Giải thưởng Hồ Chí Minh là gì?

Giải thưởng Hồ Chí Minh là giải thưởng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng những công trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, những công trình giáo dục và văn học, nghệ thuật đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao về khoa học, văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng, có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật. Đây được xem là giải thưởng danh giá nhất hiện nay tại Việt Nam. Giải thưởng Hồ Chí Minh được xét và công bố năm năm một lần vào dịp Quốc khánh 2-9.

Các đợt trao giải

Đợt 1 vào năm 1996: Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ký Quyết định số 991 KT/CTN ngày 10 tháng 9 năm 1996 trao giải đợt 1 cho 33 công trình, cụm công trình khoa học công nghệ và 44 cụm tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học-nghệ thuật.

Đợt 2 vào năm 2000: Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký Quyết định số 392 KT/CTN ngày 1 tháng 9 năm 2000 trao giải đợt 2 cho 21 công trình, cụm công trình khoa học công nghệ và 40 cụm tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học-nghệ thuật

Đợt 3 vào năm 2005: Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký Quyết định số 971/2005/QĐ-CTN ngày 30 tháng 8 năm 2005 trao giải đợt 3 cho 12 công trình, cụm công trình khoa học công nghệ. Trong đợt này không xét giải thưởng về Văn học nghệ thuật.

Mãi đến ngày 13 tháng 2 năm 2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mới ký Quyết định số 179/2007/QĐ-CTN trao giải đợt 3 cho 5 công trình, cụm công trình văn học nghệ thuật.

Đợt 4 vào năm 2012: Ngày 20/1/2012, Chủ tịch nướcTrương Tấn Sang đã ký Quyết định về việc tặng Giải thưởng cho 32 công trình, cụm công trình thuộc 5 lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, Khoa học tự nhiên, Khoa học kỹ thuật, Khoa học nông nghiệp và Khoa học Y-dược. Trong đó có 12 công trình, cụm công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 20 công trình, cụm công trình được tặng Giải thưởng Nhà nước.

Ngày 27/4/2012, Chủ tịch nước đã ký Quyết định số 534 tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 12 tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình về văn học, nghệ thuật; và Quyết định số 535 tặng Giải thưởng Nhà nước cho 128 tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình về văn học, nghệ thuật.


Đợt 1

Ngày 10 tháng 9 năm 1996, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ký quyết định số 991 KT/CTN trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 cho 33 công trình, cụm công trình khoa học công nghệ và 44 cụm tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học-nghệ thuật, bao gồm:

Khoa học xã hội (8 giải)

Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn – Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô

Giáo sư Trần Huy Liệu – Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hoà Dân chủ Đức

Giáo sư Đặng Thai Mai

Giáo sư Trần Văn Giàu

Giáo sư Vũ Khiêu (Đặng Vũ Khiêu)

Giáo sư Cao Xuân Huy

Giáo sư Hồ Tôn Trinh (tức Hoàng Trinh, Viện sĩ Danh dự Viện Hàn lâm Khoa học Hungary)

Giáo sư Đinh Gia Khánh

Khoa học y – dược (13 giải)

Giáo sư Hồ Đắc Di

Giáo sư Nguyễn Văn Hưởng

Giáo sư Đặng Vũ Hỷ

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch

Giáo sư Tôn Thất Tùng

Giáo sư Đỗ Xuân Hợp

Giáo sư Đặng Văn Ngữ

Giáo sư Đặng Văn Chung

Giáo sư Trần Hữu Tước

Giáo sư Nguyễn Xuân Nguyên

Giáo sư Trương Công Quyền

Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi

Bác sĩ Hoàng Tích Mịnh

Khoa học tự nhiên và kĩ thuật (11 giải)

Nhóm tác giả tập thể: Viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Tư lệnh Công binh; Bộ Tư lệnh Hải quân,Vụ Kỹ thuật Bộ Giao thông vận tải; các Cục: Đường bộ, Đường sông, Đường biển; Cảng Hải Phòng; Ty đảm bảo hàng hải, tổ GKI Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Nhóm tác giả tập thể: Bộ Tư lệnh Phòng không; Viện Kỹ thuật Quân sự

