Hướng dẫn học sinh cách làm mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận lớp 12

Trong quá trình dạy và chấm trả bài kiểm tra cho khối 11 bản thân tôi thấy còn một số em vẫn chưa biết cách làm mở bài, kết bài trong một bài văn nghị luận. Vì thế trong những tiết trả bài kiểm tra một tiết tôi đã tận tình chỉ dẫn cho các em để áp dụng làm bài ở các bài kiểm tra sau, có kiến thức căn bản khi lên lớp 12, chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp trung học. Tôi vừa hướng dẫn lý thuyết vừa thực hành.

Về cách mở bài

  • Mở bài là giới thiệu vấn đề sẽ được bàn luận trong bài văn, đồng thời khêu gợi, lôi cuốn sự chú ý của người đọc đối với vấn đề đó.
  • Nguyên tắc mở bài cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài. Nếu đề bài yêu cầu cần phân tích, chứng minh hay bình luận một ý kiến thì phần mở bài phải dẫn lại nguyên văn ý kiến ấy. Phần mở bài chỉ được phép nêu những ý khái quát. Học sinh không được lấn sang phần thân bài, phân tích hay nhận xét về vấn đề nghị luận.
  • Có nhiều cách mở bài : trực tiếp, gián tiếp. Trong cách mở bài gián tiếp có 4 kiểu : diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập. Nhưng tôi thường hướng dẫn học sinh cách mở bài gián tiếp theo kiểu diễn dịch. Mở bài theo kiểu diễn dịch tức là nêu lên những ý khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt vào vấn đề ấy.
  • Tôi cho đề cụ thể và hướng dẫn học sinh áp dụng vào làm.
READ:  99 Tình huống sư phạm thường gặp và cách xử lý trong nhà Trường

Đề 1: Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm chữ người tử tù – Nguyễn Tuân.

Nguyễn Tuân là một nhà văn có cá tính độc đáo, tài hoa, uyên bác đã xây dựng được những hình tượng đẹp về con người tài hoa, có nhân cách cao thượng. Một trong các nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc là Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù.

Đề 2: Phân tích bài Mộ (Chiều tối) trong tập Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh.

– Bác Hồ lãnh tụ thiên tài của dân tộc đồng thời cũng là nhà văn hóa lớn. Trong sự nghiệp văn học của Người ta nhớ mãi tập thơ Nhật ký trong tù và Mộ (Chiều tối) là một trong những bài đặc sắc trong tập thơ  được sáng tác vào cuối thu năm 1942 trên đường đi đày từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo:

         Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

         Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

         Cô em xóm núi xay ngô tối

         Xay hết, lò than đã rực hồng.

Về cách kết bài

Kết bài là kết thúc vấn đề đã đặt ra ở phần mở bài và đã giải quyết ở phần thân bài. Nguyên tắc kết bài phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bài ở phần thân bài, phần kết bài chỉ nêu những ý kiến khái quát thiên về tổng kết đánh giá vấn đề.

READ:  Soạn bài Rèn luyện kĩ năng Mở bài, kết bài trong văn nghị luận

Có nhiều cách kết bài khác nhau như: tóm lược, phát triển, vận dụng liên tưởng… Tôi thường hướng dẫn bạn học sinh kết bài theo kiểu tóm lược.

Đề 1: Tóm lại Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa, có khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt, có vẽ đẹp trong sáng thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh tài. Qua hình tượng Huấn Cao Nguyễn Tuân muốn khẳng định cái đẹp là bất diệt, cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời, thể hiện sự trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc.

Đề 2: Bài chiều tối cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại.

Qua quá trình hướng dẫn các học sinh đã thực hành ở các bài kiểm tra học kì II thì thấy đa số các em đều biết vận dụng