Đọc mỗi tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn trăn trở của tác giả về số phận con người
Huớng dẫn
I. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận những người nông dân qua truyện ngắn Lão Hạc:
Những lo lắng, trăn trở của Nam Cao thể hiện qua nhân vật Lão Hạc: Lão là người sống lương thiện trụng thực, có nhân cách đáng quý nhưng cuộc đời lại nghèo khổ bất hạnh . Sống thì mỏi mòn cơ cực , chết thì đau đớn thê thảm .
Đây là những băn khoăn trăn trở của Nam Cao được thể hiện qua những triết lý chua chát của lão Hạc về kiếp người “khiếp……chẳng hạn” và qua những triết lý của ông giáo: “Cuộc dời cứ ……………..buồn theo một nghĩa khác” .
Ôi cuộc đời này hình như không còn chỗ đứng cho những con người trung thực, lương thiện như lão Hạc. Đó là điều khiến Nam Cao vô cùng day dứt.
Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về những tấn bi kịch không có lối thoát của tầng lớp thanh niên nông thôn lúc bấy giờ, điển hình là anh con trai lão Hạc.
Cuộc sống cùng quẫn, nghèo đói khiến anh không có nổi hạnh phúc bình gị như mình mong muốn …bỏ đi đồn điền cao su với suy nghĩ viển vông : “Có bạc trăm mới về”.
II. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận người trí thức trong xã hội đương thời
Ông giáo là người có nhiều chữ nghĩa, giàu ước mơ khát vọng cao đẹp có nhân cách đáng quý song lại sống trong cảnh nghèo dói. Từ Sài Gòn trở về quê hương, cả gia tài của ông chỉ có một va ly đựng toàn sách cũ …ông đã bán dần những quyển sách mà ông vẫn nân niu quý trọng .
Đây là nỗi đu khổ đối với ngươi trí thức bởi sách là một phần của đời ông . Vậy mà giờ đây vấn đề miếng cơm manh áo đã dập tắt những ước vọng trong sáng đẩy ông vào thảm cảnh “Sống mòn ” không có lối thoát.
Qua tấn bi kịch của ông giáo Nam Cao không khỏi day dứt về số phận người tri thức trog xã hội đương thời. Họ mang trong mình ước mơ hoài bão cao đẹp và kháy vọng nghề nghiệp .
Tóm lại thông qua số phận người nông dân, người trí thức, Nam Cao muốn cất lên tiếng kiêu cứu ……