Nhóm tác giả tập thể: Viện Kỹ thuật Quân sự

Nhóm tác giả: Nguyễn Trinh Tiếp, Lê Tâm và các cộng tác viên

Giáo sư Trần Đại Nghĩa – Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô

Giáo sư Tạ Quang Bửu

Giáo sư Nguyễn Xiển

Giáo sư Lê Văn Thiêm

Giáo sư Hoàng Tuỵ

Giáo sư Đào Văn Tiến

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Văn Hiệu – Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô

Khoa học nông nghiệp (2 giải)

Giáo sư, Tiến sĩ Lương Định Của

Giáo sư Bùi Huy Đáp

Văn học (14 giải)

Nam Cao

Huy Cận (Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ thế giới)

Xuân Diệu (Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Nghệ thuật Cộng hòa Dân chủ Đức)

Tố Hữu

Nguyên Hồng

Nguyễn Công Hoan

Nguyễn Tuân

Nguyễn Đình Thi

Ngô Tất Tố

Chế Lan Viên

Hải Triều

Nguyễn Huy Tưởng

Tế Hanh

Tô Hoài

Mỹ thuật (8 giải)

Tô Ngọc Vân

Nguyễn Sáng

Nguyễn Tư Nghiêm

Trần Văn Cẩn

Bùi Xuân Phái

Nguyễn Đỗ Cung

Nguyễn Phan Chánh

Diệp Minh Châu

Nhiếp ảnh (4 giải)

Lâm Hồng Long

Vũ Năng An

Võ An Ninh

Nguyễn Bá Khoản

Sân khấu (5 giải)

Học Phi (Chu Văn Tập)

Trần Hữu Trang

Tống Phước Phổ

Đào Hồng Cẩm (Cao Mạnh Tùng)

Tào Mạt (Nguyễn Duy Thục)

Văn nghệ dân gian (3 giải)

Vũ Ngọc Phan

Nguyễn Đổng Chi

Cao Huy Đỉnh

Âm nhạc (5 giải)

Đỗ Nhuận

Lưu Hữu Phước

Văn Cao

Hoàng Việt

Nguyễn Xuân Khoát

Múa (1 giải)

Nguyễn Đình Thái Ly

Điện ảnh (1 giải)

Nguyễn Hồng Sến

Kiến trúc (3 giải)

Nguyễn Cao Luyện

Hoàng Như Tiếp

Huỳnh Tấn Phát


Đợt 2

Ngày 1 tháng 9 năm 2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký quyết định số 392 KT/CTN trao giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 cho 21 công trình, cụm công trình khoa học công nghệ và 40 cụm tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học-nghệ thuật, bao gồm:

Khoa học xã hội (8 giải)

Đào Duy Anh

Trần Văn Giáp

Hoàng Xuân Hãn

Phạm Huy Thông

Hà Văn Tấn

Nguyễn Văn Huyên

Nguyễn Tài Cẩn

Trần Đức Thảo

Khoa học y – dược (4 giải)

Hoàng Thủy Nguyên

Đặng Văn Chung

Vũ Công Hòe

Phạm Song và nhóm đồng tác giả thuộc Bộ Y tế, Trung tâm khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Bộ Quốc phòng và Bộ Công nghiệp

Khoa học tự nhiên và kĩ thuật (2 giải)

Nguyễn Văn Đạo

Nguyễn Đình Tứ

Khoa học nông nghiệp (7 giải)

Nhóm tác giả: Nguyễn Văn Luật; Bùi Bá Bổng; Bùi Chí Bửu; Nguyễn Văn Loãn; Lê An Ninh; Phạm Văn Ro; Lương Minh Châu; Phạm Sĩ Tân; Dương Văn Chín; Lê Văn Bảnh

Vũ Tuyên Hoàng

Thái Văn Trừng

Nhóm tác giả: Nguyễn Thiện; Trần Thế Thông; Lê Thanh Hải; Võ Trọng Hốt; Lê Bá Lịch; Vũ Kính Trực; Trần Đình Miên; Lưu Kỷ; Nguyễn Khánh Quắc; Phạm Hữu Doanh; Đinh Hồng Luận

READ:  Tại sao đường di chuyển của bão lại theo một quy luật nhất định?

