Hướng dẫn soạn Văn lớp 10 (Ngữ Văn lớp 10)

Vừa lên lớp 10, nhiều bạn học sinh ngỡ ngàng với môn Ngữ Văn vì nó quá khó. Từ những văn bản trong sách giáo khoa, đến phần bài tập thực hành của phần luyện từ và câu. Dường như tất cả đều thật mới mẻ với khiến nhiều bạn cảm thấy khó có thể thích nghi được.

Dưới đây là những bài hướng dẫn soạn văn lớp 10 (Ngữ Văn lớp 10). Các bài viết được sưu tầm và trình bày cẩn thận mạch lạc. Mong phần nào giúp các em hoàn thành tốt môn học Ngữ Văn lớp 10.

NGỮ VĂN LỚP 10 TẬP 1

  1. Tổng quan văn học Việt Nam
  2. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
  3. Khái quát văn học dân gian Việt Nam
  4. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
  5. Văn bản
  6. Chiến thắng Mtao Mxây
  7. Văn bản (tiếp theo)
  8. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ
  9. Lập dàn ý bài văn tự sự
  10. Uy-lít-xơ trở về
  11. Ra-ma buộc tội
  12. Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
  13. Tấm Cám
  14. Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
  15. Tam đại con gà
  16. Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
  17. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
  18. Ca dao hài hước
  19. Lời tiễn dặn
  20. Luyện tập viết đoạn văn tự sự
  21. Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
  22. Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
  23. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
  24. Tỏ lòng
  25. Cảnh ngày hè
  26. Tóm tắt văn bản tự sự
  27. Nhàn
  28. Đọc”Tiểu Thanh kí”
  29. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)
  30. Vận nước
  31. Có bệnh bảo mọi người
  32. Hứng trở về
  33. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
  34. Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán sụ
  35. Cảm xúc mùa thu
  36. Trình bày một vấn đề
  37. Lập kế hoạch cá nhân
  38. Thơ hai-cư của Ba-sô
  39. Lầu Hoàng Hạc
  40. Nỗi oan của người phòng khuê
  41. Khe chim kêu
  42. Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
  43. Lập dàn ý bài văn thuyết minh

NGỮ VĂN LỚP 10 TẬP 2

  1. Phú sông Bạch Đằng
  2. Nhà nho vui cảnh nghèo
  3. Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
  4. Thư dụ Vương Thông lần nữa
  5. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
  6. Văn thuyết minh (Bài viết số 5)
  7. Đại cáo bình Ngô
  8. Nguyễn Trãi
  9. Hiền tài là nguyên khí quốc gia
  10. Phẩm bình nhân vật lịch sử
  11. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (tiếp theo)
  12. Tựa “Trích diễm thi tập”
  13. Thái phó Tô Hiến Thành
  14. Luyện tập vận dụng các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh
  15. Thái sư TrầnThủ Độ
  16. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
  17. Luyện tập đọc – hiểu văn bản văn học
  18. Văn thuyết minh (Trả bài viết số 5)
  19. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
  20. Luyện tập về liên kết trong văn bản
  21. Tóm tắt văn bản thuyết minh
  22. Bài viết số 6
  23. Hồi trống Cổ Thành
  24. Luyện tập về liên kết trong văn bản (tiếp theo)
  25. Luận điểm trong bài văn nghị luận
  26. Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
  27. Dế chọi
  28. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
  29. Đề văn nghị luận
  30. Nỗi sầu oán của người cung nữ
  31. Kiểm tra văn học
  32. Truyện Kiều của Nguyễn Du
  33. Luyện tập về từ Hán Việt
  34. Văn nghị luận (Bài viết số 7)
  35. Trao duyên
  36. Nỗi thương mình
  37. Thề nguyền
  38. Thực hành thao tác chứng minh, giải thích, quy nạp, diễn dịch
  39. Chí khí anh hùng
  40. Tác giả Nguyễn Du
  41. Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa
  42. Thực hành viết các đoạn văn chứng minh, giải thích, quy nạp, diễn dịch
  43. Đọc – hiểu văn bản văn học trung đại Vệt Nam
  44. Khái quát lịch sử tiếng Việt
  45. Luyện tập trình bày một vấn đề
  46. Khái quát lịch sử tiếng Việt (tiếp theo)
  47. Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
  48. Tổng kết lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại
  49. Văn bản quảng cáo
  50. Ôn tập về Làm văn
  51. Ôn tập tiếng Việt
  52. Tổng kết phương pháp đọc – hiểu văn bản văn học

 

Kiến thức Ngữ Văn lớp 10

Cấu trúc của chương trình môn Ngữ văn lớp 10 trình bày theo từng phần, từng bài, và mỗi bài được gọi tên cụ thể là Văn học, Tiếng Việt và Làm văn.

Về phần Văn học: Phần Văn học trong Ngữ văn lớp 10 giới thiệu và trình bày những kiến thức cơ bản sau đây: Các bộ phận chủ yếu của văn học Việt Nam; Những thời kì phát triển của văn học Việt Nam; Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam trong cả quá trình phát triển và trong từng giai đoạn; Những tác gia, tác phẩm tiêu biểu; Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam với văn học khu vực và thế giới; Thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học nước ngoài; Những khái niệm cơ bản về văn bản học. Khi học phần Văn học thì học sinh phải đạt được: năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ như ngôn ngữ, hình tượng văn học, sự kiện, tác gia, tác phẩm.

Về phần Tiếng Việt: Phần Tiếng Việt trong Ngữ văn 10 giới thiệu và trình bày hệ thống kiến thức cơ bản về Tiếng Việt như: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm khái niệm, những nhân tố giao tiếp tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, quá trình tiến hành; Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; Văn bản; Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt; Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; Khái quát lịch sử Tiếng Việt bao gồm nguồn gốc của Tiếng việt, quan hệ họ hàng của tiếng Việt, lích sử phát triển của Tiếng Việt.

Về phần Làm văn: Bao gồm những tri thức và kĩ năng viết các kiểu văn bản đã học ở THCS và nâng cao ở lớp 10 chẳng hạn như: Văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận. Với các vấn đề được đưa ra như sau: đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận và các yêu cầu kết hợp chúng trong thực tế viết văn bản; Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự; Cách lập dàn ý và viết đoạn văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm; Các phương pháp thuyết minh thường được sử dụng trong một bài văn thuyết minh; Cách viết một bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn; Cách lập ý và viết một đoạn văn thuyết minh; Cấu tạo của một lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận; Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự và văn bản thuyết minh; Đặc điểm viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo; Cách thức trình bày một vấn đề.

Ba phần này có liên quan chặt chẽ với nhau, có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời, chúng hỗ trợ cho nhau và soi sáng cho nhau. Bởi vậy, không nên chú trọng vào việc học các tác phẩm văn học mà bỏ bê các kiến thức thuộc phần Tiếng việt và phần Làm văn.

Các bạn nên nhớ: một bài làm về phân tích, hay bình giảng các tác phẩm văn học hay và chất lượng thì được bổ sung bởi sự tỏa sáng của những kiến thức của phần Tiếng việt để chỉ ra sự đặc sắc về mặt nghệ thuật, hoặc là kim chỉ nam giúp cho đi đúng hướng khi biết vận dụng kiến thức có trong phần Làm văn. Và để có thể học tốt phần Tiếng việt và làm văn thì nhất thiết các bạn phải sử dụng những kiến thức có trong phần Văn học để minh họa và làm dẫn chứng. Vây nên các bạn hãy học đồng đều cả 3 phân phần trong môn Ngữ văn lớp 10!