Trong thời kỳ có thai, các tuyến sữa đã thay đổi như thế nào?

Các tuyến sữa gồm các tuyến thùy và mô mỡ sản xuất ra sữa. Các mô mỡ được coi là lớp bảo vệ các tuyến thùy này và tạo cho ngực có hình nhô cao lên. Trước khi có thai, cấu tạo chủ yếu của tuyến sữa là mô mỡ. Các tuyến thùy có khả năng tiết ra sữa chỉ chiếm một vị trí rất nhỏ, mặc dù hằng tháng, trước thời kỳ kinh nguyệt, các tuyến thùy này có to phồng lên về mặt kích thước. Sự thay  đổi của tuyến sữa thường là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của việc có thai. Khi phụ nữ bị tắt kinh thì cũng là lúc các tuyến sữa của họ trở nên rắn hơn và rất nhạy cảm.

Trong quá trình mang thai, da trên vú bị căng ra, có thể nhìn thấy các mạch máu nhỏ màu xanh nhạt. Vùng da quanh núm vú có mầu sẫm. Chỉ khi người mẹ thôi không cho con bú nữa, vùng da ở đây mới có màu nhạt hơn, nhưng không bao giờ trở lại như trước được nữa. Các nhà khoa học cho rằng, sự thay  đổi màu da quanh núm vú chính là một tín hiệu giúp cho đứa trẻ dễ nhận biết và tìm được núm vú của mẹ.

Trong thời kỳ mang thai và khi cho con bú, trên đầu núm vú có xuất hiện các hạt nhỏ li ti, đó là tuyến Montgomeri. Tuyến này tiết ra một loại dịch đặc biệt làm trơn đầu vú và có tác dụng như một chất sát trùng, đồng thời giúp cho các núm vú khỏi bị kích thích mạnh. Khi người mẹ thôi cho con bú, tuyến Montgogeri này sẽ tự mất đi.

Trong thời gian mang thai, các đầu vú cũng to ra về kích thước và có màu sẫm. Ở đầu núm vú tập trung một số lượng lớn các đầu dây thần kinh và mạch máu. Vì thế, các núm vú rất nhạy cảm. Chỉ cần có sự va chạm nhỏ tới các mô bao phủ bên ngoài là các núm vú này phồng lên. Sự nhạy cảm này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cho trẻ bú.

Khi thai ở tháng thứ 5, tất cả các tuyến thùy có nhiệm vụ tiết ra sữa đã được hình thành. Nhưng sữa chỉ được tiết ra sau khi đẻ. Trong thời gian này, rau thai (nơi truyền cho thai nhi các chất dinh dưỡng cần thiết) tiết ra một lượng lớn oestrogen và progesteron. Các hoóc môn này có tác dụng ngăn cản sự xuất hiện của sữa trong thời kỳ mang thai. Khi rau bị loại bỏ (sau khi đứa trẻ ra  đời), lượng oestrogen và progesteron trong máu người mẹ giảm đi một cách đáng kể và toàn bộ cơ chế “sản xuất” sữa được đưa vào vận hành.

Sữa được tạo ra như thế nào?

READ:  Cách giúp con giảm trung tiện?

Trong thời kỳ mang thai, trong cấu trúc nội tạng của tuyến sữa diễn ra các thay đổi mạnh mẽ. Các tuyến sữa và đường sữa to ra, phồng lên; lượng máu được dồn đến đây cũng tăng đáng kể để chuẩn bị mọi điều kiện cho việc tạo sữa. Tất cả những thay đổi đó được thực hiện nhờ có các hoóc môn do trứng, rau và tuyến yên tiết ra.

Trong mỗi một tuyến sữa có khoảng từ 15 đến 20 cấu trúc tạo ra sữa. Các cấu trúc này giống như rễ, cành và lá trên một cái cây vậy. Sữa được tạo ra ở phần trên của tuyến sữa (các phế nang). Đó là các túi nhỏ chứa các chất dinh dưỡng trong máu và chuyển chúng thành sữa. Trước khi sữa chảy xuống phía dưới đến với đứa trẻ, nó phải được vắt ra từ các phế nang. Việc đó do các cơ nội mô thực hiện. Các cơ nội mô này tạo thành một vòng cứng xung quanh các phế nang, ép chặt lại tạo ra dòng sữa chảy vào các đường sữa và cuối cùng chảy xuống phía dưới để ra đầu núm vú. Sữa được đưa vào miệng trẻ qua ống sữa nằm trong núm vú. Ống sữa này thường có từ 15 đến 20 các lỗ nhỏ nữa, người ta gọi đó là các tia sữa.