Trần Hồng Uy

Nhóm tác giả: Lê Duy Thước; Cao Liêm; Vũ Cao Thái; Trần Khải; Vũ Ngọc Tuyên; Tôn Thất Chiểu; Đỗ Đình Thuận và các cộng sự

Nhóm tác giả: Trần Mai Thiên; Phạm Mạnh Tưởng; Nguyễn Quốc Ân; Phạm Báu

Văn học (15 giải)

Bùi Đức Ái (Anh Đức)

Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Khải

Nguyễn Bính

Nguyễn Văn Bổng

Lưu Trọng Lư

Nguyễn Quang Sáng (Nguyễn Sáng)

Hoài Thanh

Nguyễn Thi (Nguyễn Ngọc Tấn)

Lê Khâm (Phan Tứ)

Nông Quốc Chấn

Trần Đình Đắc (Chính Hữu)

Hồ Trọng Hiếu (Tú Mỡ)

Hà Nghệ (Hà Xuân Trường)

Nguyễn Đức Từ Chi

Mỹ thuật (10 giải)

Nguyễn Tiến Chung

Huỳnh Văn Gấm

Dương Bích Liên

Hoàng Tích Chù

Nguyễn Văn Tỵ

Nguyễn Hải

Nguyễn Khang

Nguyễn Sỹ Ngọc

Nguyễn Thị Kim

Lê Quốc Lộc

Nhiếp ảnh (1 giải)

Đinh Đăng Định

Sân khấu (3 giải)

Thế Lữ

Lộng Chương

Lưu Quang Vũ

Âm nhạc (9 giải)

Huy Du

Xuân Hồng

Phan Huỳnh Điểu

Nguyễn Văn Tý

Nguyễn Đức Toàn

Hoàng Vân

Nguyễn Văn Thương

Hoàng Hiệp

Trần Hoàn

Múa (2 giải)

Tập thể lớp biên đạo múa Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị cho kịch múa Ngọn lửa Nghệ Tĩnh

Tập thể Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam cho kịch múa Tấm Cám

Trong đợt này các lĩnh vực Điện ảnh, Kiến trúc, Văn nghệ dân gian đều không có giải.


Đợt 3

Ngày 30 tháng 8 năm 2005, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký quyết định số 971/2005/QĐ-CTN trao giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 3 cho 12 công trình, cụm công trình khoa học công nghệ. Trong đợt này không xét giải thưởng về văn học nghệ thuật.

Đến ngày 13 tháng 2 năm 2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mới ký quyết định số 179/2007/QĐ-CTN trao giải đợt 3 cho 5 công trình, cụm công trình văn học nghệ thuật.

Khoa học xã hội (2 giải)

Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo với Cụm công trình về nghệ thuật quân sự Việt Nam

Giáo sư Đào Văn Tập với công trình “Chiến tranh Việt Nam và kinh tế Mỹ”

Khoa học y – dược (1 giải)

Nhóm tác giả: Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Gia Khánh; Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Lê Thế Trung; Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Phạm Mạnh Hùng; Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Kim Sơn; Phó Giáo sư Tôn Thất Bách; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Văn Việt; Tiến sĩ Trần Ngọc Sinh; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Như Thế; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm và các cộng sự với Cụm công trình ghép tạng

Khoa học tự nhiên (6 giải)

Nhóm tác giả: Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Chiển; Kỹ sư Ngô Văn Chính; Tiến sĩ Nguyễn Văn Sử; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quý; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trần Cầu; Tiến sĩ Nguyễn Thơ Các; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tôn Thất Chiểu; Giáo sư Trần Đình Gián; Tiến sĩ Nguyễn Can; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Hạnh; Giáo sư, Tiến sĩ Phan Kế Lộc; Kỹ sư Trần Văn Luận; Giáo sư, Tiến sĩ Võ Quý; Giáo sư, Tiến sĩ Văn Tạo; Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Đặng Ngọc Thanh; Phó Giáo sư Lê Bá Thảo; Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Ngọc Thuỵ; Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Đặng Như Toàn; Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn; Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Cẩn; Tiến sĩ Nguyễn Bá Linh; Kỹ sư Trịnh Anh Cơ; Kỹ sư Trần Việt Anh; Tiến sĩ Trần Ngọc Bảo; Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình; Chuyên viên kỹ thuật Nguyễn Thế Hiệp; Kỹ sư Mai Thị Nguyệt; Kỹ sư Vũ Thị Kim Tâm; Kỹ sư Nguyễn Thị Tư; Tiến sĩ Nguyễn Cẩm Vân; Kỹ sư Hoàng Kim Xuyến và các cộng sự với công trình ATLAS Quốc gia Việt Nam

