Hướng dẫn Soạn Văn lớp 11 (Ngữ Văn lớp 11)

Tổng hợp các bài hướng dẫn soạn văn lớp 11 (Ngữ Văn lớp 11) đầy đủ và chi tiết theo chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11. Các bài soạn văn lớp 11 được biên soạn cẩn thận, công phu… giúp các bạn hoàn thành tốt môn ngữ văn đơn giản nhất, với kết quả tốt nhất…

Chú ý: Các bạn nên đọc phần “Tổng quan Ngữ Văn lớp 11” trình bày bên dưới để nắm được cái cốt chương trình ngữ văn lớp 11, nhằm định hướng mục tiêu học tập.

NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KỲ 1

  1. Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh
  2. Phân tích bài Vào Phủ Chúa Trịnh
  3. Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
  4. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận
  5. Soạn bài Chạy giặc 
  6. Nghị luận xã hội (Bài viết số 1)
  7. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
  8. Luyện tập về hiện tượng tách từ
  9. Tự tình – Hồ Xuân Hương
  10. Thu điếu – Nguyễn Khuyến
  11. Tiến sĩ giấy
  12. Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến
  13. Luyện tập về trường từ vựng và quan hệ trái nghĩa
  14. Tác giả Nguyễn Khuyến
  15. Thương Vợ – Tú Xương
  16. Vịnh khoa thi Hương
  17. Thao tác lập luận phân tích.
  18. Bài ca ngất ngưởng
  19. Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)
  20. Luyện tập thao tác lập luận phân tích
  21. Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)
  22. Luyện tập về lập luận phân tích (tác phẩm thơ)
  23. Nghị luận văn học (Bài viết số 3)
  24. Luyện tập về lập luận phân tích tác phẩm văn xuôi
  25. Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)
  26. Xin lập khoa luật
  27. Đồng mẫu – Trích tuồng Sơn Hậu
  28. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
  29. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945
  30. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
  31. Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
  32. Vi Hành – Nguyễn Ái Quốc
  33. Thao tác Lập luận và So sánh
  34. Viết đoạn văn lập luận so sánh
  35. Nghệ thuật băm thịt gà
  36. Phong cách ngôn ngữ báo chí
  37. Luyện tập kết hợp các thao tác nghị luận
  38. Chí Phèo – Nam cao
  39. Ngữ cảnh.
  40. Tinh thần thể dục
  41. Hạnh phúc của một tang gia
  42. Cha con nghĩa nặng (trích – Hồ Biểu Chánh)
  43. Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
  44. Đời Thừa – Nam Cao
  45. Nam Cao
  46. Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
  47.  Vĩnh biệt Cửu trùng đài
  48. Luyện tập về tách câu
  49. Tình yêu và thù hận
  50. Đọc kịch bản văn học
  51. Ôn tập làm văn lớp 11
  52. Bài viết số 4
  53. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  54. Luyện tập về từ Hán Việt
  55. Viết bản tin
  56. Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

 

Tổng quan Ngữ Văn lớp 11

Chương trình Ngữ văn lớp 11 gồm hai phần kiến thức của Văn học Việt Nam và Văn học nước ngoài.

Ở phần Văn học Việt Nam, Các bạn được tìm hiểu phần còn lại của văn học trung đại và tiếp cận với nền văn học hiện đại từ đầu thế kỉ 20 đến Cách mạng tháng Tám 1945. Thông qua các tác phẩm văn học, sẽ được khắc họa những bức tranh xã hội qua nhiều lăng kính khác nhau của các tác giả.

Phần Văn học nước ngoài tiếp tục giới thiệu một số đoạn trích của các tác phẩm kinh điển của thế giới như: Rô-me-ô và Giu-li-ét, Những người khốn khổ, Tôi yêu em, Người trong bao…

Bên cạnh phần Đọc – hiểu văn bản, Các bạn được rèn luyện thêm kĩ năng Làm văn với các thao tác lập luận.

Học kỳ I

Nền văn học Việt Nam đã phát triển theo hướng hiện đại hóa với tốc độ nhanh và đạt nhiều thành tựu to lớn, đó chính là những điểm nổi bật của nền văn học hiện đại từ thế kỉ 20 đến Cách mạng tháng Tám 1945 mà chương trình Văn học Việt Nam lớp 11 mang đến với các bạn. Trước khi bước vào giai đoạn văn học đó, các bạn sẽ tiếp tục tìm hiểu những tác phẩm còn lại của Văn học trung đại đã học ở lớp 10.

Trong chương trình văn học nước ngoài của Ngữ văn 11, Các bạn sẽ được tiếp cận với các truyện ngắn và kịch của Anh, Nga, Pháp, Đức,… để thấy được sự phong phú trong nội dung sáng tác và sự đa dạng, mới lạ trong nghệ thuật của văn học các nước.

Đăc biệt là đoạn trích “Tình yêu và thù hận”, một trong những tác phẩm nổi tiếng của đại văn hào người Anh – William Shakespeare.

Chương trình Làm văn của lớp 11 giúp tiếp cận và rèn luyện các kĩ năng sử dụng các thao tác lập luận vào trong bài viết, bài nói của mình để đạt được hiệu quả giao tiếp cao, các bài luyện tập về thao tác: so sánh, phân tích.

Học kỳ 2

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ 20 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ba đặc điểm cơ bản: đổi mới theo hướng hiện đại hóa; hình thành hai bộ phận với nhiều xu hướng văn học; phát triển hết sức nhanh chóng. Thành tựu chủ yếu của văn học thời kì này đã kế thừa và phát huy những truyền thống lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam: chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đem đến cho văn học một đóng góp mới của thời đại: tinh thần dân chủ.

Học kì 2, Các bạn sẽ tiếp tục tìm hiểu những đặc điểm trên với các tác phẩm: Hầu trời, Vội vàng, Đây thôn Vĩ Dạ, Chiều tối, Từ ấy,…

Phần văn học nước ngoài: gồm các tác phẩm thuộc nền văn học Nga và Pháp. “Tôi yêu em” ca ngợi vẻ đẹp tình yêu chân thành đằm thắm, đức hi sinh cao thượng vì hạnh phúc của người mình yêu. “Người trong bao” lên án, phê phán mạnh mẽ lối sống trong bao, ích kỉ, hủ lậu và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga. “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” đề cao, ca ngợi tình yêu thương con người.

Các bạn cần chú ý cách khai thác, phân tích của các Thầy Cô để tự rèn luyện kĩ năng cho mình, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho việc học tập, nghiên cứu các tác phẩm văn học nước ngoài nói riêng và các tác phẩm văn học nói chung.

Làm văn: Việc rèn luyện những kĩ năng viết văn, nghị luận, cảm thụ văn bản,… là vô cùng quan trọng. Bên cạnh hai thao tác phân tích và so sánh đã được học ở kì 1, chương trình làm văn học kì 2 sẽ tiếp tục rèn luyện các thao tác: bình luận, bác bỏ và luyện tập vận dụng các thao tác lập luận ấy vào trong bài làm.