Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính – PLĐC

Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý Nhà nước, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

vi pham hanh chinh
Ảnh minh họa

Vi phạm hành chính có các dấu hiệu sau đây:

– Hành vi có tính chất trái pháp luật hành chính là dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính
– Khách thể của các vi phạm hành chính là các quan hệ xã hội được luật hành chính bảo vệ.
– Chủ thể của vi phạm hành chính là cá nhân hoặc tổ chức.
– Có lỗi của chủ thể vi phạm hành chính.

Trách nhiệm hành chính là một loại trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với hành vi vi phạm các quy định của pháp luật hành chính. Trách nhiệm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và trách nhiệm kỷ luật đối với cán bộ công chức.

READ:  Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự - PLĐC

– Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền áp dụng với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Các hình thức xử phạt bao gồm: xử phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền) và xử phạt phụ (tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện, trục xuất). Tuỳ theo mức độ vi phạm mà áp dụng các hình thức xử phạt chính hay phụ (bổ sung).

Ngoài ra còn có các biện pháp xử lý hành chính khác như: giáo dục tại xã, phường, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào các cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.