Nhóm tác giả: Kỹ sư Trần Đức Lương; Kỹ sư Nguyễn Xuân Bao; Tiến sĩ Lê Văn Trảo; Kỹ sư Trần Phú Thành và các cộng sự với Cụm công trình “Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1/500.000” và “Bản đồ khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1/500.000”

Nhóm tác giả: Tiến sĩ Trương Hữu Chí; Tiến sĩ Đỗ Văn Vũ; Kỹ sư Nguyễn Đức Minh; Kỹ sư Nguyễn Danh Tiến; Kỹ sư Phạm Văn Thanh; Kỹ sư Trần Thị Kim Quế; Kỹ sư Nguyễn Quý Bình; Tiến sĩ Trần Anh Quân; Tiến sĩ Hoàng Việt Hồng; Thạc sĩ Nguyễn Chí Cường; Thạc sĩ Nguyễn Hoài Anh với Cụm công trình “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo cụm thiết bị cơ – điện tử trong công nghiệp”

Nhóm tác giả: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Nhã; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Thuận; Kỹ sư Đinh Văn Vinh; Thạc sĩ Đinh Văn Hiến; Kỹ sư Đinh Thị Lan Anh; Kỹ sư Phạm Tuấn Anh, Thạc sĩ Lại Ngọc Anh; Kỹ sư Lê Viết Thắng; Kỹ sư Nguyễn Hoàng Anh với Cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí – tự động hóa trong công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm”

Nhóm tác giả: Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Đặng Hùng Võ; Tiến sĩ Trần Bạch Giang; Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Phạm Hoàng Lân; Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Hoàng Ngọc Hà; Kỹ sư Trần Nhật Tỉnh; Tiến sĩ Đào Chí Cường; Kỹ sư Ngô Văn Thông; Tiến sĩ Lê Minh; Tiến sĩ Vũ Bích Vân với công trình “Xây dựng hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và ứng dụng hệ định vị toàn cầu (GPS) vào đo đạc – bản đồ ở nước ta”

Nhóm tác giả: Kỹ sư Nguyễn Trọng Quyển; Kỹ sư Bùi Danh Chiêu; Kỹ sư Nguyễn Quán Hồng; Kỹ sư Lương Lâm; Kỹ sư Nguyễn Cao Đàm; Tiến sĩ Chu Việt Cường; Tiến sĩ Vũ Quý Khôi; Kỹ sư Nguyễn Bá Thiện; Tiến sĩ Trần Xuân Nam; Kỹ sư Nguyễn Thanh Tâm; Kỹ sư Phạm Hoàng Vân; Kỹ sư Đào Văn Huệ; Kỹ sư Trịnh Minh Thanh; Kỹ sư Phan Lưu Long; Kỹ sư Nguyễn Cát; Kỹ sư Nguyễn Giáo; Tiến sĩ Nguyễn Quang Hưng; Tiến sĩ Nguyễn Hữu Phúc; Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Kiểm với Cụm công trình nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ xây dựng công trình phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, giai đoạn 1956-1975

Khoa học nông nghiệp (3 giải)

Giáo sư, Tiến sĩ Đào Thế Tuấn với công trình “Cơ sở khoa học của sự phát triển nông nghiệp và nông thôn lưu vực sông Hồng”

Nhóm tác giả: Tiến sĩ Lê Văn Khôi; Kỹ sư Nguyễn Đình Cương; Kỹ sư Nguyễn Minh Hải; Kỹ sư Lê Thị Liên; Tiến sĩ Viên Ngọc Nam; Kỹ sư Nguyễn Đình Quý; Cử nhân Lê Văn Sinh; Cử nhân Đoàn Văn Thu; Thạc sĩ Lê Đức Tuấn với công trình “Khôi phục và phát triển bền vững Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ”

Nhóm tác giả: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Quân; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Nội; Tiến sĩ Nguyễn Văn Lãm; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Tạo; Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Nhiên; Bác sĩ thú y Hoàng Bùi Tiến; Tiến sĩ Cù Hữu Phú với công trình “Nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ chế tạo vắc xin vi khuẩn phòng bệnh Đóng dấu, Tụ huyết trùng và Tiêu chảy ở lợn”

READ:  Tại sao một số thực vật có thể phát sáng?

