Trình tự lựa chọn chiến lược kinh doanh?

Bước 1: Nhận biết chiến lược hiện tại của Doanh nghiệp

Là nhằm xác định vị trí hiện tại của Doanh nghiệp đang ở đâu và chiến lược mà Doanh nghiệp đang theo đuổi là gì.Đây là căn cứ để lựa chọn chiến lược mới và khẳng định lại chiến lược đã có.

Yêu cầu: phải làm rõ được những điểm mạnh và điểm yếu của chiến lược đó, làm rõ cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược giải pháp.

Khi đánh giá chiến lược hiện tại cần lưu ý:

+ Các mục tiêu cấp Doanh nghiệp và các bộ phận chức năng, đơn vị cơ sở.

+ Chỉ tiêu phân bổ nguồn lực và mô hình cơ cấu vốn đầu tư thực tế của doanh nghiệp.

+ Trọng tâm của các nỗ lực nghiên cứu phát triển

+ Chiến lược của các phòng ban chức năng.

+ Chiến lược sản phẩm của Doanh nghiệp (mức độ đa dạng hóa,khác biệt hóa sản phẩm)

+ Tính chất, đặc điểm của các bộ phận được sáp nhập ,hoặc thải loại trong chiến lược hiện tại (phân tích đúng đắn của chiến lược mở rộng hay thu hẹp)

+ Mức độ, tính chất và xu hướng của các biện pháp hoạt động gần đây của Doanh nghiệp

+ Những cơ hội hiện tại Doanh nghiệp đang theo đuổi.

+ Khả năng chịu đựng rủi ro của Doanh nghiệp.

Bước 2: Phân tích danh mục vốn đầu tư

Đây là công việc rất phức tạp , khó khăn cần phải có phương pháp thích hợp. Trình tự:

+ Chọn cấp quản trị để phân tích: Lãnh đạo Doanh nghiệp phải xác định các cấp trong tổ chức để tiến hành phân tích danh mục vốn đầu tư. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của Doanh nghiệp mà các cấp trong tổ chức có thể khác nhau. Nhìn chung đối với Doanh nghiệp thương mại thường có các cấp độ: sản phẩm, ngành hàng, các phân đoạn thị trường, các đơn vị kinh doanh chiến lược và các bộ phận kinh doanh, tương ứng có 5 bậc trong danh mục vốn đầu tư.

+ Xác định đơn vị phân tích:để tiếp tục phân tích và định vị chúng trong ma trận vốn đầu tư của Doanh nghiệp, giúp cho lãnh đạo có thể rút ra được các kết luận cần thiết. Công việc này có thể bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của các nhà quản trị, các định kiến của họ đối với các đơn vị hiện hành, do đó số lượng, thứ bậc các đơn vị có thể có sự thay đổi trong bảng danh mục vốn đầu tư.

+ Chọn phương (chiều) của ma trận danh mục danh mục vốn đầu tư: Các chiều của ma trận danh mục vốn đầu tư là cơ sở và định hướng cho thu thập các số liệu và phân tích tiếp theo. Là chọn các biến số để đưa vào mỗi chiều của ma trận danh mục vốn đầu tư cụ thể. Ma trận Mc Kinsey sử dụng nhiều biến số để xác định tính hấp dẫn của ngành: quy mô thị trường, tăng trưởng, lợi nhuận, tính chu kì, khả năng phục hồi sau lạm phát, quy mô toàn cầu.

READ:  So sánh bảo hiểm xã hội với bảo hiểm thương mại

Sức mạnh kinh doanh được xác định bằng 9 biến số, quy tụ thành 2 nhóm: nhóm vị thế thị trường (thị phần trong nước, thị phần thế giới, mức tăng trưởng thị phần, thị phần so với Doanh nghiệp cạnh tranh hàng đầu), nhóm sức mạnh cạnh tranh (dẫn đầu về chất lượng, công nghệ, giá thành, marketing, mức LN tương đối).

Còn là việc chọn đơn vị tính thích hợp cho từng biến số.

+ Thu thập và phân tích dữ liệu:

Mức độ hấp dẫn của thị trường: mục đích của việc đánh giá này là để xác định các mặt tích cực, hạn chế, rủi ro vốn có của mặt hàng, ngành hàng mà Doanh nghiệp đang kinh doanh.

Vị thế cạnh tranh của Doanh nghiệp: mục đich của việc phân tích này là đánh giá tiềm năng của Doanh nghiệp trong 1 lĩnh vực, ngành cụ thể. Có thể được đánh giá qua việc xếp hạng Doanh nghiệp dựa trên các tiêu thức về sức cạnh tranh đã lựa chọn, tiến hành so sánh các tiêu thức đó với các đối thủ cạnh tranh.

Các cơ hội và nguy cơ: ban lãnh đạo Doanh nghiệp có thể thấy rõ các cơ hội, nguy cơ đối với Doanh nghiệp thông qua việc phân tích, đánh giá mức độ hấp dẫn thị trường của doanh nghiệp.

