Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

– Đây chỉ là đề nêu phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân không dựa vào bất kì 1 tác phẩm nào. Nên nếu muốn có nét riêng chi tiết thì sẽ được học khi phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà.

Tham khảo: Soạn bài Người lái đò sông đà

NÉT CHUNG

– Nguyễn Tuân là cái định nghĩa về người nghệ sĩ 1 cách trọn vẹn. Sự độc đáo đó được thể hiện ở: sự tài hoa và ngông.

+ Tài hoa là cách Nguyễn Tuân thể hiện tài năng, nghệ thuật hơn người trong cách nhìn nhận và phản ánh của mình.
+ Ngông là hình thức, lối biểu hiện, cách biểu hiện khác đời khác người.

Từ đề tài nhân vật đến cách thể hiện, Nguyễn Tuân đều mang đến một sự bất ngờ cho người đọc, thể hiện sự sáng tạo không giống ai.

Từ Người tử tù tài hoa đến 1 người lái đò bình thường bỗng trở thành người nghệ sĩ.

– Nguyễn Tuân là một nhà văn duy mĩ bởi ông quan niệm cuộc đời là một hành trình, hành trình đi tìm cái đẹp và khẳng định cái đẹp.

+Các nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Tuân đều hiện lên trong phương diện của cái đẹp.

VD: Người tử tù không nhìn nhận ở phương diện tội ác mà nhìn nhận của sự tài hoa.

Người lái đò không chỉ nhìn nhận ở phương diện nghề nghiệp mà được nhìn nhận trên phương diện của 1 chiến sĩ trên mặt trận sông Đà, người nghệ sĩ trên sông Đà.

READ:  Phân tích hình tượng cây Xà nu trong Rừng Xà Nu

+ Ông nâng tất cả lên mức nghệ thuật, ăn thể hiện sự văn hóa: CN nghệ thuật và hành trình tìm tòi cái đẹp được nâng lên thành chủ nghĩa xê dịch.

– Nguyễn Tuân là người am hiểu nhiều ngành nghệ thuật nên các tác phẩm của Nguyễn Tuân được xem xét nhìn nhận và đánh giá ở nhiều phương diện khác nhau, nhiều chiều hướng khác nhau tạo nên sự sinh động trong trang văn của ông.

VD: Trong ” Chữ người tử tù”

+ Ở phương diện XH: Huấn Cao (HC) là kẻ tử tù đang đợi ngày ra pháp trường chịu án chém

+ Ở phương  diện NGUYỄN TUÂN: HC là người nghệ sĩ sáng tao ra cái đẹp

+ Ở phương diện võ thuật: HC là vi tướng tài, có tài bẻ khóa vượt ngục..

Sự đa dạng và phong phú chính là đặc điểm trong phong cách nghệ thuật bởi với ông sự đơn giản và đơn điệu chính là cái chết của nghệ thuật.

– Nguyễn Tuân có 1 kho từ vựng hết sức phong phú và khả năng sáng tạo từ mới. Văn Nguyễn Tuân là 1 sự co duỗi nhịp nhàng. Với ông, viết văn mà hạn hẹp và thiếu thốn từ ngữ sẽ tạo ra loại văn “thấp khớp”, hời hợt, nông cạn.

READ:  Để khẳng định độc lập chủ quyền của Việt Nam, phần cuối của bản tuyên ngôn đưa ra những tuyên bố gì ? Ý nghĩa?

NÉT RIÊNG

Trước Cách Mạng:

– Đề tài:

+ mang tâm sự của 1 người sinh bất phùng thời

+ thể hiện sự phủ nhận với xã hội h.tại, qay về với vẻ đẹp xưa của 1 thời chỉ còn vang bóng.

+ hoài cổ, hoài niệm về những điều đã qa đã mất đã phôi pha.

– Nhân vật: là những nhân vật đặc tuyển, HIẾM VÀ QUÝ: những nhà nho, tài tử.. Họ là nên cặp nhân vật có tính cách đối sánh…1 nét đặc biệt trong văn Nguyễn Tuân.

– Giọng điệu: bất bình trước xã hội, mang tính chất khinh bạc.

Sau Cách Mạng:

– Đề tài:

+ cuộc sống chiến đấu và lao động của nhân dân.

+ hiện thực của đất nước.

trong những năm tháng chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng chủ nghĩa xã hội…

– Nhân vật: những con người đời thường, người lao động như a lái đò, chị dân quân… Những con người KHÔNG HIẾM NHƯNG QUÝ.. họ đang cống hiến 1 phần sức lực của mình cho đất nước.

– Giọng điệu: ấm áp, thân tình và ân tình..