Cũng trong đợt này, Chủ tịch nước đương nhiệm Trần Đức Lương cũng được nhận giải với tư cách là một kỹ sư địa chất, đồng tác giả chương trình.

Đến ngày 13 tháng 2 năm 2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mới ký quyết định số 179/2007/QĐ-CTN trao giải đợt 3 cho 5 công trình, cụm công trình văn học nghệ thuật.

Văn học (1 giải)

Nhà thơ Vương Kiều Ân (nữ sĩ Anh Thơ) với tập thơ Bức Tranh Quê (1941), tập hồi ký Từ Bến Sông Thương (2002) (truy tặng)

Sân khấu (1 giải)

Giáo sư – Tiến sĩ – Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Đình Quang với tác phẩm, cụm công trình Tuyển tập Đình Quang (4 tập)

Điện ảnh (3 giải)

Đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Nhật Minh với phim truyện Thị xã trong tầm tay, Bao giờ cho đến tháng Mười, Hà Nội – Mùa đông 46, Mùa ổi

Đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Hải Ninh với phim truyện Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội, Mối tình đầu, Người chiến sĩ trẻ và phim tài liệu Thành phố lúc rạng đông

Đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Bùi Đình Hạc với các phim truyện Nguyễn Văn Trỗi, Đường về quê mẹ và các phim tài liệu Anh Nguyễn Văn Trỗi sống mãi, Hồ Chí Minh – chân dung một con người, Nước về Bắc Hưng Hải, Nguyễn Ái Quốc đến với Lênin, Đường về Tổ Quốc, v.v.

Trong đợt này các lĩnh vự Kiến trúc, Mỹ thuật, Văn nghệ dân gian, Âm nhạc, Múa, Nhiếp ảnh đều không có giải.

Tính đến đợt 4, Giải thưởng Hồ Chí Minh có bốn trường đặc biệt là 2 cha con cùng được nhận được giải thưởng, đặc biệt có trường hợp gia đình của Thiếu tướng, GS.TSKH Lê Thế Trung có 3 cha con cùng được nhận giải thưởng:

  1. GS Đặng Văn Ngữ (lĩnh vực Y – Dược đợt 1) và Đạo diễn Đặng Nhật Minh (lĩnh vực Điện ảnh đợt 3);
  1. Vũ Ngọc Phan (lĩnh vực Văn học dân gian – đợt 1) và GS.TS Vũ Tuyên Hoàng (Khoa học Nông nghiệp – Đợt 2);
  1. GS Đào Duy Anh (lĩnh vực Khoa học xã hội đợt 2) và GS.TS Đào Thế Tuấn (Lĩnh vực Khoa học nông nghiệp đợt 3).
  1. Thiếu tướng, GS.TSKH.TTND.AHLLVTND Lê Thế Trung, nguyên Giám đốc Học viện Quân y và Thiếu tướng, GS.TS.BSCC.NGƯT Lê Trung Hải, Phó Cục trưởng Cục Quân y (Lĩnh vực Y dược – Đợt 3 – Cụm công trình ghép tạng) và Đại tá, Ths Lê Trung Thắng, Phó Trưởng phòng Khoa học Quân sự, Học viện Quân y (Lĩnh vực Y dược – Đợt 4 – Nghiên cứu mô hình kết hợp quân – dân y phục vụ chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân trong thời kỳ đổi mới).

Nghệ thuật quân sự

Ngày 24.2.2007, Chủ tịch nước đã ban hành Quyết định số 210/2007/QĐ-CTN tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN cho công trình: “Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 – Thắng lợi và bài học” của Bộ Quốc phòng.

