Soạn bài Thánh Gióng

SOẠN BÀI THÁNH GIÓNG

I. Mục tiêu cần đạt

  • Nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng.
  • Giáo dục về lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
  • Giáo dục tinh thần thần ngưỡng mộ, kính yêu những anh hùng có công với đất nước.
  • Luyện kỹ năng đọc, kể tóm tắt, phân tích và cảm nhận các nhân vật sự việc trong truyện.
  • Giới thiệu bài: Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, cơ bản xuyên suốt lịch sử Văn học Việt Nam nói chung và văn học dân tộc nói riêng. Thánh Gióng là một truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu và độc về chủ đề này .

II. Tìm hiểu văn bản

1. Tóm tắt

Ngày xưa, ở làng Gióng có hai vợ chồng nọ, nhà nghèo, hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm, bà mẹ ra đồng như mọi hôm, bà thấy một vết chân to bèn đặt chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà bà thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai, hai ông bà đặt tên là Gióng, Gióng lên ba vẫn không biết nói, không biết cười.

Lúc bấy giờ có giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta, thế giặc mạnh nhà vua lo sợ bèn sai sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước. Một hôm, chú bé đang nằm trong nhà, nghe thấy tiếng rao của sứ giả chú bé bỗng nhiên bật nói: “ Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con”. Sứ giả vào chú bé bảo “ Ông về bẩm báo với nhà vua rằng đúc cho ta một con ngựa sắt, một cái áo giáp sắt và một cây roi sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.” Sứ giả vừa mừng rỡ, vừa kinh ngạc, chạy vội về bẩm báo với nhà vua. Nhà vua mừng rỡ sai người ngày đêm làm gấp những thứ mà chú bé yêu cầu. Từ ngày ấy, chú bé lớn nhanh như thổi cơm ăn mấy cũng không no. Ba mẹ Gióng nghèo không đủ tiền mua gạo nuôi Gióng, đành nhờ bà con giúp đỡ, mọi người ai cũng muốn Gióng ăn nhanh chống lớn để đi đánh giặc nên rất sẵn lòng góp gạo nuôi Gióng. Giặc ngoại xâm đã kéo đến, vừa lúc đó sứ giả đem tới những thứ Gióng yêu cầu. Bỗng Gióng vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc. Gióng đánh đến đâu giặc tan đến đó, bỗng roi sắt gãy, Gióng nhổ cụm tre bên đường để giết giặc. Sau khi đã dẹp tan giặc Ân Gióng phi ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn cởi áo giáp sắt bỏ lại, phi ngựa về Trời. Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ở ngay quê nhà.

READ:  Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh

Vì ngày xưa ngựa sắt đã phun lửa thiêu cháy cả một làng. Nên từ đó còn có tên là làng Cháy hay làng Phù Đổng. Câu chuyện ca ngợi vị anh hùng làng Gióng chống giặc ngoại xâm.

2. Sự ra đời kỳ lạ và tuổi thơ khác thường của Gióng.

a) Sự ra đời kỳ lạ:

  • Bà mẹ ướm chân vào vết chân to về nhà thụ thai.
  • Mười hai tháng mới sinh con.
  • Lên ba mà không nói, không cười, đặt đâu nằm đấy.

b) Tuổi thơ khác thường của Gióng:

  • Lên ba mà không nói, không cười nhưng khi nghe tiếng sứ giả bỗng dưng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc.
  • Lớn nhanh như thổi – cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
  • Cái vươn vai kỳ diệu của Gióng chứng tỏ sức sống mãnh liệt và kỳ diệu của dân tộc ta- Sức mạnh của tinh thần đoàn kết, yêu thương đùm bọc của nhân dân đối với người anh hùng.
READ:  Soạn bài Treo biển

3. Thánh Gióng ra trận đánh giặc:

  • Thánh Gióng chiến thắng vì Thánh Gióng là người anh hùng được sinh ra từ nhân dân, lớn lên nhờ nhân dân, mang sức mạnh ý chí của nhân dân.

4. Ý nghĩa hình tượng của Thánh Gióng:

  • Giặc tan Gióng bay về trời -> người anh hùng làm việc nghĩa vô tư không ham vinh hoa phú quí -> tăng thêm giá trị cao quí của người anh hùng, là biểu tượng tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh cộng đồng ở buổi đầu dựng nước.