một là văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

Hai là nền văn hóa mà ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Ba là nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc

Bốn là xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng

+ Để xây dựng đội ngũ tri thức Đảng ta đã khẳng định : Giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu.

Năm là văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng

* Kết quả và ý nghĩa

Trong những năm qua cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền văn hóa mới đã bước đầu được tạo dựng; quá trình đổi mới tư duy về văn hóa, về xây dựng con người và nguồn lực cso bước phát triển rõ rệt; môi trường văn hóa có những chuyển biến theo hướng tích cực; hợp tác quốc tế về văn hóa được mở rộng.

Giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới. Quy mô giáo dục và đào tạo tăng ở tất cả các cấp, các bậc học. Chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông có những chuyển biến, cơ sở vật chất kỹ thuật cho trường học trên cả nước được tăng cường đáng kể. Dân trí tiếp tục được nâng cao.

READ:  Con đường từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin của Nguyễn Ái Quốc (1911- 1920) và những tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Người được hình thành trong những năm 20 của thế kỷ XX?

Khoa học và công nghệ có bước phát triển, phục vụ thiết thực hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Văn hóa phát triển, việc xây dựng đời sống văn hóa và nếp sống văn hóa có tiến bộ ở tất cả các tỉnh, thàng trong cả nước.

* Hạn chế và nguyên nhân

+ Một là đạo đức, lối sống tiếp tục diễn biến phức tạp, có một số mặt nghiêm trọng hơn, tổn hại không nhỏ đến uy tín của Đảng và Nhà nước, niềm tin của nhân dân.

+ Hai là sự phát triển của văn hóa chưa đồng bộ và tương xứng với tăng trưởng kinh tế. Nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa chưa tạo được chuyển biến rỗ rệt. Môi trường văn hóa còn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, sự lan tràn của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa mê tín dị đoan, độc hại, thấp kém, lai căng… sản phẩm văn hóa và các dịch vụ văn hóa ngày càng phong phú nhưng còn rất thiếu những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tương và nghệ thuật, có ảnh hưởng tích cực và sâu sắc trong đời sống.

+ Ba là việc xây dựng thể chế văn hóa còn chạm, chưa đổi mới, thiếu đồng bộ, làm hạn chế tác dụng văn hóa đối với các lĩnh vực quan trọng của đời sống đất nước.

+ Bốn là tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu về đời sống văn hóa – tinh thần ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng căn cứ cách mạng trước đây vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả. Khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng mìên, khu vực, tầng lớp xã hôi tiếp tục mở rộng.

READ:  Nhưng câu hỏi về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Những khuyết điểm yếu kém nói trên do nguyên nhân khách quan và chủ quan, song cần nhấn mạnh các nguyên nhân chủ quan là:

+ Các quan điểm chỉ đạo phát triển văn hóa chưa được quán triệt thực hiện nghiêm túc.

+ Bệnh chủ quan duy ý chí trong quản lý kinh tế -xã hội kéo dài 20 năm đã tác động tiêu cực đến việc triển khai đường lói phát triển văn hoá.

+ Chưa xây dựng được cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp để phát triển văn hóa trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

+ Một bộ phận những người họat động trên lĩnh vực văn hóa có biểu hiên xa rời đời sống, chạy theo chủ nghĩa thực dụng, thị hiếu thấp kém