Nguồn lực của Doanh nghiệp: cần đánh giá các nguồn lực, khả năng trình độ có thể làm thay đối vị thế cạnh tranh của dn trên thị trường nào đó.

+ Thiết lập và phân tích các ma trận danh mục vốn đầu tư:

Điều quan trọng là xác định vị trí của mỗi đơn vị dn trên ma trận. tổ hợp như vậy biểu hiện vốn đầu tư hiện tại của dn được phân bổ ở từng đơn vị trực thuộc. sau đó cần có các dự báo về tương lai/ kì vọng của các vị trí đó trên ma trận. điều đó cũng tương ứng với dự kiến vốn đầu tư của dn cho các đơn vị. Đến đây nhà qtri có thể pitch sự chênh lệch giữa vốn đầu tư hiện tại và vị trí dự báo.Mục đích là xác định hiệu suất tổng thể của danh mục vốn đầu tư dự báo có thể đạt được các mục tiêu Doanh nghiệp đưa ra không?

Cần tiến hành theo 3 bước :

1/ So sánh, đánh giá mức độ hd tương đối của từng đơn vị trong thời gian trước mắt và lâu dài.

2/ Đánh giá sự cân đối tổng thể của danh mục vốn đầu tư theo dự báo. Có những vấn đề cần được trả lời cụ thể:

– Danh mục vốn đầu tư có bao hàm đầy đủ các đơn vị trong thị trường hấp dẫn không?

– Danh mục vốn đầu tư có bao hàm quá nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ hay các đvi thuộc góc vuông dấu hỏi không?

– Tỷ lệ các đơn vị ở thị trường/ ngành hàng bão hòa hoặc suy thoái có cho thấy mức tăng trưởng của Doanh nghiệp là thấp hay không ?

READ:  Trình bày nguyên tắc định phí Bảo hiểm xã hội

– Có đủ các đơn vị “bò sữa’ để tài trợ cho các đơn vị ngôi sao và dấu hỏi không?

– Danh mục vốn đầu tư có tạo ra LN và nguồn tiền tương xứng không?

– Danh mục vốn đầu tư có điểm yếu quá mức trước các khuynh hướng kinh tế không thuận lợi không?

– Có quá nhiều đơn vị của Doanh nghiệp có vị thế ct yếu không?

3/ Dựa trên phân tích bảng cân đối vốn đầu tư, ban lãnh đạo Doanh nghiệp so sánh triển vọng hiệu quả của toàn bộ danh mục vốn đầu tư với các mục tiêu chiến lược đã đề ra ở cấp Doanh nghiệp.

+ Xác lập danh mục vốn đầu tư thích hợp:nhằm tạo ra hiệu quả mong muốn thông qua thực hiện các mục tiêu cấp Doanh nghiệp.

Bước 3: Lựa chọn chiến lược

Chiến lược thích nghi của dn có thể biểu hiện ở nhiều phương án khác nhau:

– Bổ sung them các đơn vị kinh mới vào danh sách đầu tư

– Loại bỏ các đvi kém hiêu quả ra khỏi danh sách đầu tư

– Sửa đổi Chiến lược kinh doanh của 1 hay 1 số đơn vị kinh doanh.

– Sửa đổi, điều chỉnh mục tiêu doanh nghiệp

– Tập trung vào các chính sách, những điều kiện nào có thể làm giảm thành tích của Doanh nghiệp.

– Giữ nguyên hiện trạng

Để đảm bảo sự lựa chọn đúng đắn, trước đó cần xem xét, cân nhắc các yếu tố:

– Sức mạnh của ngành, Doanh nghiệp

– Mục tiêu

– Nguồn tài chính

– Trình độ chuyên môn

– Mức độ lệ thuộc vào bên ngoài

– Phản ứng và thái độ của người điều hành

– Vấn đề thời điểm ‘cửa sổ chiến lược’

Bước 4: Đánh giá chiến lược đã lựa chọn

– Chiến lược đề ra có phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh hay không?

+ Có được các đối tượng hữu quan chủ yếu của Doanh nghiệp chấp nhận không?

+ Có đảm bảo cho Doanh nghiệp đạt mục tiêu ct không?

– Chiến lược đề ra có phù hợp với quan điểm, đường lối và phương pháp lãnh đạo không?

+ Có mâu thuẫn với các chiến lược khác không ?

+ Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp hiện nay có tương thích với chiến lược không?

– Có phù hợp với nguồn tài chính,vật chất và nguồn nhân lực của Doanh nghiệp không?

– Có chấp nhận rủi ro khi theo đuổi chiến lược đề ra hay không?

– Có phù hợp với chu kì sống của sp và tiềm năng thị trường không?

– Chiến lược có thể được thực hiện 1 cách hiệu quả không?

– Có những kiến giải quan trọng nào khác không?