Ẩn dụ là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt mà người dùng muốn.
Ẩn dụ có 4 hình thức khác nhau là: Ẩn dụ phẩm chất, Ẩn dụ hình thức, Ẩn dụ cách thức và Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Ẩn dụ phẩm chất (hay ẩn dụ định danh)
Ẩn dụ phẩm chất là thay thế phẩm chất của sự vật hiện tượng này với phẩm chất tương đồng của sự vật hiện tượng khác.
Ví dụ: như khi nói về người cha đã già, thay vì nói tuổi chúng ta có thể nói: Người cha mái tóc bạc, người cha lưng còng hay bố đầu đã hai thứ tóc…
Ẩn dụ hình thức (hay ẩn dụ nhận thức)
Ẩn dụ hình thức có thể được thể hiện qua việc “dấu” đi một phần ý nghĩa mà không phải ai cũng biết.
Ví như hai câu thơ: Về thăm nhà Bác làng sen/Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (trong ví dụ này, còn có cả Ẩn dụ cách thức “thắp”: nở hoa).
Ẩn dụ cách thức (hay ẩn dụ hình tượng)
Có nhiều cách thức để thể hiện một vấn đề. Ẩn dụ cách thức sẽ giúp chúng ta đưa được hàm ý của mình vào trong câu nói.
Ví dụ: Bác hồ có câu: Vì lợi ích mười năm trồng cây/Vì lợi ích trăm năm trồng người…
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ví dụ như: Một tiếng chim kêu sáng cả rừng hay Nói ngọt lọt đến xương đều là những câu được sử dụng biện pháp tu từ Ẩn dụ về cảm giác.
Ẩn dụ còn có thể đi cùng với nhân hoá và một số biện pháp tu từ từ vựng như: So sánh, Điệp ngữ, Chơi chữ, Nói quá, Nói giảm – Nói tránh… chúng ta hãy chọn nét tương đồng để tạo Ẩn dụ tăng hiệu quả biểu đạt trong văn miêu tả, thuyết minh, nghị luận, sáng tác thơ ca…
Ví dụ: “Hoa” mang ý nghĩa ẩn dụ, chỉ người phụ nữ có nhan sắc, trong câu: “Giá đành trong nguyệt trên mây, Hoa sao hoa khéo đoạ đầy bấy hoa” (Truyện Kiều).