Danh sách tác giả của công trình: Đại tướng Đoàn Khuê; Đại tướng Văn Tiến Dũng; Thượng tướng Trần Văn Quang; Đại tá Hoàng Dũng; TS Lê Bằng; Trung tướng Phạm Quang Cận; PGS-TS Nguyễn Quốc Dũng; Trung tướng Trần Quang Khánh; Đại tá Đỗ Thọ Hồng; Đại tá Đỗ Xuân Huy; Đại tá Nguyễn Văn Minh; Ông Đống Ngạc; GS Nguyễn Văn Phùng; TS Lê Đình Sỹ; GS Ngô Vi Thiện; Thượng tá Bùi Văn Miễn.


Đợt 4

Ngày 18 tháng 2 năm 2012, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IV về Khoa học – Công nghệ đã được Bộ Khoa học Công nghệ tổ chức trao tặng cho 12 công trình và cụm công trình tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Đến ngày 19 tháng 5 năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng tổ chức lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IV về Văn học – Nghệ thuật cho 12 cụm công trình văn học – nghệ thuật.

Khoa học – công nghệ (12 giải)

Khoa học xã hội và nhân văn (5 giải)

  1. Trần Quốc Vượng với Cụm công trình: Văn hóa Việt Nam – truyền thống và hiện đại
  2. Hà Minh Đức với Cụm công trình: Sự nghiệp văn học,báo chí Hồ Chí Minh và một số vấn đề lý luận,thực tĩên văn hóa, văn nghệ Việt Nam
  3. Lê Trí Viễn với Cụm công trình: Nghiên cứu, phê bình văn học trung đại Việt Nam và ngữ văn Hàn Nôm

GS.TSKH. Bùi Văn Ba (Phương Lựu) với Cụm công trình: Lý luận phê bình, phương pháp luận nghiên cứu văn học

Nhóm tác giả: GS. Đặng Xuân Kỳ, PGS.TS. Nguyễn Thanh Tuấn, PGS.TS. Trần Minh Trưởng với Công trình: Một số vấn đề lý luận về xây dựng Đảng đối với một đảng cầm quyền lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Khoa học tự nhiên (6 giải)

Đồng tác giả 49 người: Tìm kiếm, phát hiện và khai thác có hiệu quả các thân dầu trong đá móng granitoit trước Đệ Tam bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam.

Đồng tác giả 45 người: Động vật chí Việt Nam và Thực vật chí Việt Nam, Sách Đỏ và Danh lục Đỏ Việt Nam.

PGS. Lê Bá Thảo với Cụm công trình: Thiên nhiên lãnh thổ và các vùng địa lý Việt Nam

  1. Nguyễn Tăng Cường với Công trình: Ứng dụng 5 giải pháp khoa học công nghệ để chế tạo các loại thiết bị nâng hạ tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Quang Ngọc với Cụm công trình: Nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ ngành Điện ảnh phục vụ kháng chiến bảo vệ tổ quốc và phục hồi kinh tế sau chiến tranh

Nhóm tác giả: GS.TS. Trương Đình Dụ, PGS.TS. Trần Đình Hòa, ThS. Trần Văn Thái, ThS. Thái Quốc Hiền, ThS. Trần Minh Thái, TS. Vũ Hồng Sơn, ThS. Nguyễn Thế Nam, ThS. Phan Đình Tuấn với Cụm công trình: Ngăn sông đập trụ đỡ và đập xà lan.

Khoa học y dược (1 giải)

Nhóm tác giả: GS.TS. Nguyễn Văn Thưởng, GS.TS. Lê Bách Quang, GS.TS. Phạm Ngọc Giới, TS. Chu Tiến Cường, TS. Đinh Ngọc Duy, TS. Trần Huy Dụng, BSCKI. Đào Nguyễn Thắng, GS.TS. Đõ Nguyên Phương với Cụm công trình: Nghiên cứu mô hình kết hợp quân dân y phục vụ chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân trong thời kỳ Đổi mới.

Văn học – nghệ thuật (12 giải)

Âm nhạc (2 giải)

Văn Chung

Phạm Tuyên

Sân khấu (3 giải)

Nguyễn Đình Nghi

Dương Ngọc Đức

Sỹ Tiến

Văn học (7 giải)

Phạm Tiến Duật

Hoàng Tích Chỉ

Ma Văn Kháng

Hữu Thỉnh

Hồ Phương

Đỗ Chu

Lê Văn Thảo