Khi trẻ mút núm vú, trong tuyến sữa diễn ra sự phối hợp hết sức phức tạp. Việc trẻ mút vú sẽ kích thích các đầu dây thần kinh nằm ở đầu núm vú, các dây thần kinh này sẽ truyền tín hiệu tới tuyến yên nằm ở vỏ não. Tuyến yên sẽ truyền tín hiệu để tiết ra hai loại hoóc môn, đầu tiên là prolactin, sau đó là oxytocin. Prolactin kích thích các phế nang và bắt chúng tiết ra nhiều sữa hơn, oxytocin bắt các cơ nội mô vắt ra sữa. Quá trình này được coi là phản xạ truyền sữa cho con bú.

Thường thì đa số các bà mẹ nuôi con bằng sữa đều có đủ sữa cho con bú. Nhưng cũng có trường hợp gặp khó khăn khi cho trẻ bú, vì quá trình phản xạ truyền sữa tương  đối nhạy cảm  đối với tình trạng tâm lý và thể chất của người mẹ.

Sự căng thẳng, lúng túng, mệt mỏi hay sợ hãi quá mức của người mẹ có thể làm cản trở quá trình tiết sữa, khiến cho trẻ không thể bú mẹ được và sẽ rất hay quấy khóc, khó chịu. Nếu quá trình truyền sữa bị trục trặc thì trẻ sẽ chỉ bú được khoảng 1/3 số sữa so với nhu cầu thực tế của trẻ. Thường số sữa đó lại loãng và có lượng đạm thấp. Trẻ thiếu ăn sẽ khóc và quấy, người mẹ lo lắng nghĩ rằng cô ta không đủ sữa cho con bú. Thực ra, chỉ cần nghỉ ngơi hoặc cho trẻ bú  ở một nơi yên tĩnh thì quá trình truyền sữa sẽ  được khôi phục và trở lại hoạt động bình thường. Những người thân cần phải giúp cho người mẹ thoải mái về mặt tư tưởng bằng những lời an  ủi,  động viên. Thường thì mẹ cảm nhận được sự làm việc của quá trình truyền sữa, đặc biệt trong những tuần đầu tiên cho con bú. Khi mới bắt đầu cho con bú, người mẹ có thể có cảm giác ấm ở ngực. Cảm giác đau khi cho con bú cũng là một dấu hiệu của việc sữa xuống bình thường. Cảm giác đau còn có thể xuất hiện ở vùng tử cung do hoóc môn oksitosin làm co tử cung.

READ:  Dị ứng là gì, nó xuất hiện ở trẻ như thế nào?

Phản xạ truyền sữa có thể diễn ra ngay lập tức, cũng có khi đòi hỏi phải có một khoảng thời gian nào đó. Nhiều khi giữa các lần cho trẻ bú cũng có sữa chảy ra, nhưng dần dần phản xạ truyền sửa sẽ  ổn  định và phụ thuộc vào trạng thái tâm sinh lý của người mẹ. Nhiều khi sự gần gũi, giọng của đứa trẻ hoặc một ý nghĩ về việc cho trẻ bú cũng làm cho sữa chảy ra. Thường thì cũng phải mất một vài tuần để phản xạ truyền sữa làm việc trôi chảy.

Các tuyến sữa tạo ra cái gì?

Dịch sữa là chất lỏng đầu tiên do tuyến sữa tạo ra. Đó là chất lỏng có độ dính, màu vàng,  đậm  đặc hơn sữa. Dịch sữa có nồng  độ  đạm cao, không chứa mỡ, giúp cho cơ thể trẻ dễ hấp thụ. Ngoài ra, dịch còn có độ kháng thể khá cao, có tác dụng đẩy phân su đọng trong ruột trẻ sau khi sinh.

Thường thì sữa xuống tuyến sữa trong vòng 2-5 ngày sau khi sinh. Mẹ càng cho trẻ bú sớm bao nhiêu, sữa sẽ càng xuống nhanh bấy nhiêu. Sữa mẹ là chất lỏng hơi ngọt, có màu đục. Trong sữa mẹ có ít đạm, nhiều mỡ và đường (có nghĩa là lượng calo của sữa cao hơn dịch sữa).

Sữa mẹ dần dần thay cho dịch sữa. Sữa xuống nhiều sẽ làm cho tuyến sữa to ra và căng lên. Sữa có thể tự chảy ra khỏi núm vú. Ở những bà mẹ từng nuôi con bằng sữa mẹ, sữa thường xuống nhanh hơn. Phản xạ truyền sữa diễn ra khá nhanh và mạnh. Họ thường ít khi bị sưng các tuyến sữa khi bắt đầu cho con bú.